-
Giá xăng E5 RON 92 và xăng RON 95-III cùng giảm nhẹ -
Xuất nhập khẩu đến ngày 15/11/2024 cán mốc 681,4 tỷ USD, bằng cả năm 2023 -
Thêm một nguồn cung cấp DAP chất lượng cao, cung ứng ổn định cho nông dân Việt Nam -
Dệt may đặt mục tiêu kim ngạch xuất khẩu đạt 47 - 48 tỷ USD trong năm 2025 -
Hàng Việt bao phủ chuỗi bán lẻ nội địa -
Cá tra Đồng Tháp tự tin “Vươn ra biển lớn”
Phượng hoàng trở lại
Xu hướng thương mại điện tử đang thay đổi thói quen mua sắm của người tiêu dùng tại nhiều ngành hàng, đặc biệt đối với phân khúc cao cấp, nhu cầu mua sắm của người tiêu dùng Việt Nam vẫn đang tăng cao. Theo báo cáo của Nielsen, Việt Nam nằm trong top 3 các quốc gia có nhu cầu mua hàng hiệu trên thế giới. Tuy nhiên, hiện nay chưa có một địa chỉ mua sắm uy tín nào thỏa mãn được nhu cầu của khách hàng.
Dự kiến ra mắt tại thị trường Việt Nam vào quý III/2021, Leflair mong muốn “lấp vào khoảng trống" ấy trên thị trường và trở thành nhà tiên phong trong việc tạo nên một phong cách sống hiện đại.
Được đầu tư mua lại bởi Society Pass (Sopa) - một công ty công nghệ từ Mỹ chuyên vận hành các nền tảng tiếp thị và mua sắm trực tuyến dựa trên hệ thống dữ liệu người dùng, Leflair quay trở lại thị trường Việt Nam sẽ là cơ hội để Phượng hoàng trở lại từ trong tro tàn.
Chính thức xuất hiện tại Việt Nam vào năm 2015, Leflair chuyên bán hàng thời trang cao cấp và sản phẩm làm đẹp với mức chiết khấu cao. Từ khi ra mắt, Leflair liên tục huy động hàng triệu đô la từ các nhà đầu tư thiên thần và quỹ đầu tư mạo hiểm nước ngoài. Tuy nhiên, công ty khởi nghiệp này đã thông báo ngừng hoạt động vào năm 2020 do gặp nhiều khó khăn về vốn và các vấn đề hoạt động, để lại nhiều tiếc nuối cho người dùng mê hàng xa xỉ.
Sau khi mua lại Leflair, Sopa quyết định thay đổi hoàn toàn chiến lược kinh doanh cũng như định hướng và tầm nhìn phát triển để hồi sinh thương hiệu đình đám này. Ông Ray Liang, Giám đốc vận hành của Sopa cho biết: “Thông qua việc xây dựng một trang thương mại điện tử www.leflair.com mới, chúng tôi sẽ mang lại cho người tiêu dùng cơ hội sở hữu các sản phẩm cao cấp và một địa chỉ mua hàng trực tuyến uy tín, phục vụ các phong cách sống khác nhau”.
“Ngoài ra, chúng tôi cũng muốn bắt tay cùng cùng các nhà cung cấp uy tín của Việt Nam và thế giới trong lĩnh vực hàng tiêu dùng cao cấp để cùng nhau tìm ra các giải pháp tiếp thị, kinh doanh hiệu quả nhằm phục vụ và thoả mãn các phong cách sống và tiêu dùng ngày càng khắt khe và cấp tiến thông qua các một thế giới phẳng trong lĩnh vực thương mại điện tử”, ông Liang nói thêm.
Để thực hiện điều này, một đội ngũ quản lý cấp cao từ Sopa sẽ tham gia điều hành để đảm bảo những mục tiêu tăng trưởng bền vững được đề ra. Tận dụng tối đa thế mạnh về quản trị nền tảng và công nghệ của Sopa, Leflair sẽ có những bước tiến nhanh trong việc áp dụng các công nghệ mới nhất để cải thiện trải nghiệm mua sắm, cũng như quản lý vận hàng nâng cao chất lượng phục vụ.
Leflair - “bệ phóng” để Sopa vào phân khúc tiêu dùng cao cấp
Đánh giá sự quay trở lại của Leflair, ông Ralf Matthaes, Giám đốc điều hành của hãng Infocus Mekong Research chia sẻ, Leflair là một thương hiệu quen thuộc với nhiều người dân Việt Nam. Thị trường hàng hóa cao cấp đang là mảnh đất màu mỡ của nhiều thương hiệu ngoại. Cụ thể, hàng cao cấp tại Việt Nam năm 2020 đạt gần 1 tỷ USD và ước tăng trưởng kép hằng năm hơn 9% trong vòng 5 năm tới, theo số liệu của Statista. Do đó, việc mua lại Leflair sẽ giúp Sopa tiến sâu hơn vào phân khúc hàng tiêu dùng cao cấp tại Việt Nam.
“Đặc biệt trong đại dịch, nhu cầu thương mại điện tử ngày càng tăng cao khi người dân được khuyến khích ở nhà và thực hiện giãn cách xã hội. Trong khi đó hoạt động mua sắm hàng cao cấp từ nước ngoài hiện đang khó khăn do gián đoạn vận chuyển trên toàn cầu. Việc ra mắt Leflair không chỉ giúp thoả mãn nhu cầu mua hàng của người tiêu dùng Việt Nam ngay trong đại dịch mà còn tạo ra một sân chơi cho các thương hiệu cao cấp tiếp cận người tiêu dùng Việt Nam”, ông Matthaes chia sẻ.
Với tiềm lực công nghệ và tài chính mạnh mẽ, Sopa sẽ hồi sinh “Phượng hoàng Leflair” từ tro tàn, đưa thương hiệu Leflair phát triển tại Việt Nam cũng như vươn ra thị trường Đông Nam Á trong năm 2022.
Để thực hiện được mục tiêu này, một đội ngũ quản lý cấp cao từ Sopa sẽ tham gia điều hành Leflair nhằm đảm bảo những mục tiêu tăng trưởng bền vững được đề ra khi sàn thương mại điện tử đi vào hoạt động vào quý III/2021. Đây cũng là hướng đầu tư hứa hẹn nhiều lợi nhuận từ khả năng nhìn xa, trông rộng của các nhà đầu tư khôn ngoan với những thương vụ M&A tiềm năng thời Covid-19.
-
Dệt may đặt mục tiêu kim ngạch xuất khẩu đạt 47 - 48 tỷ USD trong năm 2025 -
Xuất nhập khẩu của doanh nghiệp Việt tăng thêm 34 tỷ USD -
Hàng Việt bao phủ chuỗi bán lẻ nội địa -
Chiến lược của Phúc Long, Phê La làm trỗi dậy chuỗi trà đặc sản -
Hà Nội đề ra loạt giải pháp nhằm nâng cao chất lượng các hợp tác xã -
Thêm 5 sản phẩm đạt tiêu chuẩn 5 sao OCOP cấp Quốc gia -
Cá tra Đồng Tháp tự tin “Vươn ra biển lớn”
- NAB Vietnam nhận giải thưởng “Doanh nghiệp xuất sắc châu Á” tại APEA 2024
- SeABank thông báo mời thầu
- Huawei Việt Nam chính thức khởi động cuộc thi ICT Competition 2024 - 2025
- Ấm lòng lễ tri ân của CT Group đến các thầy cô giáo
- Tập đoàn Stavian nhận cú đúp giải thưởng trong Bảng xếp hạng Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024
- AZB - Hành trình kiến tạo "Nơi làm việc tốt nhất châu Á 2024"