Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Sáu, Ngày 29 tháng 03 năm 2024,
Chiến lược M&A của Vinamilk: Đồng thuận để phát triển bền vững
Xuân Hạnh - 18/05/2020 08:25
 
M&A cũng là một chiến lược chủ chốt để đưa Vinamilk vào Top 30 công ty sữa lớn nhất thế giới về doanh thu.

Năm 2019, thương vụ M&A giúp điều hành, quản trị MCM của Vinamilk là Top 10 các thương vụ M&A của năm, nhưng từ nhiều năm trước, Vinamilk đã thực hiện nhiều thương vụ đình đám và nhìn lại, đều đang gặt hái các hiệu quả về hoạt động sản xuất kinh doanh, đơn cử là Mua nhà máy sữa Driftwood tại Mỹ hay đầu tư sở hữu 65% cổ phần của Công ty TNHH đường Khánh Hòa và thành lập Công ty cổ phần Đường Việt Nam Vietsugar.

Sở hữu 65% cổ phần của công ty TNHH đường Khánh Hòa đã đưa Vinamilk
Sở hữu 65% cổ phần của công ty TNHH đường Khánh Hòa đã đưa Vinamilk "bước chân" vào lĩnh vực mía đường dần hoàn thiện chuỗi cung ứng và chủ động nguyên liệu

Có thể nói, đàm phán mua lại các công ty có kinh nghiệm trong lĩnh vực, nhưng hoạt động chưa hiệu quả, sinh lời do vấn đề quản lý quản trị, tài chính và công nghệ, trong khi là những thế mạnh của Vinamilk. Cải tổ, tái cấu trúc và có chiến lược về quản lý, đầu tư công nghệ đúng, các công ty con này đều đang cho thấy hiệu quả kinh doanh tốt. 

Năm 2013, Vinamilk chi 10 triệu USD mua lại nhà máy sữa tại Mỹ là Driftwood. Nhà máy thành lập năm 1920 và đến nay đã có lịch sử lâu đời 100 năm tại bang Califonia và là nhà cung cấp sữa cho hệ thống trường học Nam California hơn 50 năm qua. Đến năm 2016 chính thức sở hữu 100%. Sau khi Vinamilk tham gia, tình hình sản xuất kinh doanh đã có sự chuyển biến, ghi nhận doanh thu hơn 100 triệu USD. Năm 2019, Vinamilk tăng gấp đôi vốn đầu tư lên 20 triệu USD cho công ty này. Bất chấp các biến động lớn tại thị trường Mỹ, ghi nhận doanh thu 2019 là 114 triệu USD.

Có cùng công thức M&A tương tự Driftwood, Vinamilk chính thức tiếp quản và tham gia điều hành Vietsugar vào cuối năm 2017 và đầu năm 2018. Ngay khi hoàn tất thương vụ Vietsugar, chính thức “bước chân” vào lĩnh vực mía đường, Vinamilk đã thực hiện chuyển đổi mô hình quản  trị công ty từ quản lý tập trung theo định hướng cá nhân sang quản trị công ty theo các nguyên tắc quản trị công ty tốt nhất dựa trên các giá trị đã được xác định trước.

Năm 2013, Vinamilk tiến hành M&A Driftwood và đến 2016 chính thức sở hữu 100%, đạt doanh thu 119 triệu USD vào năm 2019
Năm 2013, Vinamilk tiến hành M&A Driftwood và đến 2016 chính thức sở hữu 100%, đạt doanh thu 119 triệu USD vào năm 2019.

Vinamilk đã triển khai và đưa vào vận hành hệ thống phần mềm quản lý doanh nghiệp ERP cho Vietsugar từ ngày 01/04/2018 nhằm quản lý và kiểm soát công tác kế toán tài chính, quản lý hàng tồn kho, quản lý sản xuất… tốt hơn, đồng thời tích hợp vào hệ thống ERP của tập đoàn.

Đồng thời, Vinamilk đã hoàn thiện các quy trình quản lý tài chính mà Vinamilk đã áp dụng thành công nhiều năm qua, gồm: quản lý tiền, quản lý hàng tồn kho, quản lý công nợ phải thu/ phải trả và quan trọng nhất là xử lý dứt điểm các tồn tại trước đây của Vietsugar như khói thải, xả thải gây ô nhiễm môi trường đối với dân cư trong địa bàn, đưa Vietsugar đi vào hoạt động bình thường và không để xảy ra các sự cố tương tự như trước đây. Được UBND Tỉnh Khánh Hòa đánh giá cao về sự thay đổi rất nhanh bộ mặt của Công ty Đường Khánh Hòa cũ đảm bảo tạo công ăn việc làm, an sinh xã hội, đóng góp cho địa phương.

Ngoài ra, Vinamilk còn đồng hành cùng bà con nông dân, chính sách tam nông & góp phần ổn định an sinh xã hội của địa phương. Bằng các giải pháp quyết liệt trên cơ sở đồng thuận, Vinamilk đã đưa doanh thu tăng gấp 3 lần, lợi nhuận từ con số âm đã có lãi, và lợi nhuận 2019 tăng hơn 200% so với 2018. Đối với công ty mẹ, Vietsugar giúp  Vinamilk dần hoàn thiện chuỗi cung ứng và chủ động nguyên liệu.

Đặc biệt đối với VietSugar, Vinamilk còn có kinh nghiệm làm với người Nông dân chăn nuôi bò sữa nên tiến tới áp dụng với bà con trồng mía, xây dựng vùng nguyên liệu mía đường chất lượng, chính sách tam nông, phát triển bền vững.

Với các dự án M&A khác, sau khi Vinamilk tham gia điều hành, quản trị cũng đang ghi nhận tin tức cực. Sau khi hoàn tất mua 75% vốn tại GTNfoods thì đơn vị đã cơ cấu xong nhân sự, tổ chức cuộc họp ĐHĐCĐ thường niên thông qua các vấn đề quan trọng tại thành viên mới này.

Trong nhiều năm nay, biên lợi nhuận gộp của GTNfoods khoảng 15%. Quý đầu tiên về chung nhà với Vinamilk, biên lợi nhuận gộp của doanh nghiệp sở hữu thương hiệu Mộc Châu Milk đã cải thiện đáng kể lên 26,3%. Lợi nhuận sau thuế quý I đạt 40 tỉ đồng cao gấp 2,3 lần so với cùng kỳ năm ngoái. Về “chung nhà” với Vinamilk, Vilico (VLC) báo lãi quý I/2020 tăng 30% (Vilico hiện là công ty con của CTCP GTNfoods (mã GTN) do đó cũng thuộc sở hữu của VNM). Tăng trưởng lợi nhuận chủ yếu đến từ công ty con là Mộc Châu Milk với việc tổ chức lại hệ thống phân phối, tối ưu bán hàng và tiết giảm chi phí hoạt động.

Những bước đi chiến lược M&A đã đưa Vinamilk lọt Top 10 công ty có chiến lược M&A tiêu biểu nhất thập kỷ 2009 – 2018.

Tính tới thời điểm nay, Vinamilk đang có thấy sự chắc chắn của mình trong M&A. M&A cũng là một chiến lược chủ chốt được công ty xác định để đưa Vinamilk vào Top 30 công ty sữa lớn nhất Thế giới về doanh thu. 

Bà Mai Kiều Liên ứng cử vào HĐQT GTNFoods
4/5 ứng cử viên trong HĐQT nhiệm kỳ mới là các nhân sự từ Vinamilk, bao gồm một thành viên HĐQT độc lập.
Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư