-
Vietnam Airlines nhận thêm 3 máy bay mới phục vụ Tết Ất Tỵ 2025 -
EVNGENCO1 tăng tốc về đích kế hoạch sản lượng điện được giao -
Điểm tên 7 mặt hàng xuất khẩu trên 10 tỷ USD sau 11 tháng năm 2024 -
Công ty Thủy điện Đồng Nai hoàn thành sản lượng điện năm 2024 -
Thương mại Việt - Mỹ 11 tháng năm 2024 đạt gần 123 tỷ USD -
TKV tăng cường phối hợp thực hiện hiệu quả công tác an toàn vệ sinh lao động trong sản xuất
“Gia tăng các giá trị cộng thêm cho hệ sinh thái SoPa để chào đón những cơ hội mới nhằm phát triển nhanh hơn trong lịnh vực F&B, đồng thời, củng cố thêm nguồn nhân lực cấp cao chuyên biệt trong quản lý mảng F&B, mang lại nhiều trải nghiệm tuyệt với hơn cho người dùng… là những mục tiêu chính mà SoPa đặt ra khi thực hiện thương vụ M&A này”, bà Ngô Thị Châm, CEO của SoPa Việt Nam chia sẻ về thương vụ mua lại Handycart, Việt Nam.
Bà Ngô Thị Châm, CEO của SoPa Việt Nam |
Chúc mừng Bà và SoPa đã chính thức có thêm một nền tảng đáng gờm trong lĩnh vực giao nhận F&B. Ngay sau IPO, dường như SoPa đang rất quyết tâm đẩy nhanh việc mở rộng hệ sinh thái của mình?
Nay sau khi chính thức IPO và niêm yết trên Nasdaq với mã giao dịch SOPA, chúng tôi dự kiến thu về khoảng 26 triệu USD nhằm tái đầu tư vào hệ sinh thái SoPa, với chiến lược đầu tư kinh doanh mở rộng vào các quốc gia khác trong khu vực Đông Nam Á trong năm 2022.
SoPa cũng có thêm cơ hội từ nguồn vốn tạo lập mới sau IPO, tiếp tục chủ động tạo ra những điểm kết nối tương trợ, tận dụng nguồn tài nguyên chung và kinh nghiệm dày dặn từ đội ngũ quản lý giàu kinh nghiệm để giúp các công ty này mở rộng nhanh hơn và cải thiện chất lượng dịch vụ.
Với số vốn huy động được từ IPO, chúng tôi có chiến lược dùng để mở rộng nền tảng thông qua việc mua lại các công ty thương mại điện tử và ứng dụng trong khu vực, đặc biệt tập trung vào nền kinh tế có tốc độ tăng trưởng nhanh tại khu vực và thế giới như Việt Nam, Philipines, Indonesia cùng các thị trường mới khác cũng đang được chú trọng như Ấn Độ và Bangladesh.
Vì sao công cuộc M&A sau IPO của SoPa lại bắt đầu với Handycart nói riêng và lĩnh vực F&B nói chung?
Tập trung phát triển hoạt động của mình tại các thị trường ưu tiên - đang tăng trưởng mạnh như Việt Nam, Indonesia và Philippines… chiến lược của SoPa được đặt trọng tâm vào hoạt động M&A, nhằm đầu tư mua lại các công ty có nền tảng trực tuyến hoạt động trên 5 ngành dọc được kết nối trong các lĩnh vực như phong cách sống, F&B, du lịch, phần mềm thương mại và dữ liệu thông qua 6 nhánh kinh doanh chính nhằm kết nối hàng triệu của người tiêu dùng và hàng nghìn nhà cung cấp ở Đông Nam Á.
Theo đánh giá chung, Việt Nam là một trong những nền kinh tế phát triển nhanh nhất trong khu vực Đông Nam Á trong hai thập kỷ qua. Hiện thương mại điện tử của Việt Nam đang phát triển rất mạnh, trị giá 13,2 tỷ USD, dự kiến sẽ tăng trưởng ổn định từ năm 2021 đến năm 2025.
Handycart là thương vụ mua lại thứ ba của tập đoàn tại Việt Nam sau thương vụ mua lại thị trường thương mại điện tử Leflair và máy bán hàng POS và ứng dụng kinh doanh #HOTTAB.
Như vậy, mục tiêu chính của SoPa với Handycart sẽ là?
Society Pass mua lại Handycart Việt Nam để gia tăng thêm nhiều giá trị mở rộng cho hệ sinh thái Sopa nhằm mở rộng các cơ hội phát triển trong ngành F&B. Công ty TNHH Thương mại Không gian Mơ (Dream Space), nhà điều hành của Handycart, vốn một công ty trực tuyến hàng đầu trong lĩnh vực dịch vụ giao hàng tạp hóa có trụ sở tại Hà Nội, Việt Nam. Được thành lập năm 2019, Handycart là ứng dụng giao hàng tạp hoá trực tuyến với đội ngũ giao hàng riêng, tập trung vào phục vụ thị trường nhà hàng Hàn Quốc và lĩnh vực ăn uống tại Hà Nội.
Khi nghiên cứu đánh giá thị trường, chúng tôi nhận thấy có 58% người Việt Nam ưa thích ẩm thực Hàn Quốc (kết quả khảo sát gần đây của công ty nghiên cứu thị trường Q&Me). Ẩm thực Hàn Quốc và văn hoá đại chúng được đón nhận tại Việt Nam và không ngừng được thúc đẩy phát triển, trở thành một “làn sóng Hàn Quốc” tại nhiều địa phương.
Handycart chính thức về tay SoPa, gia tăng nhiều giá trị cộng thêm cho người dùng |
Về cơ bản, sau sáp nhập, nền tảng Handycart sẽ được tích hợp vào ngành phân phối F&B của SoPa với nền tảng phần mềm dành cho người bán hiện có của SoPa là #HOTTAB. Nền tảng Handycart vốn dĩ có thể cung cấp cho các doanh nghiệp khả năng tiếp cận nhanh chóng với các sản phẩm Hàn Quốc chính thống, đồng thời, đã có cơ sở dữ liệu được thiết lập trên tệp khách hàng hơn 3000 người, với hơn 26.000 đơn đặt hàng chỉ tính riêng trong năm 2021. Đây chính là lý do chúng tôi chọn Handycart để từng bước hoàn thiện các phân khúc nhánh cho từng chuỗi F&B.
Sau khi gia nhập với thế mạnh của hệ sinh thái SoPa, chúng tôi có thể đẩy nhanh tốc độ phát triển của Handycart, tận dụng tối đa ưu thế của các kết nối trong hệ sinh thái với ưu thế định vị đã được thiết lập tốt của chúng tôi trên cơ sở một dịch vụ giao hàng tạp hóa trực tuyến tận nơi. Handycart hiện có thể tận dụng hệ sinh thái tổng hợp của SoPa, nhằm gia tăng cơ hội tiếp cận người dùng mới, cũng như mang lại nhiều trải nghiệm tuyệt vời hơn cho người dùng hiện hữu. Handycart sẽ tập trung vào việc gia tăng đáng kể dịch vụ mua sắm hàng tạp hóa theo yêu cầu cho nhiều người tiêu dùng hơn trong nước, đồng thời, hỗ trợ các nhà hàng F&B với các chương trình kết nối đặc biệt để chuyển đổi mô hình kinh doanh và thâm nhập sâu hơn vào thị trường trực tuyến.
Như vậy, tiếp sau loạt đầu tư cho Leflair, lĩnh vực F&B trên hệ sinh thái SoPa có thể sẽ có thêm những đầu tư bùng nổ mới trong năm 2022?
Gần đây, với sự đầu tư và quản lý của SoPa, mọi người có thể nhìn thấy được sự thành công vượt bậc của Leflair tại Việt Nam khi tối ưu hóa được chi phí, tăng doanh thu mạnh mẽ nhờ khả năng gia tăng các kết nối tiếp thị trên hệ sinh thái Sopa, từ đó, tiếp cận các tệp khách hàng mới, giúp gia tăng giá trị thương hiệu chỉ sau một thời gian ngắn gia nhập hệ sinh thái Sopa.
Với thương vụ mới này, ngay khi mua lại thành công và cho phép sáp nhập Handycart vào hệ sinh thái của Sopa, chúng tôi cũng quyết tâm tăng độ phủ của thương gia lên 500 nhà hàng tại Hà Nội vào cuối năm 2022 và hướng tới mở rộng đến TP.HCM vào Quý 3 năm 2022”.
Bên cạnh ưu thế kinh doanh, đâu là giá trị cộng thêm mà SoPa tìm thấy trong thương vụ mua lại Handycart?
Handycart đến với hệ sinh thái SoPa, sẽ góp phần gia tăng thêm nhiều giá trị mở rộng cho hệ sinh thái Sopa, đồng thời, sự sáp nhập này cũng giúp củng cố thêm các nguồn lực quản lý nhân sự cấp cao của Sopa. Ngay khi sáp nhập, người sáng lập kiêm Giám đốc điều hành Handycart, Seo Jun Ho, cũng đã chính thức được bổ nhiệm làm Giám đốc Khối Kinh doanh mới, quản lý cả Handycart và #HOTTAB tại Việt Nam. Chúng tôi tin vào giá trị của nền tảng và con người khi quyết định đầu tư vào Handycart.
-
Thương mại Việt - Mỹ 11 tháng năm 2024 đạt gần 123 tỷ USD -
TKV tăng cường phối hợp thực hiện hiệu quả công tác an toàn vệ sinh lao động trong sản xuất -
“Tân binh” 35 tuổi và chiến lược giá thông minh để bứt phá doanh số thương mại điện tử -
VAECO được trao Dự án đầu tư dịch vụ bảo dưỡng tàu bay số 4 Long Thành -
19 tập đoàn, tổng công ty nhà nước về lại các bộ, ngành; Masan muốn mua công ty sản xuất pin vonfram -
Ủy ban Quản lý vốn nhà nước và 19 Tập đoàn, Tổng công ty hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ năm 2024 -
Green i-Park đồng hành với doanh nghiệp, kết nối việc làm cho người lao động
-
1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 9/12 -
2 Góc nhìn TTCK tuần 9-14/12: Thời điểm phù hợp tích lũy các cổ phiếu tốt -
3 Ba điểm tích cực của kinh tế Việt Nam khi ông Trump đắc cử Tổng thống Mỹ -
4 Tuyến đường sắt Yên Viên - Phả Lại - Hạ Long - Cái Lân: Rõ thêm lộ trình tái sinh -
5 1001 kiểu “đốt” công sức, tài sản, cơ hội đầu tư của doanh nghiệp - Bài 1: Cấp chồng dự án, doanh nghiệp lâm cảnh khốn cùng
- Bloom Beauty đưa dược mỹ phẩm hàng đầu Hoa Kỳ về Việt Nam
- Công ty Cổ phần Thép Nam Kim (Mã chứng khoán: NKG) thông báo chào bán cổ phiếu ra công chúng
- Nên chọn Redmi Note 13 hay Redmi Note 14 cho dịp Tết 2025
- Lenovo Việt Nam ra mắt dải laptop AI thế hệ mới
- Thép Nam Kim thông báo chào bán cổ phiếu ra công chúng
- MIA Invest và BHS Group chính thức hợp tác phát triển dự án MIA Center Point Đà Nẵng