
-
CPI tháng 6/2025 tăng 0,48%
-
Xuất khẩu điện tử, máy tính và linh kiện lập kỷ lục, 6 tháng đạt gần 48 tỷ USD
-
Hải Phòng: Đưa sản phẩm truyền thống và ẩm thực đến gần hơn với người tiêu dùng
-
Dấu ấn xuất nhập khẩu nửa đầu năm 2025
-
Xuất khẩu thủy sản tăng chậm trong tháng 6, doanh nghiệp nỗ lực dịch chuyển thị trường -
Giá xăng dầu đồng loạt giảm từ 930 - 1.210 đồng/lít,kg
![]() |
6 tháng 2022, kim ngạch nhập khẩu máy tính, sản phẩm điện tử và linh kiện tăng 26,7% so với cùng kỳ 2021, đạt gần 43 tỷ USD. |
Xuất khẩu hàng hóa 6 tháng đầu năm 2022 tăng 17,3% so với cùng kỳ năm trước, và như một lẽ tất yếu, hoạt động nhập khẩu hàng hóa, nguyên phụ liệu để phục vụ sản xuất hàng xuất khẩu, lẫn tiêu dùng trong nước cũng tăng tương ứng.
Tính chung 6 tháng 2022, nhập khẩu hàng hóa đạt 185,23 tỷ USD, tăng 15,5% so với cùng kỳ năm trước, trong đó khu vực kinh tế trong nước đạt 65,23 tỷ USD, tăng 15,2%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đạt 120 tỷ USD, tăng 15,6%.
6 tháng qua, cả nước đã có 30 mặt hàng nhập khẩu đạt trị giá trên 1 tỷ USD, chiếm tỷ trọng 87% tổng kim ngạch nhập khẩu.
Có tới 88,8% tổng kim ngạch hàng hóa nhập khẩu của Việt Nam trong 6 tháng đầu năm 2022 là nhóm hàng cần nhập khẩu, bao gồm: nguyên phụ liệu phục vụ sản xuất trong nước với kim ngạch đạt 164,5 tỷ USD, tăng 16,6% so với cùng kỳ năm 2021 (cùng kỳ tăng 35,6%), Bộ Công thương tính toán.
Trong đó, kim ngạch nhập khẩu máy tính, sản phẩm điện tử và linh kiện cao nhất, đạt 42,7 tỷ USD, tăng 26,7% so với cùng kỳ năm trước (cùng kỳ tăng 22,9%).
Kim ngạch nhập khẩu các mặt hàng khác cũng ghi nhận mức tăng cao như: than đá, tăng 129,5%; dầu thô tăng 48%; xăng dầu các loại tăng 118%; khí đốt hóa lỏng tăng 59%; sản phẩm khác từ dầu mỏ tăng 29%; hóa chất tăng 33%; phân bón tăng 32%; Lúa mì
tăng 30%; sản phẩm hóa chất tăng 27,3%; đậu tương tăng 25%; thép các loại tăng
22%...
Một số nhóm hàng ghi nhận giảm nhập khẩu là hạt điều giảm 39,5%; quặng và khoáng sản khác giảm 21%; Ô tô nguyên chiếc các loại (trừ xe dưới 9 chỗ) giảm 29%; máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng giảm 2,6%...
Đáng nói, kim ngạch nhập khẩu nhóm hàng cần hạn chế nhập khẩu 6 tháng đầu năm tăng 5,4% so với cùng kỳ năm trước, đạt 10,8 tỷ USD. Trong đó, kim ngạch nhập khẩu rau quả tăng 29%, Đá quý, kim loại quý và sản phẩm tăng 38,8%; chế phẩm thực phẩm khác tăng 31,8%.
Như vậy, sau nửa chặng đường năm 2022, cán cân thương mại hàng hóa ước tính xuất siêu 710 triệu USD (cùng kỳ năm trước nhập siêu 1,86 tỷ USD). Trong đó, khu vực kinh tế trong nước nhập siêu 15,97 tỷ USD; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) xuất siêu 16,68 tỷ USD.
Về thị trường nhập khẩu hàng hóa trong 6 tháng đầu năm 2022, Trung Quốc vẫn là thị trường nhập khẩu lớn nhất của Việt Nam với kim ngạch đạt 60,9 tỷ USD, chiếm gần 33% tổng kim ngạch nhập khẩu cả nước và tăng 14% so với cùng kỳ năm trước; tiếp theo là Hàn Quốc đạt 33,2 tỷ USD, tăng 30,7%; thị trường ASEAN đạt 24,4 tỷ USD, tăng 14,8%; Nhật Bản đạt 11,8 tỷ USD, tăng 8,8%; thị
trường EU đạt 8,1 tỷ USD, giảm 1,2%; Hoa Kỳ đạt 7,5 tỷ USD, giảm 3%.

-
Bộ Nông nghiệp và Môi trường quyết tâm xử lý tận cùng vấn đề an toàn thực phẩm -
Xuất khẩu thủy sản tăng chậm trong tháng 6, doanh nghiệp nỗ lực dịch chuyển thị trường -
Giá xăng E5 RON 92 và xăng RON 95 đồng loạt giảm về dưới 20.000 đồng/lít -
Giá xăng dầu đồng loạt giảm từ 930 - 1.210 đồng/lít,kg -
Nhập khẩu thép cán nóng khổ rộng tăng đột biến -
Giải quyết vấn đề “được mùa mất giá” cho nông sản Việt mùa thu hoạch -
Thỏa thuận Mỹ - Trung tác động tích cực tới thương mại
-
Vietcombank dẫn đầu ngành ngân hàng về đổi mới sáng tạo và ESG
-
Vietcombank giới thiệu Apple Pay đến chủ thẻ quốc tế Vietcombank JCB
-
Ngân hàng ngoại khuấy động thị trường bất động sản bằng chiến lược "cam kết dài hạn"
-
Acecook Việt Nam công bố chiến lược phát triển mới
-
Tập đoàn AEON chính thức ra mắt Chương trình Điểm thành viên “WAON POINT”
-
OBC Holdings ra mắt thị trường với dự án A&K Tower