-
Viettel và NVIDIA huấn luyện tiếng Việt cho AI; Thilogi sẽ đến Mỹ; Vietjet bắt tay Xanh SM -
Ra mắt thương hiệu Merry Plaza với mô hình thương mại tích hợp linh hoạt đầy tiềm năng -
EU điều tra phòng vệ thương mại mới các sản phẩm hợp kim mangan và silicon -
Biwase chọn Cnim Martin cung cấp thiết bị lò đốt rác sinh hoạt thứ hai tại Bình Dương -
Mở khóa ngoại giao công nghệ bằng trái tim chân thành -
Chính sách công nghiệp cần tập trung khắc phục những hạn chế cố hữu
Xây dựng sản phẩm mang lại giá trị thật cho khách hàng và đối tác là hướng đi giúp doanh nghiệp thành công trên thị trường mua trước, trả sau. |
Thị trường tiềm năng
Theo ResearchAndMarkets, việc áp dụng thanh toán mua trước, trả sau (buy now, pay later - BNPL) sẽ tăng trưởng đều đặn, dự báo tốc độ tăng trưởng kép hàng năm (CAGR) trong giai đoạn 2023 - 2028 đạt tới 31,1%. Tổng giá trị hàng hóa mua trước, trả sau trong nước sẽ tăng từ 1.447,1 triệu USD vào năm 2022 lên 8.820,6 triệu USD vào năm 2028.
Một trong những yếu tố chính thúc đẩy sự phát triển của thị trường mua trước, trả sau tại Việt Nam là dân số trẻ và am hiểu công nghệ, những người ưa thích các phương thức thanh toán linh hoạt và thuận tiện hơn.
Bên cạnh đó, dịch vụ mua trước, trả sau “nở rộ” nhờ hoạt động thương mại điện tử phát triển mạnh. Đặc biệt, đại dịch Covid-19 đã đẩy nhanh quá trình chuyển đổi sang mua sắm trực tuyến và thương mại điện tử của người tiêu dùng, thúc đẩy nhu cầu đối với các sản phẩm mua trước, trả sau.
Theo nghiên cứu của Bain, Việt Nam có thể trở thành nền kinh tế Internet lớn thứ 2 tại Đông Nam Á vào năm 2025 với tổng giá trị giao dịch có thể đạt mốc 57 tỷ USD. Con số này chỉ xếp sau tổng giá trị giao dịch của quốc gia đông dân nhất Đông Nam Á là Indonesia với 146 tỷ USD.
Ông Moin Uddin, Giám đốc điều hành SmartPay đánh giá, thị trường mua trước, trả sau phát triển vượt bậc trong thời gian qua vì nó giải quyết nhu cầu tài chính tiêu dùng cho phân khúc khách hàng gặp khó khi tiếp cận các dịch vụ vay tiêu dùng thông thường, hoặc phải chứng minh tài chính.
Theo chuyên gia, trong vòng 3 năm tới, mua trước, trả sau sẽ trở thành hình thức chi trả phổ biến với người dùng tại Việt Nam.
Thống kê của Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam cho thấy, năm 2022, quy mô giao dịch thương mại điện tử bán lẻ chiếm khoảng 8,5% tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng. Xét riêng lĩnh vực bán lẻ hàng hóa, năm 2022, bán lẻ hàng hóa trực tuyến chiếm khoảng 7,2% tổng mức bán lẻ hàng hóa, cao hơn mức 6,7% của năm 2021.
Trong nửa đầu năm nay, tình hình kinh tế khó khăn, song thương mại điện tử vẫn tiếp tục là một trong những lĩnh vực “sáng” nhất, tăng trưởng nhanh và ổn định.
Hầu hết người mua hàng cho biết, hình thức mua trước, trả sau có thể thay thế phương thức thanh toán truyền thống như thẻ tín dụng. Để sử dụng dịch vụ mua trước, trả sau, khách hàng chỉ cần đăng ký tài khoản trên ứng dụng, cung cấp thông tin cá nhân và đăng ký khoản vay, mà không cần chứng minh thu nhập.
Nhu cầu tiêu dùng của người dân ngày càng tăng, nhất là với những sản phẩm có giá trị lớn như điện thoại, máy tính, đồ gia dụng, ô tô, xe máy…, hay các dịch vụ chăm sóc sức khỏe, thẩm mỹ… Trong khi đó, nhu cầu tín dụng cũng tăng cao vì thời gian vừa qua, rất nhiều người gặp khó khăn về tài chính.
Dịch vụ mua trước, trả sau vì thế càng trở nên hấp dẫn và chào đón nhiều đơn vị trong và ngoài nước tham gia, trong đó có cả start-up kỳ lân (unicorn), những nhà khởi nghiệp giai đoạn đầu, các ngân hàng, công ty tài chính và ví điện tử...
Cạnh tranh gay gắt, nhiều đối thủ dừng cuộc chơi
Một loạt tên tuổi xuất hiện trên thị trường mua trước, trả sau tại Việt Nam thời gian qua có thể kể đến như: Fundiin, Kredivo, Aftee, Insta.vn, Home Paylater, Lotte Finance, Easygop, Heno, Movi, HDBank's Muadee, Paydi, Kaypay, Flik, Ree-Pay, Atome, Litpay, Wowmelo, Paylater.vn, Haloo.vn, Zima.vn, Kbank, Getslash.vn, Monex.vn, App Buyit BNPL, Kaypay, Akulaku, ZaloPay…
Tuy nhiên, sau giai đoạn phát triển bùng nổ và cạnh tranh khốc liệt, thị trường mua trước, trả sau đang rơi vào “mùa đông”. Khoảng 10 đơn vị đã rời bỏ thị trường và theo quan sát của giới chuyên môn, tiếp theo, có thể sẽ có thêm hai tên tuổi nữa phải chia tay.
Tháng 5/2023, Atome - start-up cung cấp dịch vụ mua trước, trả sau có trụ sở tại Singapore đã tuyên bố dừng tất cả các hoạt động kinh doanh tại Việt Nam sau hơn 1 năm thâm nhập thị trường. Lý do được Atome đưa ra là, đóng góp của Atome Việt Nam vào hoạt động kinh doanh chung của Công ty còn nhiều hạn chế, dù tại đây, start-up này đã có hơn 100 đối tác.
Mua trước, trả sau là một loại hình tài trợ tín dụng ngắn hạn, cho phép người tiêu dùng mua và nhận hàng ngay, nhưng việc thanh toán có thể chia thành nhiều đợt trong tương lai. Đặc biệt, phương thức thanh toán này thường không phải chịu lãi suất trong thời gian quy định.
Tuy nhiên, vấn đề sẽ xảy ra nếu người dùng bỏ lỡ một lần thanh toán và điều này sẽ ảnh hưởng đến điểm tín dụng của họ. Thậm chí, một số người có thể mất khả năng chi trả khi cùng lúc phát sinh nhiều khoản nợ.
Thông tin trên khiến nhiều người bất ngờ, do Atome vốn được hậu thuẫn mạnh mẽ về nguồn vốn bởi tập đoàn tỷ đô Advance Intelligence Group. Tập đoàn này đã huy động được 80 triệu USD từ Warburg Pincus và Northstar Group.
Sau khi rút khỏi Việt Nam, Atome vẫn hoạt động ở một số thị trường khác trong khu vực Đông Nam Á, gồm Singapore, Indonesia, Malaysia, Thái Lan và Philippines. Công ty tiếp tục tập trung xây dựng trên nền tảng công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI) và dữ liệu hành vi để cung cấp các đề xuất được cá nhân hóa cho người dùng.
Một start-up khác hoạt động trong lĩnh vực mua trước, trả sau, có trụ sở tại Việt Nam là Ree-pay cũng đang “im hơi lặng tiếng”. Trước đó, Ree-Pay tuyên bố trở thành đối tác quan trọng của các doanh nghiệp bán lẻ và thương mại điện tử như Maison, Haravan, MoMo...
Ông Dragan Bozic, Nhà sáng lập, CEO Ree-Pay từng rất tự tin về tiềm năng của thị trường trong khu vực khi các giải pháp mua trước, trả sau tăng vọt. Ree-Pay kỳ vọng trở thành nhà cung cấp dịch vụ mua trước, trả sau số 1 tại Việt Nam và top 3 tại thị trường Đông Nam Á trong năm 2023.
Thực tế cho thấy, tham vọng của Ree-Pay khó thành hiện thực, khi số lượng doanh nghiệp tham gia thị trường mua trước, trả sau tại Việt Nam đang ngày một nhiều lên.
Chiến lược để trụ vững trên thị trường
Rất tiềm năng, nhưng thị trường mua trước, trả sau nói riêng và vay tiêu dùng nói chung luôn phải đối diện với nhiều khó khăn, thách thức, trong đó, nợ xấu là tâm điểm hàng đầu.
Tuy nhiên, theo ông Nguyễn Ảnh Cường, CEO Fundiin, nợ xấu chỉ là một trong số những vấn đề của doanh nghiệp, vì khi doanh nghiệp mở rộng, có quy mô lớn, thì mới phải tính tới chuyện nợ xấu. Còn đối với các doanh nghiệp nhỏ, thì vấn đề chính nằm ở chỗ: không có “cửa” để mở rộng.
Có nhiều đơn vị sẽ ưu tiên mở rộng quy mô trước để có thể huy động vốn. Nhưng khi thị trường vốn gặp khó khăn, nhà đầu tư nhìn vào chỉ số rủi ro và chỉ số lợi nhuận, thì chiến lược này không đúng nữa.
Ông Cường cho rằng, chiến lược mở rộng trước, kiểm soát rủi ro sau không còn hợp thời trong thị trường mua trước, trả sau hiện nay.
Là một trong những tên tuổi tiên phong trên thị trường mua trước, trả sau tại Việt Nam, từ năm 2019, Fundiin đã áp dụng chiến lược kiểm soát rủi ro trước, mở rộng sau, với định hướng tăng trưởng bền vững.
Trong giai đoạn thị trường nhiều biến động, Fundiin không ồ ạt mở rộng quy mô ngay sau khi gọi vốn thành công, mà dành nhiều thời gian tìm hiểu và điều chỉnh các thuật toán rủi ro phù hợp với ngành hàng này trước khi mở rộng. Nửa đầu năm nay, Fundiin tập trung xây dựng văn hóa doanh nghiệp và thu hút nhân tài, tạo nền tảng vững chắc để triển khai kế hoạch mở rộng trong 6 tháng cuối năm.
“Về mặt thị trường, Fundiin vẫn hướng đến xây dựng sản phẩm mang lại giá trị thật cho khách hàng và đối tác. Do đó, chúng tôi đã và đang làm rất tốt về mặt sản phẩm khi luôn đạt những chỉ số trải nghiệm khách hàng tốt nhất, như thời gian hoàn thành hồ sơ, tỷ lệ duyệt, quy trình không cần tải app… Fundiin cũng là đơn vị hiếm hoi theo đuổi sản phẩm miễn phí, miễn lãi nhằm mang đến quyền lợi tốt nhất cho người tiêu dùng, nhờ đó đã có được sự tin tưởng và đồng hành không chỉ từ người tiêu dùng, mà còn từ 500 đơn vị bán lẻ”, ông Cường chia sẻ.
Trên thực tế, bên cạnh áp lực tăng trưởng, các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ mua trước, trả sau còn phải đối mặt với những thách thức như mức độ cạnh tranh cao, vấn đề minh bạch, hay quản lý rủi ro tín dụng…
Theo ông Phạm Nam Anh, Giám đốc vận hành Heno (cung cấp giải pháp mua trước trả sau các dịch vụ chăm sóc sức khỏe và làm đẹp), để gia nhập và thành công trên thị trường mua trước, trả sau, doanh nghiệp cần tạo ra sự khác biệt, tập trung đầu tư công nghệ, tìm kiếm đối tác tài chính để gia tăng sức mạnh...
Hiện nay, các quy định pháp luật vẫn mở cửa cho sự phát triển của mô hình mua trước, trả sau ở Việt Nam. Các start-up không gặp nhiều rào cản về pháp lý khi muốn tham gia thị trường. Ông Nam Anh cho rằng, điều này tạo điều kiện cho thị trường bùng nổ, nhưng nếu cơ quan quản lý đưa ra khung pháp lý, định nghĩa cụ thể về mô hình mua trước, trả sau..., thì sẽ giúp cải thiện mô hình này chất lượng hơn, tránh việc “núp bóng”, khiến người dùng hiểu sai về dịch vụ mua trước, trả sau ở Việt Nam.
Đối với các nền tảng, cũng cần lưu ý về mặt quản lý và chia sẻ dữ liệu mua trước, trả sau, vì càng nhiều đơn vị tham gia, thì số lượng giao dịch sẽ càng bùng nổ.
-
Viettel và NVIDIA huấn luyện tiếng Việt cho AI; Thilogi sẽ đến Mỹ; Vietjet bắt tay Xanh SM -
Ra mắt thương hiệu Merry Plaza với mô hình thương mại tích hợp linh hoạt đầy tiềm năng -
EU điều tra phòng vệ thương mại mới các sản phẩm hợp kim mangan và silicon -
Biwase chọn Cnim Martin cung cấp thiết bị lò đốt rác sinh hoạt thứ hai tại Bình Dương
-
Mở khóa ngoại giao công nghệ bằng trái tim chân thành -
Chính sách công nghiệp cần tập trung khắc phục những hạn chế cố hữu -
Công ty Chứng khoán DSC nhận định tích cực về triển vọng cổ phiếu HHV trong năm 2025 -
Liên minh Doanh nhân Vùng Vịnh lớn thúc đẩy đầu tư vào Việt Nam -
ThaiBinh Seed ghi dấu ấn với Giải Vàng Chất lượng quốc gia -
Tanimex đề xuất giải pháp đẩy nhanh tiến độ chuyển đổi khu công nghiệp Tân Bình -
Vinhomes và Tập đoàn Nomura Real Estate hợp tác chiến lược trong lĩnh vực phát triển bất động sản
-
1 Làm rõ quy mô đầu tư cao tốc Nha Trang - Liên Khương trị giá 25.058 tỷ đồng -
2 Liên danh CRBC - CT Group đề xuất đầu tư dự án cao tốc TP.HCM - Mộc Bài -
3 Hoàn thiện cơ chế cho trung tâm tài chính quốc tế -
4 Liên doanh Cảng Quốc tế Mỹ Thuỷ đề xuất 8 dự án tại Quảng Trị -
5 Tin vắn Đầu tư Online ngày 21/12
- Nhà máy Quang Lân - Sơn Tuylips đồng hành cùng xu hướng "Marketing Xanh"
- Tủ đông Kangaroo là Sản phẩm hiệu suất năng lượng cao nhất 2024
- Chào bán phần vốn góp của Công ty cổ phần Tổng công ty Tín Nghĩa tại Công ty cổ phần Đầu tư Tín Nghĩa Á Châu
- Doanh nghiệp xuất nhập khẩu gia tăng lợi thế từ giải pháp Techcombank
- Đăng tin bất động sản dễ dàng, nhanh chóng với nền tảng Radanhadat.vn
- Giải pháp tài chính trọn gói dành cho doanh nghiệp SME và Start-up