
-
Doanh nghiệp lưu ý trong tuân thủ quy định khai chứng từ đính kèm trong hồ sơ hải quan
-
Phát triển kinh tế tư nhân: Tạo xu thế, phong trào thi đua khởi nghiệp, làm giàu chính đáng
-
Hội chợ spoga+gafa 2025: Cơ hội phát triển thị trường, khám phá xu hướng bền vững lĩnh vực đồ gỗ ngoài trời, gốm sứ
-
Bệnh viện FV đầu tư 8 triệu USD cho hệ thống xạ phẫu Robot tích hợp AI
-
Kiện toàn Ban Đổi mới và Phát triển doanh nghiệp Hà Nội -
Hà Nội yêu cầu khẩn trương cắt giảm 30% điều kiện đầu tư, giảm gánh nặng cho doanh nghiệp
Lãnh đạo Công ty TNHH MTV Vận tải và Xây dựng (Tranco) vừa trình phương thức bán trực tiếp lên lãnh đạo Bộ GTVT vào đầu tuần này, sau khi thời hạn thông báo công khai thông tin bán doanh nghiệp kết thúc vào hồi 16h ngày 15/10.
“Công ty cổ phần Quan hệ quốc tế đầu tư sản xuất – CIRI là nhà đầu tư duy nhất nộp hồ sơ đăng ký tham gia đấu giá với Trung tâm Dịch vụ bán đấu giá tài sản”, ông Vũ Công Thành, quyền Chủ tịch Tranco xác nhận thông tin với phóng viên Báo Đầu tư.
Được biết, sau 45 ngày rao bán công khai, Trung tâm Dịch vụ bán đấu giá tài sản chỉ bán được 2 bộ hồ sơ mời đấu giá, dù lãnh đạo đơn vị đã chủ động mời gọi các chủ nợ cũng như đối tác tiềm năng tham gia mua doanh nghiệp, với giá khởi điểm vẻn vẹn 4 tỷ đồng.
![]() |
Một trong những tài sản của Tranco tại Hà Nội |
Cần phải nói thêm rằng, CIRI không phải là cái tên xa lạ đối với những người theo dõi lĩnh vực giao thông - vận tải. Tiền thân là Trung tâm Quan hệ quốc tế, thành viên của Tổng công ty Xây dựng công trình giao thông 8 (Cienco 8), CIRI được thành lập ngày 28/2/1997 và đã tiến hành cổ phần hóa năm 2005. Chủ tịch CIRI là ông Phạm Thành Công.
Hiện chưa rõ năng lực của CIRI - đơn vị xuất thân là lắp ráp xe gắn máy, sau 5 năm hoạt động theo mô hình công ty cổ phần có đủ khả năng mua Tranco hay không. Được biết, theo đánh giá ban đầu của Tranco thì hồ sơ của nhà đầu tư này thỏa mãn các điều kiện mà Bộ GTVT đưa ra.
Cụ thể, để có thể tham gia vào thương vụ bán doanh nghiệp nhà nước lần đầu tiên thực hiện trong ngành giao thông, nhà đầu tư phải thỏa mãn khá nhiều tiêu chí, trong đó đáng kể nhất là phải có tổng tài sản tối thiểu 1.000 tỷ đồng, vốn chủ sở hữu tối thiểu 150 tỷ đồng vào niên độ tài chính năm 2014.
Trong khi đó, các điều kiện mà bên bán (Bộ GTVT) đưa ra là người mua phải chấp nhận kế thừa toàn bộ công nợ của Tranco, bao gồm các hợp đồng thế chấp và các cam kết về tài sản của Công ty; các khoản thua lỗ phát sinh; giải quyết 61 vụ tranh chấp còn hiệu lực…
Đây là những điều kiện không “dễ nuốt” nếu biết rằng, tổng tài sản của Tranco hiện chỉ có vẻn vẹn 122,538 tỷ đồng, trong khi các khoản nợ phải trả lên tới 336,5 tỷ đồng.
Theo nguồn tin của Báo Đầu tư, CIRI cũng đã đạt được thỏa thuận với hai chủ nợ lớn nhất của Tranco là Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam và Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam để tái cơ cấu các khoản vay. Đây là điều kiện tiên quyết để nhà đầu tư được đánh giá là khá mạo hiểm này vừa không phải ký quỹ 61 tỷ đồng (thay vào đó là giấy nhận nợ), vừa có thêm thuận lợi để tiến hành tái cơ cấu Tranco sau khi thương vụ hoàn tất.
Là một trong số 14 công ty trực thuộc Bộ GTVT, Tranco có ngành nghề kinh doanh chính là vận tải và đại lý vận tải đường bộ; xây dựng công trình giao thông; đào tạo nghề, xuất khẩu lao động. Tuy nhiên, sau một chuỗi những sai lầm trong quản trị doanh nghiệp, giá trị phần vốn nhà nước tại Tranco bị âm 217,7 tỷ đồng. Khối tài sản giá trị nhất của Tranco là 5 lô đất tại Hà Nội và 2 lô đất tại TP.HCM, nhưng chủ yếu là đất đi thuê hoặc đang bị đem thế chấp. Đây là lý do khiến đơn vị này không đủ điều kiện để cổ phần hóa.
“Để tránh phải phá sản doanh nghiệp, có điều kiện duy trì việc làm cho người lao động và tiếp tục giải quyết những tồn tại tài chính, việc bán doanh nghiệp theo phương thức kế thừa công nợ, lao động là lối thoát duy nhất”, Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Hồng Trường cho biết.
Theo kế hoạch của Bộ GTVT, việc bán Tranco sẽ phải hoàn tất từ tháng 8/2014, nhưng do phải đối chiếu một khối lượng công nợ khá lớn và phụ thuộc vào tiến độ quyết toán thuế tại các cục thuế địa phương nên mốc tiến độ đã phải qua 2 lần điều chỉnh. Hiện việc bán doanh nghiệp nhà nước đang ngập trong thua lỗ này được Bộ GTVT chốt là không chậm hơn 31/12/2015.
“Bản thân tập thể lãnh đạo và hơn 100 người lao động đang chật vật bám trụ tại Tranco cũng rất mong thương vụ này thành công để doanh nghiệp có thể bước sang một trang mới”, ông Thành nói.
-
Doanh nghiệp lưu ý trong tuân thủ quy định khai chứng từ đính kèm trong hồ sơ hải quan
-
Phát triển kinh tế tư nhân: Tạo xu thế, phong trào thi đua khởi nghiệp, làm giàu chính đáng
-
Khánh thành Nhà máy JVC số 2 quy mô 40.000 m2
-
Hội chợ spoga+gafa 2025: Cơ hội phát triển thị trường, khám phá xu hướng bền vững lĩnh vực đồ gỗ ngoài trời, gốm sứ
-
Doanh nghiệp Việt triển khai kế hoạch nhập khẩu hàng từ Mỹ -
Bài 1: Giải cứu bản năng sản xuất khỏi mê cung bất động sản -
Bệnh viện FV đầu tư 8 triệu USD cho hệ thống xạ phẫu Robot tích hợp AI -
Kiện toàn Ban Đổi mới và Phát triển doanh nghiệp Hà Nội -
Hà Nội yêu cầu khẩn trương cắt giảm 30% điều kiện đầu tư, giảm gánh nặng cho doanh nghiệp -
BSR nhận Hồ sơ thiết kế FEED Dự án Nâng cấp mở rộng Nhà máy lọc dầu Dung Quất -
Hai tập đoàn hạ tầng hàng đầu Việt Nam hưởng ứng mạnh mẽ Nghị quyết số 68
-
SeABank thông báo bổ sung nội dung hoạt động vào giấy phép hoạt động
-
SeABank được vinh danh “Ngân hàng tiên phong trong đổi mới quản trị vì sự phát triển bền vững”
-
Nên mua nhà trước hay sau khi sáp nhập tỉnh thành?
-
Yara Việt Nam bổ nhiệm tổng giám đốc mới
-
Becamex Tokyu hợp tác các sàn bất động sản hàng đầu để đưa chuẩn sống Nhật đến khách hàng Việt
-
Cần Thơ "mới": Cuộc đua "săn" thời cơ lịch sử của giới đầu tư chiến lược