
-
FPT bắt tay với hai “ông lớn” công nghệ Thái Lan, thúc đẩy chuyển đổi số ngành tài chính, bán lẻ
-
VinSpeed đăng ký làm đường sắt tốc độ cao; Vinatex lo hụt đơn hàng cuối năm; Vietnam Airlines mua 50 tàu bay
-
Nhựa Tiền Phong đón nhận Huân chương Độc lập hạng Nhất
-
Việt - Mỹ đàm phán cấp Bộ trưởng về thuế đối ứng tại Jeju, Hàn Quốc
-
TP.HCM nghiên cứu sắp xếp các doanh nghiệp nhà nước thành tập đoàn -
Thay đổi toàn diện quan điểm, tư duy, thái độ về kinh tế tư nhân
![]() |
Handycart là ứng dụng giao hàng tạp hoá trực tuyến tại Việt Nam nay đã thuộc về SoPa. |
Society Pass (SoPa) vừa phát đi thông báo việc mua lại Công ty TNHH Thương mại Không gian Mơ (Dream Space), nhà điều hành của Handycart, một công ty trực tuyến trong lĩnh vực dịch vụ giao hàng tạp hóa có trụ sở tại Hà Nội, Việt Nam.
Ngay sau thông báo chính thức này, nền tảng Handycart sẽ được tích hợp vào ngành phân phối F&B của SoPa với nền tảng phần mềm dành cho người bán hiện có của SoPa là #HOTTAB.
Người sáng lập kiêm Giám đốc điều hành Handycart, ông Seo Jun Ho, cũng chính thức được bổ nhiệm làm Giám đốc Khối Kinh doanh mới, quản lý cả Handycart và #HOTTAB tại Việt Nam.
Được thành lập vào năm 2019, Handycart là ứng dụng giao hàng tạp hoá trực tuyến với đội ngũ giao hàng riêng, tập trung vào phục vụ thị trường nhà hàng Hàn Quốc và lĩnh vực ăn uống tại Hà Nội. Ẩm thực Hàn Quốc và văn hoá đại chúng được đón nhận tại Việt Nam và không ngừng được thúc đẩy phát triển, trở thành một “làn sóng Hàn Quốc” tại nhiều địa phương.
Chia sẻ về thương vụ M&A này, bà Ngô Thị Châm, Tổng giám đốc Sopa tại Việt Nam cho biết: “Handycart về với SoPa sẽ góp phần gia tăng thêm nhiều giá trị mở rộng cho hệ sinh thái SoPa, đồng thời, củng cố các nguồn lực quản lý nhân sự cấp cao của Sopa".
Nền tảng công nghệ mạnh mẽ và hiệu quả hoạt động của một thương hiệu thương mại điện tử đặc biệt như Handycart sẽ được kết hợp với kinh nghiệm xây dựng thương hiệu của SoPa, đồng thời cũng tận dụng tối đa các kết nối trong hệ thống để phát triển mở rộng, nhằm mang lại những trải nghiệm tuyệt vời cũng như gia tăng nhiều giá trị cộng thêm cho người dùng.
"Với thương vụ mua lại thành công và cho phép sáp nhập Handycart vào hệ sinh thái của Sopa, chúng tôi quyết tâm tăng độ phủ của thương gia lên 500 nhà hàng tại Hà Nội vào cuối năm 2022 và hướng tới mở rộng đến TP.Hồ Chí Minh vào quý 3 năm nay”, bà Châm thông tin.
Đối với Handycart, ngay sau khi gia nhập hệ sinh thái Sopa, Handycart có thể tận dụng nền tảng công nghệ tích hợp của SoPa để nâng cao hiệu quả hoạt động và hiệu quả kinh doanh của nền tảng.
Theo đó, Handycart sẽ tập trung vào việc gia tăng đáng kể dịch vụ mua sắm hàng tạp hóa theo yêu cầu cho nhiều người tiêu dùng hơn trong nước, đồng thời, hỗ trợ các nhà hàng F&B với các chương trình kết nối đặc biệt để chuyển đổi mô hình kinh doanh và thâm nhập sâu hơn vào thị trường trực tuyến.
Seo Jun Ho, Giám đốc điều hành của Handycart nhấn mạnh: "Với sứ mệnh kết nối những thực khách Hàn Quốc đang tìm kiếm hương vị quê nhà thông qua mạng lưới các nhà hàng Hàn Quốc chính thống tại Việt Nam, nền tảng Handycart cung cấp cho các doanh nghiệp khả năng tiếp cận nhanh chóng với các sản phẩm Hàn Quốc chính thống, đồng thời, giúp chúng tôi thiết lập được tệp khách hàng hơn 3.000 người, với hơn 26.000 đơn đặt hàng chỉ tính riêng trong năm 2021.
Việt Nam là một trong những nền kinh tế phát triển nhanh nhất trong khu vực Đông Nam Á trong hai thập kỷ qua. Theo đánh giá chung, thương mại điện tử của Việt Nam đang phát triển rất mạnh, trị giá 13,2 tỷ USD, dự kiến sẽ tăng trưởng ổn định từ năm 2021 đến năm 2025.
Tập trung phát triển hoạt động tại các thị trường ưu tiên, đang tăng trưởng mạnh như Việt Nam, Indonesia và Philippines… SoPa đang gia tăng hoạt động M&A nhằm đầu tư mua lại các công ty có nền tảng trực tuyến hoạt động trên 5 ngành dọc được kết nối trong các lĩnh vực như phong cách sống, F&B, du lịch, phần mềm thương mại và dữ liệu thông qua 6 nhánh kinh doanh chính nhằm kết nối hàng triệu của người tiêu dùng và hàng nghìn nhà cung cấp ở Đông Nam Á.
Handycart là thương vụ mua lại thứ ba của tập đoàn tại Việt Nam sau thương vụ mua lại thị trường thương mại điện tử Leflair và máy bán hàng POS và ứng dụng kinh doanh #HOTTAB.
-
FPT bắt tay với hai “ông lớn” công nghệ Thái Lan, thúc đẩy chuyển đổi số ngành tài chính, bán lẻ
-
VinSpeed đăng ký làm đường sắt tốc độ cao; Vinatex lo hụt đơn hàng cuối năm; Vietnam Airlines mua 50 tàu bay
-
Nhựa Tiền Phong đón nhận Huân chương Độc lập hạng Nhất
-
Việt - Mỹ đàm phán cấp Bộ trưởng về thuế đối ứng tại Jeju, Hàn Quốc
-
TP.HCM nghiên cứu sắp xếp các doanh nghiệp nhà nước thành tập đoàn -
Thực thi Nghị quyết 68: Phải rõ cách làm, ai làm và ai chịu trách nhiệm -
Thay đổi toàn diện quan điểm, tư duy, thái độ về kinh tế tư nhân -
Bài 5: Tư nhân không xin được thương, chỉ xin được thấy -
Hải quan tăng kiểm tra xuất xứ hàng hóa -
Các Tập đoàn lớn của Việt Nam tiếp xúc song phương với US EXIM Bank -
Gỡ vướng trong thực hiện chuyển đổi sở hữu, sắp xếp lại doanh nghiệp nhà nước
-
Khoa học công nghệ - Đòn bẩy giúp PV Power bứt phá giai đoạn mới
-
SeABank thông báo mời thầu
-
Nhượng quyền dịch vụ quốc tế có “người tiên phong”
-
VietOffice 2025 - Triển lãm của những đột phá
-
K&D Trading - 15 năm xây dựng hệ sinh thái hàng Việt tại Canada, góp phần thúc đẩy hàng Việt Nam ra thế giới
-
Sheraton Hanoi West ra mắt nhiều lựa chọn “Staycation” cho mùa hè 2025