-
Dệt may Thành Công đã hoàn thành 90% kế hoạch đơn hàng năm 2024 -
Năm Bảy Bảy nâng vốn đầu tư dự án NBB Garden III thêm 1.772 tỷ đồng -
Cổ phiếu RDP của Rạng Đông Holdings bị đình chỉ giao dịch -
May Sông Hồng sắp tạm ứng cổ tức 35% bằng tiền -
SAM Holdings bất ngờ thay Chủ tịch Hội đồng quản trị và Tổng giám đốc -
Phục Hưng Holdings tăng vay nợ để thực hiện các dự án trúng thầu
Việc thanh lý các công ty con thuộc ngành điện được coi là giải pháp hợp lý cho Hoàng Anh Gia Lai nhằm giảm bớt sự dàn trải và tập trung vào ngành nghề chủ lực. |
Thanh lý mảng điện
Mới đây, Hoàng Anh Gia Lai vừa quyết định giải thể Công ty cổ phần Thuỷ điện Hoàng Anh Sài Gòn (một trong 2 công thủy điện thuộc sở hữu của Hoàng Anh Gia Lai). Được thành lập vào đầu năm 2018, ngoài lĩnh vực chính là sản xuất điện, công ty này còn đăng ký hoạt động trong nhiều mảng kinh doanh khác nhau như sản xuất hóa chất, buôn bán thiết bị phụ tùng, khai thác cát, đá, sỏi…
Công ty con là Công ty cổ phần Thủy điện Hoàng Anh Gia Lai cũng đã được Hoàng Anh Gia Lai quyết “dứt duyên” thông qua việc chuyển nhượng toàn bộ cổ phần thuộc sở hữu của mình tại đây. Theo nội dung công bố thông tin của ông Võ Trường Sơn, Tổng giám đốc Hoàng Anh Gia Lai, thì số cổ phần chuyển nhượng là 248,5 triệu cổ phần, chiếm 99,4% vốn điều lệ tại Thủy điện Hoàng Anh Gia Lai.
Theo đó, giá trị cổ phần mà Hoàng Anh Gia Lai chuyển nhượng tại công ty thủy điện này tính theo mệnh giá lên tới 2.485 tỷ đồng. Thủy điện Hoàng Anh Gia Lai chính là công ty đã từng nhận chuyển nhượng một công ty con khác là Công ty TNHH V&H Corporation (Lào, hoạt động trong lĩnh vực xây dựng và kinh doanh) từ Hoàng Anh Gia Lai vào quý III/2019. Phần vốn chuyển nhượng chiếm 80% vốn điều lệ của Công ty TNHH V&H Corporation.
Trong chuỗi hoạt động chấm dứt hoàn toàn duyên phận với ngành điện, Hoàng Anh Gia Lai cũng đã làm thủ tục thanh lý cho 2 công ty con khác hoạt động ở nước ngoài là Công ty TNHH Điện Hoàng Anh Attapeu (Viêng Chăn, Lào) và Công ty TNHH Điện Nậm Kông 3 (Attapeu, Lào).
Gian nan còn nhiều
Việc thanh lý các công ty con thuộc ngành điện được coi là giải pháp hợp lý cho Hoàng Anh Gia Lai nhằm giảm bớt sự dàn trải và tập trung vào ngành nghề chủ lực. Theo đó, Công ty có thể giải quyết được áp lực về tài chính trong ngắn hạn, tạm thời có nguồn năng lượng để tự vực dậy.
Ngày chốt sổ năm 2019, một công ty con đang được Hoàng Anh Gia Lai dồn sức đầu tư là Công ty cổ phần Nông nghiệp quốc tế Hoàng Anh Gia Lai (HAGL Agrico, mã HNG) đã hoàn thành việc mua lại trái phiếu trước hạn từ Ngân hàng TMCP Quốc dân (NCB). Trước đó, HAGL Agrico đã mua lại trước hạn trái phiếu (đảm bảo bằng tài sản) với tổng giá trị hơn 2.100 tỷ đồng tại Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank), nhằm tái cơ cấu nợ. Bản thân Hoàng Anh Gia Lai cũng mua lại trước hạn 594 tỷ đồng trái phiếu từ VPBank vào giữa năm 2019.
Những động thái trên tuy phần nào cho thấy, Hoàng Anh Gia Lai đã dần cởi được những rắc rối trong bài toán hóc búa về tài chính, nhưng không vì thế mà khỏa lấp được hết nỗi gian nan còn nặng gánh, nhất là ngay sau cú sốc thua lỗ hơn 1.600 tỷ đồng năm 2019. Các con số về dòng tiền của Hoàng Anh Gia Lai vẫn cho thấy những gánh nặng “đá tảng”, khi dòng tiền thuần từ hoạt động kinh doanh năm 2019 của doanh nghiệp này bị âm tới gần 3.192 tỷ đồng, sau khi đã âm gần 2.918 tỷ đồng trong năm 2018.
Dòng tiền có được từ việc chuyển nhượng vốn góp tại các công ty con đã gỡ khó phần nào cho bài toán cân đối dòng tiền của Hoàng Anh Gia Lai. Theo báo cáo lưu chuyển tiền tệ năm 2019, dòng tiền thu hồi từ đầu tư góp vốn vào đơn vị khác lên đến 12.459 tỷ đồng và nhờ đó dòng tiền thuần từ hoạt động đầu tư vẫn dương hơn 6.819 tỷ đồng.
Tuy nhiên, mối lo lâu dài đối với Hoàng Anh Gia Lai là giải pháp bán bớt công ty con không thể là lời giải lâu dài về tài chính, nếu Công ty không sớm có giải pháp tài chính bền vững để tạo được dòng tiền ổn định đến từ hoạt động kinh doanh. Vì vậy, năm 2020 là thời điểm rất quan trọng và cũng là phép thử trong cuộc vượt dốc gian nan của đại gia này.
HAGL Agrico chi 240 tỷ đồng trả nợ trái phiếu trước hạn cho NCB
Trái phiếu từ NCB được HAGL Agrico mua lại phát hành ngày 17/11/2015 và đáo hạn ngày 17/12/2021, không chuyển đổi, không kèm chứng quyền, được bảo đảm bằng cổ phiếu Hoàng Anh Gia Lai và được bảo lãnh thanh toán. Tổng mệnh giá của đợt phát hành là 1.700 tỷ đồng, giá trị trái phiếu mà HAGL Agrico mua lại trước hạn thời điểm đó là 240 tỷ đồng, với giá mua lại bằng mệnh giá. Ngày hoàn tất giao dịch là ngày 31/12/2019.
-
Năm Bảy Bảy nâng vốn đầu tư dự án NBB Garden III thêm 1.772 tỷ đồng -
Vĩnh Hoàn sắp chi 450 tỷ đồng tạm ứng cổ tức cho cổ đông -
Khải Hoàn Land chi 60 tỷ đồng mua lại trước hạn lô trái phiếu 300 tỷ đồng -
Cổ phiếu RDP của Rạng Đông Holdings bị đình chỉ giao dịch -
Chủ tịch Đặng Thành Tâm quyết tâm chuyển nhượng 86,55 triệu cổ phiếu Kinh Bắc -
Quản lý Quỹ Leadvisors bỏ ra thêm 157,38 tỷ đồng để mua cổ phiếu Hải An -
Kinh Bắc hé lộ danh sách 10 nhà đầu tư mua 250 triệu cổ phiếu riêng lẻ
-
1 Vietjet xin đầu tư xây dựng hangar bảo dưỡng tàu bay tại Sân bay Đà Nẵng -
2 Tín dụng tăng nhanh hơn huy động, ngân hàng tăng lãi suất tiền gửi -
3 Tình hình thị trường chứng khoán Việt Nam không đáng lo ngại -
4 Hút mỗi điếu xì gà sẽ phải trả thêm 50.000 - 100.000 đồng thuế tiêu thụ đặc biệt -
5 Tin vắn Đầu tư Online ngày 23/11
- Sandoz triển khai chương trình cộng đồng phòng chống đề kháng kháng sinh tại Việt Nam
- Thu thập sinh trắc học trên Agribank Plus - Cơ hội rinh iPhone 16 và nhiều quà hấp dẫn
- Ký kết hợp tác chiến lược Vietnam Land và CaraWorld: Khai mở những cơ hội mới
- SeABank ưu đãi lãi suất 0% cho khách hàng vay mua căn hộ tại dự án Newtown Diamond
- Giải Golf ngành Nhôm - Kính - Cửa toàn quốc 2024: Hứa hẹn nhiều bất ngờ và trải nghiệm thú vị
- NAB Vietnam nhận giải thưởng “Doanh nghiệp xuất sắc châu Á” tại APEA 2024