Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Bảy, Ngày 23 tháng 11 năm 2024,
CEO của Adidas, Nike, Coach, Gap... kiến nghị Mỹ tăng tốc viện trợ vaccine cho Việt Nam
Hải Yến - 15/08/2021 09:57
 
90 CEO của các nhãn hàng như Adidas, Coach, Gap, Hanebrands, Nike, …đã cùng ký vào một bức thư chung kiến nghị Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden tăng tốc viện trợ vaccine cho Việt Nam.
90 CEO của các nhãn hàng hàng đầu Hoa Kỳ cùng kiến nghị Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden tăng tốc viện trợ vắc xin cho Việt Nam
Thiếu vaccine sẽ ảnh hưởng đến chuỗi cung ứng hàng dệt may tại Việt Nam của các doanh nghiệp Mỹ.

Theo tin từ Hiệp hội Dệt May Việt Nam (Vitas), trước lo ngại của việc đứt gãy chuỗi cung ứng hàng dệt may tại Việt Nam trong đợt dịch Covid-19 đang diễn biến phức tạp, 90 CEO của các nhãn hàng hàng đầu của Mỹ, gồm: Adidas, Coach, Gap, Hanebrands, Nike, VF, Under Amour …đã cùng ký vào một bức thư chung kiến nghị Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden  tăng tốc viện trợ vaccine cho Việt Nam.

Lá thư nhấn mạnh, Việt Nam là một đối tác kinh tế và chuỗi cung ứng quan trọng của Mỹ hiện là nhà cung cấp hàng may mặc, giày dép lớn thứ hai cho thị trường Mỹ, đang trải qua một đợt bùng phát dịch nghiêm trọng. Việc kết nối giữa những ngành sản xuất của Việt Nam trong vai trò cung ứng với các ngành sản xuất hàng hóa có liên quan sử dụng 3 triệu lao động tại Mỹ phụ thuộc trực tiếp và rất lớn vào "sức khỏe" của ngành công nghiệp Việt Nam bởi tính chính liên thông từ chuỗi giá trị. 

Do đó, nếu khôi phục nhanh chóng các ngành sản xuất công nghiệp trọng yếu của Việt Nam, thông qua chương trình cung cấp vắc xin, sẽ làm giảm thiểu các ảnh hưởng đang tác động trực tiếp đến nguy cơ phá vỡ chuỗi cung ứng ở những lĩnh vực, ngành hàng đều có liên quan đến thị trường và doanh nghiệp Mỹ.

Các nhãn hàng này đều là thành viên của Hiệp hội May mặc và Giày dép Hoa Kỳ (AAFA), một hiệp hội với hơn 1.000 thành viên là các nhãn hàng, doanh nghiệp,  các tổ chức hoạt động trong lĩnh vực dệt may, giày dép của Mỹ.

Trước đó ngày 09/06/2021, AAFA đã gửi bức thư thứ nhất tới Tổng thống Biden để kêu gọi chính quyền Tổng thống Biden kêu gọi chia sẻ vaccine tới các quốc gia đối tác chính trong chuỗi cung ứng dệt may và giầy dép của Mỹ, trong đó có Việt Nam. 

Đến ngày 27/07/2021, AAFA đã gửi tiếp tục gửi 2 bức thư tới Tổng thống Biden và Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính để tiếp tục yêu cầu chính phủ Mỹ viện trợ vắc xin Covid-19 cho Việt Nam, liên tục nhấn mạnh vai trò của Việt Nam trong chuỗi cung ứng hàng hóa cho thị trường Hoa Kỳ, đồng thời kiến nghị chính phủ Việt Nam có những hành động ứng phó với Covid.

Ngày 10/08/2021, Vitas và Hiệp hội Da - Giày - Túi xách Việt Nam (Lefaso) đã có buổi họp cùng hơn 60 CEO của các nhãn hàng Mỹ bàn về cách thức vận động vaccine và hỗ trợ y tế nhiều hơn cho Việt Nam, các giải pháp phục hồi từng bước cho sản xuất của các nhà máy.

Bà Hoàng Ngọc Ánh, Tổng thư ký Vitas chia sẻ: “Các nhãn hàng rất lo lắng về nguy cơ đơn hàng và chuỗi cung ứng bị đứt gãnh trong các tháng cuối năm khi mà vắc xin chưa về kịp, việc giãn cách gây ảnh hưởng trầm trọng tới việc quay trở lại sản xuất khi mà việc thực hiện 3 tại chỗ là không khả thi đối với các doanh nghiệp sử dụng lượng lớn công nhân”.

Đại diện Vitas kiến nghị các nhãn hàng có các hành động đồng hành phối hợp cùng doanh nghiệp vượt qua đại dịch, linh hoạt liên kết với các doanh nghiệp tại khu vực miền Trung và miền Bắc để thực hiện đơn hàng trước mắt, chia sẻ các kinh nghiệm về tăng năng suất lao động trong các nhà máy trong bối cảnh phải cắt giảm lao động và thêm nữa phối hợp để cùng giải quyền vấn đề khủng hoảng container đang diễn ra trên toàn cầu.

Vitas hy vọng trong cuộc họp cấp cao giữa Phó tổng thống Hoa Kỳ Haris và lãnh đạo Chính phủ Việt Nam vào cuối tháng 8 tới, các sáng kiến phối hợp để bảo toàn sức khỏe chuỗi cung ứng Việt Nam và Mỹ sẽ được thảo luận chi tiết để có hành động nhanh và hiệu quả trong tháng 9.

Tin mới nhất về dịch Covid-19 ngày 15/8: Chính phủ đồng ý mua gần 20 triệu liều vắc-xin Pfizer; Hà Nội ca nhiễm ngoài cộng đồng tăng
Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết số 90/NQ-CP về mua bổ sung vắc-xin phòng Covid-19 BNT162 của Pfizer.
Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư