
-
[Longform] Đại hội đại biểu Đảng bộ VNPT lần thứ XXV: Đổi mới, đột phá đưa VNPT lên tầm cao mới
-
Nhà máy lọc dầu Dung Quất: Chuyện chưa kể về nhiên liệu đặc chủng cho quốc phòng
-
Petrovietnam nhắm mục tiêu mỗi tháng vận hành 1 công trình mới
-
Vietnam Airlines ra mắt chương trình LotusBiz cho tổ chức và doanh nghiệp
-
Xoay chuyển tình thế trong phòng vệ thương mại -
Xác định chủ sở hữu hưởng lợi: Chuyển đổi số để giảm chi phí tuân thủ cho doanh nghiệp
![]() |
Bộ Công thương là đại diện quản lý phần vốn nhà nước tại hai ông lớn ngành bia là Sabeco và Habeco. Ảnh minh hoạ. Nguồn: Internet |
Sabeco và Habeco đã thực hiện việc cổ phần hóa được hơn 8 năm và hiện vẫn chưa thực hiện niêm yết trên thị trường chứng khoán. Nhà nước đang nắm 89,59% vốn điều lệ tại Sabeco và 82% vốn điều lệ tại Habeco.
10 doanh nghiệp còn lại gồm có Tổng công ty cổ phần Bảo Minh (mã chứng khoán: BMI) với tỷ lệ Nhà nước đang nắm giữ là 50,7%; Tổng công ty cổ phần Tái bảo hiểm quốc gia (VNR) có tỷ lệ vốn Nhà nước đang nắm giữ là 40,36%; Công ty Cơ khí và Khoáng sản Hà Giang (HGM) có vốn 46,6% vốn nhà nước; Công ty Nhựa Thiếu niên Tiền Phong (NTP) có 37,1% vốn Nhà nước; Công ty Hạ tầng và bất động sản Việt Nam (VIID) với 47,6% vốn Nhà nước; Công ty Nhựa Bình Minh (BMP) có 29,6% vốn Nhà nước; Công ty Sữa Việt Nam (VNM) có 45,1% vốn nhà nước; Công ty cổ phần FPT (FPT) có 6% vốn nhà nước; Công ty cổ phần Xuất nhập khẩu Sa Giang (SGC) có 45,1% vốn nhà nước; Công ty viễn thông FPT (FPT Telecom) có 50,17% vốn nhà nước.
Cuộc họp chiều nay cũng được giới đầu tư rất trông chờ bởi các doanh nghiệp nằm trong danh sách nói trên đều là những hàng hot được săn đón trên thị trường chứng khoán thời gian qua.
Trước đó 10 ngày trước, Phó thủ tướng Vương Đình Huệ cũng đã nghe các bộ, ngành liên quan báo cáo phương án và lộ trình thoái vốn nhà nước tại các doanh nghiệp nói trên.
Bởi vậy, cuộc họp chiều nay được trông chờ là sẽ đưa ra những quyết định chính thức về thời điểm cũng như tỷ lệ thoái tiếp vốn nhà nước tại các doanh nghiệp này. Nguồn tin của Báo Đầu tư cho hay, rất có thể việc bán tiếp phần vốn nhà nước tại hai ông lớn này sẽ được thực hiện ngay trong năm nay với mức độ mạnh mẽ. Thậm chí đã có ý kiến đề xuất, thoái toàn bộ vốn nhà nước tại Habeco và Sabeco.
Vinamilk hiện đã lên niêm yết trên sàn chứng khoán và có mức vốn hóa hơn 9 tỷ USD ở thời điểm đầu tháng 8/2016, lớn nhất thị trường chứng khoán Việt Nam. Ngoài 13 nhà máy tại Việt Nam, Vinamlik còn có nhà máy tại Mỹ, New Zealand, Australia, Campuchia. Doanh thu năm 2015 của Vinamilk đạt 40.223 tỷ đồng, nộp ngân sách gần 4.000 tỷ đồng. Với tầm ảnh hưởng quốc tế, câu chuyện bán tiếp phần vốn nhà nước đang nắm giữ tại đây giờ chỉ là vấn đề thời gian và đối tượng nào.
Thực tế quản lý tại Sabeco và Vinamilk cũng là câu chuyện được nhắc tới nhiều thời gian gần đây khi Vinamilk dù chỉ còn 45% vốn nhà nước tại doanh nghiệp đã có sự tăng tốc ngoạn mục, ban lãnh đọa ổn định. Còn Sabeco với gần 90% vốn nhà nước tại doanh nghiệp đã không nhìn thấy sự tăng trưởng mạnh mẽ, ban lãnh đạo cũng có sự biến động lớn.
Hiện Bộ Công thương là đại diện quản lý phần vốn nhà nước tại hai ông lớn ngành bia này và đang dính phải câu chuyện lùm xùm quanh việc cử các đại diện phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp với những nhân sự được cho là không có kinh nghiệm quản lý và kinh doanh như trường hợp ông Võ Thanh Hà, Chủ tịch HĐQT Sabeco, ông Vũ Quang Hải, con trai nguyên Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng với vị trí Phó tổng giám đốc và ông Đỗ Xuân Hạ, Chủ tịch HĐQT Habeco.
Trước năm 2011, doanh thu của Sabeco thường cao hơn Vinamilk nhưng sau thời điểm đó, Vinamilk đã liên tục bứt phá.
Theo báo cáo tài chính năm 2015, Vinamilk có doanh thu thuần là 40.808 tỷ đồng, vượt xa con số tương tự ở Sabeco là 27.144 tỷ đồng. Lợi nhuận mà Vinamilk thu được trong năm 2015 là 9.367 tỷ đồng, còn của Sabeco là 4.470 tỷ đồng.
Hiện rất nhiều nhà đầu tư ngoại quan tâm tới việc mua cổ phần của Sabeco và Habeco, nhưng với tư cách là các đối thủ cạnh tranh trực tiếp, phần thắng chưa chắc đã nghiêng về các nhà đầu tư ngoại.

-
[Longform] Đại hội đại biểu Đảng bộ VNPT lần thứ XXV: Đổi mới, đột phá đưa VNPT lên tầm cao mới
-
Nhà máy lọc dầu Dung Quất: Chuyện chưa kể về nhiên liệu đặc chủng cho quốc phòng
-
Petrovietnam nhắm mục tiêu mỗi tháng vận hành 1 công trình mới
-
Hội Doanh nhân trẻ Việt Nam sẽ tổ chức Diễn đàn Kinh tế tư nhân năm 2025
-
Vietnam Airlines ra mắt chương trình LotusBiz cho tổ chức và doanh nghiệp -
Xoay chuyển tình thế trong phòng vệ thương mại -
Xác định chủ sở hữu hưởng lợi: Chuyển đổi số để giảm chi phí tuân thủ cho doanh nghiệp -
Thông tin về sự cố tại mỏ Sông Đốc -
Bia Budweiser tăng gấp đôi công suất sau một thập kỷ tại Việt Nam -
Grab tiếp tục giữ ngôi vương trên thị trường gọi xe và giao đồ ăn -
Điện lực huyện được thay bằng Đội quản lý điện
-
Bùng nổ giao dịch: Newhome Việt Nam phân phối chiến lược Yên Bình Complex, chốt 240 căn trong ngày đầu tiên
-
Chương trình Đổi mới và Phát triển Sản phẩm: Hành trình kết nối khán giả trong kỷ nguyên số
-
Agribank mở rộng phạm vi cấp vốn và nâng quy mô triển khai chương trình tín dụng ưu đãi lĩnh vực nông, lâm, thủy sản
-
Khách sạn Courtyard by Marriott Danang Han River - sự giao thoa giữa chuẩn mực toàn cầu và văn hóa bản địa
-
Công bố Top 10 Doanh nghiệp Đổi mới sáng tạo và Kinh doanh hiệu quả năm 2025 ngành Bảo hiểm
-
Công bố Top 10 Ngân hàng Đổi mới sáng tạo và Kinh doanh hiệu quả năm 2025