
-
Tăng vốn đầu tư quần thể Khu du lịch Bà Nà - Suối Mơ lên 2 tỷ USD
-
Ý kiến của Thường trực Chính phủ về Dự án 50 tàu bay thân hẹp của Vietnam Airlines
-
Quảng Ngãi đề nghị thông qua 2 đồ án quy hoạch lớn tại Khu kinh tế Dung Quất
-
An Giang có 4 chủ đầu tư chưa thực hiện giải ngân vốn đầu tư công năm 2025
-
Những thành tựu nổi bật của Hải Phòng trong phát triển kinh tế -
Tổ hợp khách sạn và dịch vụ du lịch CYAN gặp khó vì thủ tục đất đai
![]() |
Tính đến cuối tháng 9/2020, Ấn Độ có 288 dự án còn hiệu lực với tổng vốn đăng ký 890,50 triệu USD, đứng thứ 26/138 quốc gia và vùng lãnh thổ đang đầu tư tại Việt Nam. |
Hợp tác đầu tư sâu rộng và hiệu quả hơn
Tại Hội nghị trực tuyến “Diễn đàn Doanh nghiệp Ấn Độ - Việt Nam” vừa được tổ chức, bà Riva Ganguly Das, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Ấn Độ cho biết, Việt Nam có thế mạnh và khả năng để tìm kiếm các cơ hội đầu tư vào Ấn Độ, dựa trên sự phát triển mạnh mẽ trong lĩnh vực sản xuất. Ấn Độ đặt mục tiêu từ nền kinh tế trị giá 3.000 tỷ USD trở thành nền kinh tế 5.000 tỷ USD trong 4-5 năm tiếp theo. Điều này sẽ tạo ra những cơ hội to lớn, những nhu cầu mới, động lực mới và mang đến những hứa hẹn to lớn cho quan hệ với các đối tác Việt Nam.
Ở chiều ngược lại, Việt Nam tiếp tục kiên định con đường hội nhập quốc tế, với 13 hiệp định thương mại tự do đã ký, đang tập trung hoàn thiện khung khổ pháp lý thuận lợi, minh bạch, cạnh tranh, phù hợp với các thông lệ quốc tế. Gần đây, hàng loạt văn bản quy phạm pháp luật đã được thông qua với nhiều điểm mới, theo hướng đơn giản hóa thủ tục đầu tư, tăng cường phân cấp, minh bạch, đa dạng hoá các hình thức đầu tư, bổ sung cơ chế ưu đãi đầu tư đặc biệt cho các dự án quy mô lớn…
Bà Trần Thị Hải Yến, Giám đốc Trung tâm Xúc tiến đầu tư phía Nam (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) nhìn nhận, quan hệ giữa Việt Nam và Ấn Độ đang trong giai đoạn phát triển tốt đẹp trên nhiều mặt. Ấn Độ chưa phải là đối tác lớn về đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), nhưng các dự án đã góp phần mang lại sự phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam. Tính đến cuối tháng 9/2020, Ấn Độ có 288 dự án còn hiệu lực với tổng vốn đăng ký 890,50 triệu USD, đứng thứ 26/138 quốc gia và vùng lãnh thổ đang đầu tư tại Việt Nam.
Theo bà Yến, kết quả đạt được chưa tương xứng với tiềm năng và thế mạnh của hai nước, đòi hỏi sự nỗ lực mạnh mẽ hơn từ Chính phủ và cộng đồng doanh nghiệp hai bên trong việc tăng cường các biện pháp, nhằm tạo cho mối quan hệ hợp tác phát triển kinh tế, đầu tư ngày càng sâu rộng và hiệu quả hơn.
Rộng cửa đón vốn
Bà Riva Ganguly Das cho rằng, Việt Nam đang nổi lên như một trụ cột trong Chính sách Hành động hướng Đông của Ấn Độ, cũng như sáng kiến Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, với chính trị ổn định, dân số trẻ và năng động, cùng tốc độ tăng trưởng kinh tế ở mức 6,5-7%, cao nhất trong các quốc gia Đông Nam Á. “Các nhà đầu tư Ấn Độ xem Việt Nam là điểm đến tiềm năng và nổi bật”, bà Riva Ganguly Das khẳng định.
Theo bà Trần Kim Tuyền, Giám đốc marketing Khu công nghiệp quốc tế Protrade (tỉnh Bình Dương), khu công nghiệp này được thành lập năm 2007, có tổng diện tích đất dành để thu hút đầu tư gần 500 ha, đã được đầu tư hạ tầng hoàn thiện với hệ thống điện, viễn thông, cấp nước, nhà máy xử lý nước thải...
Do diện tích dành để thu hút đầu tư không còn nhiều, cùng với chủ trương xây dựng khu công nghiệp kết hợp đô thị, nên việc chọn lọc nhà đầu tư được Protrade làm hết sức kỹ càng, theo hướng dự án phải đảm bảo các yếu tố môi trường, ưu tiên các dự án hàm lượng công nghệ cao. Các ngành nghề mà Protrade ưu tiên mời gọi nhà đầu tư nước ngoài, trong đó có nhà đầu tư Ấn Độ, là điện - điện tử, sản phẩm chăm sóc sức khỏe, dược phẩm, công nghiệp phụ tùng ô tô, công nghiệp hỗ trợ…
Ông Huỳnh Kim Tước, Giám đốc Trung tâm Sáng tạo và Khởi nghiệp (Sở Khoa học và Công nghệ TP.HCM) chia sẻ, TP.HCM được định vị là một trung tâm kết nối đầu tư, chuyển giao công nghệ, start-up… giữa Việt Nam và thế giới. Do đó, với hợp tác giữa các bên, trong đó có hợp tác giữa Việt Nam và Ấn Độ, các bên cần ngồi lại với nhau để trao đổi, chia sẻ các thế mạnh của mình, phân công xem mỗi bên sẽ làm những gì, cuộc chơi sẽ được thiết kế thế nào…
Theo ông Tước, TP.HCM có ưu thế về nguồn nhân lực chất lượng cao với khoảng 120.000 kỹ sư ra trường mỗi năm, hiện có hơn 70 tổ chức công nghệ… Do đó, Thành phố có tiềm năng phát triển các ngành như công nghệ sinh học, chế biến thực phẩm, năng lượng, hóa dược… Đây cũng là những ngành, lĩnh vực mà doanh nghiệp Ấn Độ có thế mạnh.
“Chúng tôi khuyến khích các doanh nghiệp Ấn Độ đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp công nghệ cao, năng lượng sạch, năng lượng tái tạo, công nghiệp chế biến - chế tạo, các ngành công nghiệp hỗ trợ, ô tô, lọc hóa dầu, y tế, nguyên liệu dược…”, bà Yến nhấn mạnh.
Các mặt hàng chủ yếu xuất khẩu từ Việt Nam sang Ấn Độ bao gồm máy vi tính, điện thoại và linh kiện…
Các mặt hàng chủ yếu xuất khẩu từ Ấn Độ sang Việt Nam là sắt thép, máy móc, thiết bị, phụ tùng, dược phẩm…
Nguồn: Tổng cục Thống kê

-
Lập Hội đồng thẩm định Dự án tuyến metro Bình Dương - Suối Tiên vốn 56.301 tỷ đồng
-
Tăng vốn đầu tư quần thể Khu du lịch Bà Nà - Suối Mơ lên 2 tỷ USD
-
Ý kiến của Thường trực Chính phủ về Dự án 50 tàu bay thân hẹp của Vietnam Airlines
-
Quảng Ngãi đề nghị thông qua 2 đồ án quy hoạch lớn tại Khu kinh tế Dung Quất
-
An Giang có 4 chủ đầu tư chưa thực hiện giải ngân vốn đầu tư công năm 2025 -
Những thành tựu nổi bật của Hải Phòng trong phát triển kinh tế -
Tổ hợp khách sạn và dịch vụ du lịch CYAN gặp khó vì thủ tục đất đai -
Hải Phòng: Sức hút mới từ khu thương mại tự do -
Động lực giải ngân đại dự án -
Hải Phòng: Quy hoạch là động lực và cơ hội bứt phá -
Hoàn thành nhiệm vụ cả nước có 3.000 km đường bộ cao tốc trong năm 2025
-
Phú Đông Group khánh thành trường mầm non Ô Mây
-
Khoa học công nghệ - Đòn bẩy giúp PV Power bứt phá giai đoạn mới
-
SeABank thông báo mời thầu
-
Nhượng quyền dịch vụ quốc tế có “người tiên phong”
-
VietOffice 2025 - Triển lãm của những đột phá
-
K&D Trading - 15 năm xây dựng hệ sinh thái hàng Việt tại Canada, góp phần thúc đẩy hàng Việt Nam ra thế giới