
-
Loại quả chua mang kỳ vọng tỷ đô cho nông sản Việt
-
Tìm giải pháp đưa chuối, dứa, dừa, chanh leo vào nhóm hàng xuất khẩu tỷ USD
-
Tái cơ cấu ngành hàng lúa gạo, nâng cao vị thế cho nông dân Thủ đô
-
Xuất khẩu của Trung Quốc phục hồi - Cơ hội và thách thức cho các nhà đầu tư -
Giá xăng E5 RON 92 và xăng RON 95 giảm về dưới 20.000 đồng/lít
“Từ con số 0 cách đây 10 năm, ngành chanh dây đã tạo ra giá trị kinh tế đáng kể. Mảng cô đặc và puree (xay nhuyễn, PV) dự kiến cán mốc 300 triệu USD, cả quả tươi có thể đạt hơn 500 triệu USD trong năm nay, và có tiềm năng cán mốc 1 tỷ USD nếu quy hoạch tốt và thị trường Trung Quốc mở rộng”, ông Nguyễn Mạnh Hùng, Chủ tịch Hội đồng Quản trị Công ty Cổ phần Nafoods, chia sẻ.
Theo ông Hùng, chanh dây là cây công nghiệp ngắn ngày, chỉ mất 6 tháng từ khi trồng đến thu hoạch, với vòng đời kinh tế 18 tháng (mặc dù có thể kéo dài 3-4 năm nhưng cần thay giống để đảm bảo năng suất cao).
Năng suất chanh dây Việt Nam cũng vượt trội hơn gấp đôi so với Nam Mỹ (40-60 tấn/ha so với 15-20 tấn/ha), mang lại lợi thế cạnh tranh lớn về chi phí sản xuất (khoảng 20.000 đồng/kg quả) và giá xuất khẩu (60.000-70.000 đồng/kg). Riêng giống chanh dây ngọt của Nafoods có thể bán tại vườn với giá 80.000-100.000 đồng/kg, và lên tới 230.000 đồng/kg tại siêu thị.
Giống chanh dây tím của Việt Nam hiện được thế giới đón nhận mạnh mẽ dưới dạng quả tươi, khác biệt với giống vàng chua ở Nam Mỹ. Chanh dây cũng đang ở giai đoạn cuối để được Mỹ cấp phép nhập khẩu; đồng thời đã gửi hồ sơ sang Hàn Quốc, Thái Lan.
“Điều này cho thấy tiềm năng kinh tế rất lớn, mỗi hecta chanh dây có thể mang lại doanh thu khoảng 1 tỷ đồng cho nông dân”, đại diện doanh nghiệp khẳng định.
![]() |
Chanh dây tím Việt Nam được thị trường nước ngoài đón nhận nhiệt tình. |
Thống kê từ Bộ Nông nghiệp và Môi trường cho thấy, cả nước hiện có gần 9.500 ha trồng chanh leo chủ yếu tập trung ở Tây Nguyên, mỗi năm cho sản lượng gần 190.000 tấn và nằm trong số 18 loại trái cây có sản lượng trên 100.000 tấn một năm. Đặc biệt, 80% sản lượng chanh leo thu hoạch hàng năm được doanh nghiệp thu mua chế biến xuất khẩu.
Theo ThS. Ngô Quốc Tuấn, Phó Giám đốc Trung tâm Kiểm dịch thực vật sau nhập khẩu II, định hướng đến đến 2030, sản lượng chanh dây sẽ đạt 300.000 tấn, với vùng trọng điểm là Lâm Đồng, Đắk Nông, Gia Lai.
Ông Tuấn chỉ ra ngành trái cây Việt Nam nói chung, bao gồm cả chanh dây, phải đối mặt với nhiều rào cản kỹ thuật từ các thị trường nhập khẩu như kiểm dịch thực vật, an toàn thực phẩm, truy xuất nguồn gốc.
“Muốn xuất khẩu tốt, chúng ta phải làm tốt truy xuất nguồn gốc và liên kết chuỗi. Theo đó, mỗi doanh nghiệp, hợp tác xã và hộ nông dân phải trở thành một mắt xích quan trọng trong việc minh bạch hóa và cam kết đảm bảo an toàn trong toàn bộ chuỗi giá trị xuất khẩu”, ông Tuấn nhận định.
Trong khi đó, với vai trò là một trong những doanh nghiệp đi đầu về xuất khẩu chanh dây, đại diện Nafoods đề xuất cần triển khai đồng bộ nhiều giải pháp. Thứ nhất, cơ quan quản lý nhà nước cần có định hướng, quy hoạch rõ ràng, tránh tình trạng trồng ồ ạt khi giá cao dẫn đến rớt giá. Cần kiểm soát các thương lái Trung Quốc và nhà máy nước ngoài thu mua với giá quá thấp.
Thứ hai, tăng cường quản lý giống giả, giống kém chất lượng.
Thứ ba, Cục Bảo vệ thực vật cần cập nhật nhanh chóng và quản lý chặt chẽ các quy định về dư lượng thuốc bảo vệ thực vật từ các thị trường khó tính như châu Âu, Mỹ, Trung Quốc, đồng thời kiểm tra nghiêm ngặt các đơn vị kinh doanh thuốc bảo vệ thực vật không đảm bảo.
“Cuối cùng, cần quản lý các cơ sở sản xuất nhỏ lẻ, không đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, tránh làm ảnh hưởng đến thương hiệu chung của nông sản Việt Nam”, ông Hùng khẳng định.
Với tổng diện tích hơn 420.000 ha và sản lượng vượt 6,3 triệu tấn mỗi năm, nhóm trái cây chanh dây, dứa, chuối và dừa đang trở thành trụ cột của ngành cây ăn quả Việt Nam. Trong đó, chuối dẫn đầu về sản lượng với 3 triệu tấn/năm, kế đến là dừa với 2,28 triệu tấn, dứa 860.000 tấn và chanh dây 163.000 tấn.
Về xuất khẩu, chuối đạt gần 380 triệu USD, chanh dây hơn 222 triệu USD, dứa khoảng 34 triệu USD, còn dừa đã vượt mốc 1,1 tỷ USD trong năm 2024. Các sản phẩm này đã hiện diện ở những thị trường khó tính như EU, Hoa Kỳ, Nhật Bản, Hàn Quốc, và giữ thị phần lớn tại Trung Quốc.
Cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật đánh giá, những con số này cho thấy tiềm năng vươn xa của trái cây Việt nếu được tổ chức lại ngành hàng một cách bài bản, từ giống, vùng trồng đến chế biến và xây dựng thương hiệu.

-
Chanh dây được kỳ vọng sớm tiến vào nhóm trái cây tỷ USD -
Giá xăng E5 RON 92 và xăng RON 95 giảm về dưới 20.000 đồng/lít -
Giá xăng về dưới 20.000 đồng/lít -
Hồ tiêu bị “tắc” đường xuất khẩu sang EU -
Kích cầu tiêu dùng để duy trì đà phục hồi kinh tế -
Người Hàn mạnh tay mua những nhóm hàng hóa nào từ Việt Nam? -
Khai thác hiệu quả FTA - chìa khóa mở rộng thị trường xuất khẩu
-
ABAC III Hải Phòng: Kết nối trí tuệ, chia sẻ tầm nhìn, khơi thông ý tưởng
-
Hướng đi mới của bất động sản Cửa Lò: Bắt nhịp phát triển đô thị biển
-
Công ty Biotion Hàn Quốc ký Biên bản Ghi nhớ với Viện nuôi trồng Thủy sản - Đại học Nha Trang về hợp tác kết nối đào tạo
-
Dòng vốn FDI dịch chuyển, bất động sản gần khu công nghiệp hưởng lợi
-
Acecook Việt Nam được vinh danh Top 50 Doanh nghiệp phát triển bền vững tiêu biểu 2025
-
BSH khẳng định vị thế với hai trung tâm giám định bồi thường xe cơ giới Bắc - Nam