
-
Tận hưởng hệ sinh thái đặc quyền dành cho khách hàng ưu tiên PVcomBank
-
TPBank duyệt vay mua nhà dự án chỉ trong 1 phút
-
BAOVIET Bank đạt kết quả 6 tháng khả quan nhờ hệ sinh thái dịch vụ toàn diện
-
VIB ra mắt Super Pay và Super Cash - Hai mảnh ghép trong siêu hệ sinh thái tài chính cá nhân hóa
-
SHB được chấp thuận tăng vốn điều lệ lên 45.942 tỷ đồng -
Khẩn trương phối hợp tạm ứng bồi thường khách hàng gặp nạn trên tàu Vịnh Xanh 58
Ông Nguyễn Đức Lệnh, Phó giám đốc Ngân hàng Nhà nước - Chi nhánh Khu vực 2 cho biết, tính đến cuối tháng 5/2025, dư nợ tín dụng trên địa bàn TP.HCM ước đạt khoảng 4,085 triệu tỷ đồng, tăng 3,6% so với cuối năm 2024 và tăng 13,2% so với cùng kỳ năm trước.
Theo ông Lệnh, vốn tín dụng tại TP.HCM tiếp tục tập trung cho các nhóm ngành, lĩnh vực là động lực tăng trưởng. Trong đó, các ngân hàng thương mại phối hợp chặt chẽ với Trung tâm Xúc tiến thương mại và đầu tư TP.HCM (ITPC), hiệp hội doanh nghiệp để hỗ trợ kịp thời lĩnh vực xuất khẩu - một trong ba trụ cột tăng trưởng của nền kinh tế trong bối cảnh kinh tế toàn cầu nhiều biến động trước các chính sách thuế quan của Mỹ. Các hoạt động kết nối ngân hàng - doanh nghiệp, đối thoại chính sách và tháo gỡ vướng mắc tiếp tục được duy trì hiệu quả, tạo điều kiện để các doanh nghiệp tiếp cận vốn ưu đãi để phát triển sản xuất, kinh doanh.
Ông Lệnh nhận định, lãi suất thấp là động lực giúp tăng trưởng tín dụng của các ngân hàng, đồng thời tạo động lực cho doanh nghiệp đầu tư mới, tạo hiệu ứng lan tỏa ra nền kinh tế. Trong 5 tháng đầu năm, việc mặt bằng lãi suất tiếp tục duy trì ở mức thấp là yếu tố then chốt hỗ trợ doanh nghiệp, hộ kinh doanh và hợp tác xã trên địa bàn giảm chi phí vốn vay, từ đó mở rộng sản xuất, kinh doanh.
Cụ thể, các chương trình tín dụng ngắn hạn bằng VND cho 5 nhóm ngành ưu tiên với lãi suất cho vay không quá 4%/năm đã giúp hàng loạt doanh nghiệp nhỏ và vừa, doanh nghiệp xuất khẩu, doanh nghiệp công nghệ cao… tiếp cận được nguồn vốn ưu đãi. Bên cạnh đó, những chương trình tín dụng chính sách, cho vay nhà ở xã hội, giải ngân gói tín dụng lâm, sản thủy sản, các gói tín dụng nhà ở cho người dưới 35 tuổi… tạo điều kiện cho sản xuất, kinh doanh phát triển, bất động sản hồi phục.
Năm nay, Ngân hàng Nhà nước đặt mục tiêu tăng trưởng tín dụng khoảng 16% và để tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức tín dụng cung ứng vốn, cơ quan này đã thông báo công khai, minh bạch về nguyên tắc giao tăng trưởng tín dụng cho các ngân hàng.
Thực tế, cho vay khách hàng của phần lớn ngân hàng trong số 27 ngân hàng đã công bố báo cáo tài chính đều ghi nhận tăng trưởng trong quý I/2025. Tổng dư cho vay khách hàng của các ngân hàng này tăng 4% so với cuối năm trước. Xét về số dư tuyệt đối, nhóm ngân hàng thương mại có vốn nhà nước tiếp tục dẫn đầu, trong đó BIDV có số dư cho vay khách hàng cao nhất (vượt 2,1 triệu tỷ đồng, tăng 2,5% so với cuối năm trước), tiếp theo là VietinBank (tăng 4,6%, đạt trên 1,8 triệu tỷ đồng).
Đối với nhóm ngân hàng cổ phần, MB tiếp tục dẫn đầu với lượng cho vay khách hàng đạt hơn 797.000 tỷ đồng, tăng 2,7% so với cuối năm trước. VPBank bám sát với tốc độ tăng 5,4%, đạt gần 730.000 tỷ đồng. Tiếp theo là Techcombank, ACB, Sacombank, HDBank.
Nhóm có tăng trưởng cao còn phải kể đến SHB (tăng 9,2%), Eximbank (tăng 9,2%), NCB (tăng 9,6%), PG Bank (tăng 9,4%). Nhờ tăng trưởng tín dụng mạnh trong quý đầu năm, SHB đã vượt qua Sacombank, vươn lên vị trí thứ 8 trong bảng xếp hạng cho vay khách hàng.
Tuy nhiên, có 2 ngân hàng cho vay khách hàng giảm trong quý I/2025, gồm ABBank (-0,7%) và Saigonbank (- 4,3%).
Theo Ngân hàng Nhà nước, mặt bằng lãi suất cho vay tiếp tục có xu hướng giảm là một trong những yếu tố tác động tích cực lên tăng trưởng tín dụng. Cụ thể, tính đến ngày 10/4, lãi suất cho vay bình quân với các giao dịch phát sinh mới của các ngân hàng ở mức 6,34%/năm, giảm 0,6%/năm so với cuối năm 2024. Đồng thời, các ngân hàng đã công bố thông tin lãi suất cho vay bình quân trên website nhằm cung cấp thêm thông tin cho khách hàng tham khảo khi tiếp cận vốn vay, lãi suất thấp.
Các nhà băng cũng kỳ vọng tín dụng tăng trưởng tích cực. HDBank và VIB kỳ vọng tăng trưởng tín dụng đạt 25,2% nhờ vào sự phục hồi của tín dụng bán lẻ. Những ngân hàng tư nhân khác được dự báo tăng trưởng tín dụng cao là VPBank (24,1%), Techcombank (20,5%), ACB (18%)...
Tổng giám đốc ACB, ông Từ Tiến Phát cho hay, trong kịch bản vĩ mô nếu có thách thức, ACB vẫn giữ mục tiêu tăng trưởng tín dụng năm nay ở mức 16 - 18%. Còn nhóm ngân hàng quốc doanh, mức tăng trưởng tín dụng duy trì ở mức khoảng 14 - 15%.
Trong khi đó, theo ông Phạm Hồng Hải, Tổng giám đốc OCB, ngân hàng này sẽ tiếp tục mở rộng khai thác phục vụ chuỗi giá trị, các nhà cung cấp, kênh phân phối, khách hàng để đáp ứng nhu cầu vốn tốt hơn. Năm 2025, OCB đặt mục tiêu tổng huy động và tổng dư nợ thị trường 1 tăng lần lượt 14% và 16%; tỷ lệ nợ xấu duy trì dưới 3%.

-
Thị trường tài sản số thu hút tay chơi lớn -
Khẩn trương phối hợp tạm ứng bồi thường khách hàng gặp nạn trên tàu Vịnh Xanh 58 -
Nâng cao hiệu quả tín dụng chính sách xã hội -
Vụ lật tàu Vịnh Xanh 58: Yêu cầu báo cáo và bồi thường bảo hiểm kịp thời -
Loạt khoản nợ xấu giảm giá từ ngàn tỷ xuống trăm tỷ đồng vẫn ế ẩm -
Vàng neo ở mức cao trong phiên đầu tuần -
Khi nguồn cung dồi dào, thị trường vàng sẽ ổn định hơn
-
1 Thu hút đầu tư nước ngoài của Việt Nam trong thời kỳ mới: Từ lợi thế chi phí đến niềm tin thể chế
-
2 Cách nhìn mới trong tư duy cải cách thị trường vàng
-
3 Dự án điện khí LNG Cà Ná hơn 57.000 tỷ đồng: Chỉ 1 nhà thầu nộp hồ sơ
-
4 Bộ Tài chính thống nhất điều chỉnh diện tích, công suất khai thác sân bay Gia Bình
-
Đất nền Bắc Ninh sôi động sau sáp nhập - Thời cơ cho nhà đầu tư đón sóng
-
VietinBank thông báo về việc tự động cập nhật mã số thuế theo mã định danh cá nhân
-
Chuyển đổi số - Phát triển xanh ngành logistics
-
Mỹ Tho Central Complex: Tâm điểm đón sóng tăng trưởng của Đồng Tháp mới
-
ABAC III Hải Phòng: Kết nối trí tuệ, chia sẻ tầm nhìn, khơi thông ý tưởng
-
Hướng đi mới của bất động sản Cửa Lò: Bắt nhịp phát triển đô thị biển