-
Bị cáo Trần Duy Đông khai nhận không biết ai ở Xuyên Việt Oil -
Phúc thẩm vụ Vạn Thịnh Phát: cựu Cục trưởng Đỗ Thị Nhàn xin tòa khoan hồng -
Bà chủ Xuyên Việt Oil đồng ý sử dụng thêm tài sản để khắc phục hậu quả -
Hải quan cảnh báo các chiêu trò trốn thuế trong nhập khẩu thép -
Nhận quà của Công ty Xuyên Việt Oil là sai lầm lớn nhất trong cuộc đời -
“Bà chủ” Công ty Xuyên Việt Oil khai gì về những hành vi sai phạm
Ảnh minh họa. |
Bãi chôn lấp rác không đạt tiêu chuẩn
Thực trạng “mạnh ai nấy xả” diễn ra nhiều năm qua ở suối Cam Ly (Đà Lạt), khiến nguồn nước ở đây đen ngòm, bốc mùi nồng nặc. Không chỉ “đón” nước thải từ những họng cống xả thẳng ra, suối Cam Ly còn “hứng” đầy rác thải sinh hoạt, không ai vớt dọn, đọng lại thành những ổ rác lớn. Nhất là tại thác Cam Ly, dòng nước thải chảy về đen ngòm, nổi bọt trắng xóa khiến nhiều khách du lịch đến đây một lần rồi… không trở lại.
Nguyên nhân gây ô nhiễm được xác định là do nước thải sinh hoạt, các hoạt động sản xuất nông nghiệp của hơn 250.000 cư dân Đà Lạt, cộng với nguồn rác thải (lỏng và rắn) từ các hoạt động kinh doanh dịch vụ, du lịch, thương mại của các nhà hàng, khách sạn, cơ sở lưu trú, chợ dân sinh, trung tâm thương mại...
Kết quả quan trắc của Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Lâm Đồng cho thấy, thác Cam Ly rơi vào tình trạng ô nhiễm hữu cơ và vi sinh với mức độ ngày càng nặng. Các thông số đánh giá mức độ ô nhiễm đều vượt chuẩn nhiều lần.
Đề án Đóng cửa bãi rác Cam Ly đã được HĐND tỉnh Lâm Đồng thông qua, với tổng kinh phí là 49,9 tỷ đồng, trong đó kinh phí phân bổ năm 2020 là 8 tỷ đồng. Theo lộ trình, năm 2022, việc đóng cửa bãi rác này sẽ hoàn thành.
Cùng với lộ trình đóng cửa bãi rác Cam Ly, Lâm Đồng sẽ đưa vào vận hành Nhà máy Xử lý chất thải rắn TP. Đà Lạt tại xã Xuân Trường với diện tích 28 ha, công suất xử lý 200 tấn/ngày.
Ước tính, tổng khối lượng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng khoảng 894,29 tấn/ngày, trong đó khoảng 48% là chất thải rắn sinh hoạt đô thị. Toàn tỉnh có 12 đơn vị thu gom rác, nhưng tỷ lệ thu gom cũng chỉ đạt 88% và việc phân loại rác tại nguồn chưa thực hiện được.
Dù được biết đến là “thiên đường xanh” về du lịch, nhưng ở Lâm Đồng nói chung và Đà Lạt nói riêng, chất thải rắn vẫn được tập kết tạm thời tại các bãi chứa/thùng chứa cố định rồi được thu gom bằng xe thủ công (xe đẩy tay), đưa lên xe ép rác, vận chuyển về các bãi chôn lấp rác tạm thời để xử lý bằng phương pháp chôn lấp thông thường, không hợp vệ sinh; chỉ một phần rác thải được vận chuyển về nhà máy xử lý chất thải rắn sinh hoạt để xử lý.
Hiện nay, trên địa bàn tỉnh chỉ có các nhà máy xử lý chất thải rắn tại Đà Lạt, Bảo Lộc và Dự án Đầu tư xây dựng tổ hợp xử lý chất thải rắn sinh hoạt (giai đoạn 1) tại huyện Đơn Dương là đi vào hoạt động. Các nhà máy còn lại chỉ mới ở giai đoạn san ủi mặt bằng hoặc thẩm định Báo cáo đánh giá tác động môi trường (ĐTM).
Đáng nói là, hầu hết các bãi chôn lấp chất thải rắn trên địa bàn tỉnh đều là bãi chôn lấp hở, không đạt tiêu chuẩn môi trường, chưa có hệ thống thu gom, xử lý nước rỉ rác.
Loay hoay xử lý
Theo tìm hiểu của phóng viên Báo Đầu tư, bãi rác tập trung của huyện Lâm Hà tại Khu phố Xoan (thị trấn Đinh Văn) có diện tích 5,2 ha, được UBND tỉnh Lâm Đồng chấp thuận địa điểm, diện tích để xây dựng và đã đưa vào sử dụng 2,4 ha để xử lý, chôn lấp rác thải sinh hoạt từ năm 2003 đến nay. Tuy nhiên, đây là bãi chôn lấp không hợp vệ sinh và không có các công trình bảo vệ môi trường đảm bảo quy chuẩn kỹ thuật theo quy định. Vì thế, năm 2022, UBND huyện Lâm Hà phải xây dựng đề án đóng cửa bãi rác này, trình cấp trên quyết định.
Nhiều khu xử lý tái chế, tái sử dụng chất thải dù đã có phương án tái chế sản phẩm sau xử lý, nhưng đến nay chưa thực hiện được, do dây chuyền công nghệ xử lý chưa được đầu tư hoàn thiện. Riêng tại các huyện, phương án tái chế, tái sử dụng các nguồn phế liệu từ rác thải vẫn đang nằm “trên giấy”.
Theo Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Lâm Đồng, một số dự án nhà máy xử lý rác triển khai chậm tiến độ và thực hiện còn chậm so với yêu cầu đề ra; chưa hoàn thiện các hạng mục công trình theo nội dung báo cáo ĐTM và Giấy phép xây dựng đã được cấp; không thực hiện xây lắp công trình bảo vệ môi trường theo quy định, dẫn đến vẫn còn một số tồn tại và vi phạm trong quá trình thanh tra, kiểm tra về môi trường.
Ông Nguyễn Văn Trãi, Phó giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Lâm Đồng cho biết, cùng với tăng trưởng kinh tế và sự gia tăng dân số một cách nhanh chóng, lượng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh ở Lâm Đồng đang ngày càng lớn và thành phần rác ngày càng phức tạp. Hoạt động phân loại, thu gom, vận chuyển, xử lý và tiêu hủy chất thải rắn là vấn đề lớn đối với cơ quan quản lý nhà nước từ Trung ương đến địa phương.
Ngoài việc tuyên truyền để người dân phân loại rác tại nguồn; tìm giải pháp xử lý và tiêu hủy chất thải rắn ngoài môi trường, theo ông Trãi, việc giảm thiểu sử dụng các sản phẩm, nguyên liệu không thân thiện với môi trường hay không thể tái sử dụng cũng có ý nghĩa rất quan trọng.
“Trong thời gian tới, tỉnh Lâm Đồng sẽ tiếp tục nghiên cứu tham gia và tập huấn cho doanh nghiệp, các cơ quan truyền thông về mô hình kinh tế tuần hoàn… hướng tới khôi phục và tái tạo để sản xuất các sản phẩm khác. Từ đó, địa phương tận dụng được nguồn nguyên vật liệu đã qua sử dụng thay vì tiêu tốn chi phí khai thác tài nguyên mới và chi phí xử lý chất thải”, ông Trãi nói.
-
Đằng sau khoản lợi “khủng” từ những thương vụ mua bán dự án tai tiếng - Bài 5: Mua, “phá” để “lấy” vô cùng nguy hại -
Bà chủ Xuyên Việt Oil đồng ý sử dụng thêm tài sản để khắc phục hậu quả -
Hải quan cảnh báo các chiêu trò trốn thuế trong nhập khẩu thép -
Nhận quà của Công ty Xuyên Việt Oil là sai lầm lớn nhất trong cuộc đời -
“Bà chủ” Công ty Xuyên Việt Oil khai gì về những hành vi sai phạm -
Xét xử vụ khai thác than lậu lớn nhất tỉnh Bắc Giang -
Truy tố Chủ tịch Công ty AIC Nguyễn Thị Thanh Nhàn trong vụ án thứ 5
-
1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 22/11 -
2 Thời gian vận hành chính thức tuyến metro số 1 TP.HCM -
3 Lập liên doanh phát triển công nghiệp đường sắt: Rõ dần phương hướng -
4 Công chức không ăn vài trăm năm mới mua được nhà, sao không mở rộng đất cho nhà ở xã hội? -
5 Làm rõ suất đầu tư Dự án cao tốc Quy Nhơn - Pleiku vốn 35.940 tỷ đồng
- Ký kết hợp tác chiến lược Vietnam Land và CaraWorld: Khai mở những cơ hội mới
- SeABank ưu đãi lãi suất 0% cho khách hàng vay mua căn hộ tại dự án Newtown Diamond
- Giải Golf ngành Nhôm - Kính - Cửa toàn quốc 2024: Hứa hẹn nhiều bất ngờ và trải nghiệm thú vị
- NAB Vietnam nhận giải thưởng “Doanh nghiệp xuất sắc châu Á” tại APEA 2024
- SeABank thông báo mời thầu
- Huawei Việt Nam chính thức khởi động cuộc thi ICT Competition 2024 - 2025