-
Thâm hụt ngân sách của Mỹ tăng thêm gần 40% -
Kinh tế Mỹ có cần đến những cải cách lớn sau khi ông Trump nhậm chức? -
Thương mại toàn cầu năm 2025: Tìm cơ hội trong bất ổn -
Mỹ siết chặt kiểm soát lưu thông chip AI trên toàn cầu -
Chứng khoán Trung Quốc có khởi đầu năm tệ nhất kể từ năm 2016 -
IMF: Tăng trưởng toàn cầu năm 2025 ổn định, lạm phát tiếp tục giảm
Chỉ số Shanghai Composite nhích 0,17% trong phiên giao dịch sáng nay 25/5. Ảnh: AFP |
Chứng khoán Australia dẫn đầu sóng tăng điểm tại khu vực với chỉ số ASX 200 bật tăng 1,67% lên 5.588,90 điểm khi cổ phiếu của hầu hết các ngành đều đi lên. Tại Nhật Bản, chỉ số Nikkei 225 cũng ghi nhận mức tăng cao với 1,36% trong khi chỉ số Topix tăng sát nút 1,24%. Trên thị trường Hàn Quốc, chỉ số Kospi nhích 0,44%.
Chứng khoán Trung Quốc đại lục sáng nay nhích nhẹ với chỉ số Shanghai Composite tăng 0,17% còn mức tăng của chỉ số Shenzhen Composite nhỉnh hơn với 0,2%. Tại Hong Kong, chỉ số Hang Seng mất 0,95%, nối tiếp đà giảm điểm của phiên giao dịch ngày 22/5.
Thị trường chứng khoán Singapore, Ấn Độ và Indonesia hôm nay đóng cửa nghỉ lễ.
Chứng khoán châu Á lao dốc trong phiên giao dịch cuối tuần trước 22/5 sau khi Trung Quốc công bố dự thảo luật an ninh quốc gia mới. Nếu được thực thi, luật này sẽ giúp Bắc Kinh tăng quyền kiểm soát đối với Hong Kong, nhưng có thể kích động các cuộc biểu tình ủng hộ dân chủ tại đặc khu này. Dự thảo luật an ninh quốc gia mới được công bố khi Quốc hội Trung Quốc khai mạc phiên họp thường niên vào ngày 22/5 và kết thúc vào ngày 28/5.
“Độ nhạy rủi ro trên thị trường đã được kiểm chứng trong phiên giao dịch thứ 6 (ngày 22/5) khi Trung Quốc công bố luật an ninh quốc gia đối với Hong Kong. Mức suy giảm trên thị trường chứng khoán châu Á đã kéo theo phiên giao dịch khá phẳng lặng tại châu Âu và Mỹ”, Hayden Dimes, chuyên gia phân tích từ Bộ phận nghiên cứu của Tập đoàn ANZ bình luận.
Việc Trung Quốc công bố dự luật an ninh quốc gia đối với Hong Kong vấp phải sự chỉ trích gay gắt của các quan chức Mỹ. Cố vấn an ninh quốc gia Nhà Trắng Robert O’Brien cho biết nếu Bắc Kinh thực thi luật gây tranh cãi trên, chính quyền Washington có thể sẽ áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với Bắc Kinh.
Trong khi đó, trả lời báo chí hôm 24/5, Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị cho biết một số thế lực chính trị ở Mỹ đang lợi dụng quan hệ Trung - Mỹ làm “con tin” và đẩy hai nền kinh tế vào “cuộc chiến tranh lạnh mới”.
Thị trường tiền tệ sáng nay ghi nhận chỉ số đô la Mỹ so với các đồng tiền mạnh khác trượt nhẹ từ mức 99,863 thiết lập tuần trước về 99,806. Các chuyên gia tiền tệ tại Ngân hàng Commonwealth (Australia) dự báo đô la Mỹ tuần này sẽ đối mặt với nguy cơ tăng giá. “Căng thẳng Mỹ - Trung gia tăng có thể khiến thỏa thuận thương mại giai đoạn 1 giữa hai quốc gia này gặp rủi ro. Dù không phải là kịch bản trung tâm mà chúng tôi dự báo, nhưng nếu Mỹ hoặc Trung Quốc rút khỏi thỏa thuận thương mại giai đoạn 1, (đồng đô la Mỹ) sẽ tăng vọt”, các chuyên gia ANZ bình luận.
Đồng yên Nhật Bản sáng nay mạnh lên đáng kể và quy đổi 107,65 JPY/USD còn đô la Australia gần như đứng giá ở mức 1 AUD/0,6537 USD.
Giá dầu trên thị trường châu Á sáng nay sụt giảm với dầu thô giao kỳ hạn của Mỹ trượt giá 0,48% còn 33,09 USD/thùng.
-
Xuất nhập khẩu của Trung Quốc bất ngờ tăng tốc -
Apple gặp khó tại thị trường Trung Quốc -
Chứng khoán Trung Quốc có khởi đầu năm tệ nhất kể từ năm 2016 -
Mỹ ước tính thiệt hại gần 150 tỷ USD do thảm kịch cháy rừng tại Los Angeles đầu năm 2025 -
IMF: Tăng trưởng toàn cầu năm 2025 ổn định, lạm phát tiếp tục giảm -
EU gom mua LNG của Nga với khối lượng kỷ lục -
Các ngân hàng Trung Quốc gặp thách thức lớn
- Hội thảo khoa học quốc tế lần thứ 7 về kế toán, kiểm toán và tài chính
- MM Mega Market "bung lụa" với loạt deal khủng đón Tết Ất Tỵ
- Coca-Cola khởi động Lễ hội chào đón năm mới 2025 với kỷ lục thế giới
- Tập đoàn DIC khẳng định vị thế 7 năm liên tục trong bảng xếp hạng VNR500
- MSD Việt Nam giành "cú đúp" giải thưởng tại HR Asia Awards 2024
- Indochina Capital - 25 năm giữ vị trí tiên phong trên thị trường bất động sản Việt Nam