
-
Mở rộng hợp tác đầu tư giữa doanh nghiệp Thái Bình và Hưng Yên tại KCN Liên Hà Thái
-
Avery Dennison bắt tay Shenzhou Group đầu tư nhà máy may mặc 4,7 triệu USD
-
Giảm thuế giá trị gia tăng tác động ngay tới sản xuất, kinh doanh
-
Doanh nghiệp Thái Bình - Hưng Yên trao đổi kinh nghiệm, hợp tác phát triển
-
Hội chợ Thaifex - Anuga Asia 2025: Nơi truyền cảm hứng và sáng tạo cho ngành Thực phẩm và Đồ uống tại châu Á -
Tập đoàn ROX Group tròn 29 tuổi
![]() |
Top 10 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam năm 2021 |
Ngày 30/11/2021, Công ty Cổ phần Báo cáo Đánh giá Việt Nam (Vietnam Report) phối hợp cùng Báo VietnamNet công bố Bảng xếp hạng VNR500 - Top 500 Doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam năm 2021. Đồng thời, Vietnam Report cũng công bố Bảng xếp hạng Top 500 Doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam năm 2021.
Theo VNR, trải qua gần 2 năm kể từ khi đại dịch COVID-19 bắt đầu bùng phát, kinh tế Việt Nam đang phải đối mặt với những khó khăn, thách thức to lớn. Nhìn chung, các chỉ số kinh tế vĩ mô đều cho thấy nền kinh tế đã bị “tổn thương” trên nhiều phương diện và cần nhiều nỗ lực để hướng đến một giai đoạn hồi phục và tiếp tục tăng trưởng. Năm 2020, mặc dù thành công trong việc duy trì mức tăng trưởng dương nhưng tăng trưởng kinh tế của Việt Nam đã giảm xuống mức 2,9%. Tuy nhiên, với những giải pháp giãn cách xã hội nghiêm ngặt để phòng chống dịch thì đến quý III/2021, tăng trưởng kinh tế suy giảm kỷ lục với mức -6,17% so với cùng kỳ năm 2020. Tính chung trong 9 tháng đầu năm 2021 thì tỷ lệ tăng trưởng của nền kinh tế chỉ đạt 1,42% và đây là mức tăng trưởng chậm nhất kể từ khi Việt Nam tiến hành công cuộc Đổi mới (năm 1986) đến nay.
![]() |
Top 10 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam 2021 |
Hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trong bảng xếp hạng VNR500 năm 2021 chịu ảnh hưởng đáng kể. Trong đó, tỷ suất sinh lời trên tài sản (ROA) bình quân và tỷ suất sinh lời trên doanh thu (ROS) bình quân của các doanh nghiệp bị giảm so với Bảng xếp hạng VNR500 năm 2020. Cụ thể, ROA bình quân của các doanh nghiệp VNR500 năm nay đạt 5,31% - giảm 0,42 điểm phần trăm so với Bảng xếp hạng VNR500 năm 2020. Chỉ số ROS bình quân cũng giảm xuống 6,15% so với mức 6,58% của năm ngoái. Ở chiều ngược lại, tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu (ROE) bình quân tăng nhẹ từ 16,24% trong Bảng xếp hạng VNR500 năm 2020 lên 16,42% trong năm nay.
![]() |
Xét theo khu vực kinh tế, khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) vẫn ghi nhận hiệu quả sử dụng tài sản và vốn chủ sở hữu cùng hiệu suất sinh lời trên doanh thu tốt hơn rất nhiều so với hai khu vực kinh tế còn lại là khu vực Nhà nước và khu vực tư nhân.
Điểm sáng hiếm hoi đáng ghi nhận là trong khi các chỉ số này của hai khu vực FDI và Tư nhân đều cho thấy xu hướng giảm nhẹ so với năm trước, thì đối với khu vực kinh tế Nhà nước, các chỉ số đo lường hiệu quả sử dụng tài sản, vốn, khả năng sinh lời trên doanh thu có dấu hiệu tăng, đặc biệt chỉ số ROS có mức tăng nhiều nhất, 1,82 điểm phần trăm so với Bảng xếp hạng năm 2020.
-
Hanel góp mặt tại triển lãm thành tựu trong phát triển kinh tế tư nhân -
Hội chợ Thaifex - Anuga Asia 2025: Nơi truyền cảm hứng và sáng tạo cho ngành Thực phẩm và Đồ uống tại châu Á -
Bộ Công thương tính áp thuế suất 0% với gạo nhập từ Campuchia -
Tập đoàn ROX Group tròn 29 tuổi -
PTSC cung cấp tàu FSO cho Dự án khí Lô B - Ô Môn -
ĐHĐCĐ Nhựa Tiền Phong 2025: Đặt mục tiêu doanh thu 6.000 tỷ đồng, lợi nhuận 856 tỷ đồng -
Khoa học công nghệ: Nền tảng đưa Petrovietnam bước vào kỷ nguyên mới
-
Chiến lược phát triển đa ngành, tăng trưởng bền vững của Doanh nghiệp Nhơn Tân
-
AgriS đồng hành cùng Chính phủ trong chiến lược đột phá nền kinh tế tư nhân và nông nghiệp công nghệ cao
-
Đổi mới sáng tạo trong hành động: Báo cáo chiến lược mới mở ra lộ trình phát triển thử nghiệm lâm sàng tại Việt Nam
-
Môi giới bất động sản tăng 30% khách tiềm năng nhờ công nghệ
-
Wink Hotels ra mắt căn hộ Wink Live© Serviced Residences tại Hải Phòng
-
Đổi mới sáng tạo - Động lực chiến lược nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Việt