-
Quảng Nam bàn giải pháp thực hiện dự án hơn 2.700 tỷ đồng -
Đề xuất điều chỉnh Dự án cao tốc Mỹ Thuận - Cần Thơ giai đoạn 1 -
Dự án đường Vành đai 3 TP.HCM thiếu khoảng 7,6 triệu m3 cát đắp nền -
Thiếu cát trầm trọng, Đồng Tháp lo giải ngân vốn đầu tư công cuối năm khó đạt 100% -
Hà Nội phê duyệt chủ trương và điều chỉnh chủ trương đầu tư của 34 dự án -
Cơ hội nào cho nhà đầu tư hạ tầng KCN ở Quảng Ngãi?
Sẽ còn phải trải qua nhiều bước chỉnh sửa, hoàn thiện trước khi trình cấp có thẩm quyền thông qua, nhưng định hướng xây dựng Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, Kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021 - 2025 đang Bộ Giao thông - Vận tải (GTVT) triển khai thực sự có rất nhiều điểm đáng chú ý.
. |
Theo đó, lần đầu tiên sau nhiều năm, bộ này quyết định chọn Dự án Xây dựng Cảng hàng không quốc tế Long Thành giai đoạn I và việc nối thông tuyến cao tốc Bắc - Nam từ Lạng Sơn đến Cần Thơ dài 1.929 km, cùng một số tuyến cao tốc kết nối với các trung tâm kinh tế lớn là hai mũi “đột phá”, ưu tiên dồn nguồn lực trong nhiệm kỳ tới để tạo động lực thúc đẩy kinh tế - xã hội của vùng, quốc gia phát triển.
Nếu như Dự án Xây dựng cảng hàng không quốc tế Long Thành được kỳ vọng sẽ tạo ra cửa ngõ trung chuyển hàng không lớn trong khu vực, thì khi hoàn thành, tuyến cao tốc xương sống trên trục Bắc - Nam từ Lạng Sơn đến Cần Thơ kết nối hơn 30 tỉnh, thành phố vùng ven biển với hơn 60% dân số cả nước, sẽ là công trình hạ tầng động lực, có sức lan tỏa bậc nhất từ trước đến nay.
Đây là 2 công trình từng được xác định là ưu tiên trong Nghị quyết số 13-NQ/TW, ngày 16/1/2012, Hội nghị lần thứ 4, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI về xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ nhằm đưa nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020. Song vì nhiều lý do, việc triển khai 2 dự án chưa nhận được sự quan tâm, phân bổ nguồn lực tương xứng. Tính đến đầu tháng 8/2020, mới có 628 km đường cao tốc trên trục Bắc - Nam được đưa vào khai thác, trong khi Cảng hàng không quốc tế Long Thành vẫn trong giai đoạn chuẩn bị đầu tư.
Ngoài sân bay Long Thành cơ bản lo xong vốn, tổng nhu cầu vốn để đầu tư xây dựng đóng mạch tuyến cao tốc Bắc - Nam từ Lạng Sơn tới Cần Thơ gồm 15 phân đoạn lên tới 196.000 tỷ đồng. Quyết tâm của Bộ GTVT là rất lớn khi bộ này xác định trong trường hợp không thể gọi vốn tư nhân, sẽ chấp nhận dùng vốn ngân sách dự kiến bố trí cho kế hoạch 2021 - 2025 để đầu tư dứt điểm, sau đó tiến hành bán quyền thu phí hoặc tự tổ chức thu phí để thu hồi vốn đầu tư.
Trong bối cảnh nguồn ngân sách dự kiến bố trí cho ngành GTVT trong 5 năm tới chỉ khoảng 300.000 tỷ đồng, mới đáp ứng được ¼ nhu cầu, đây có thể coi là sự đánh đổi dũng cảm, bởi khi ưu tiên nguồn vốn để tập trung đầu tư cho các dự án động lực, đột phá thì sẽ không còn khả năng cân đối cho các dự án khác.
Được biết, ngoài việc chấp nhận cắt giảm đáng kể danh mục các dự án đầu tư, chỉ đầu tư cho các công trình thực sự cấp bách, trong 5 năm tới, Bộ GTVT xác định sẽ không tiến hành mở rộng, chỉ nâng cấp mặt đường và hệ thống an toàn giao thông trên các tuyến quốc lộ trọng yếu. Thế nhưng, nếu tiếp tục đầu tư dàn trải như các giai đoạn trước đó trong bối cảnh nguồn lực có hạn, thì ngành GTVT sẽ khó có thể hoàn thành “ra tấm, ra món” các công trình, đủ sức khơi thông điểm nghẽn hạ tầng.
Trên thực tế, chọn trúng dự án động lực, đột phá không khó, cái khó là liệu Bộ GTVT có giữ được chủ trương này hay không, nhất là khi nhu cầu đầu tư cho dự án hạ tầng giao thông khác cũng rất cấp bách.
Ngay khi kế hoạch đầu tư 2021 - 2025 đang được xây dựng, Bộ GTVT vẫn đang tiếp tục nhận được đề xuất yêu cầu được đầu tư, bố trí vốn các dự án đầu tư công trình dân sinh; cảng biển; đường cao tốc; sân bay với tổng vốn lên tới cả triệu tỷ đồng. Đó là chưa kể việc phân bổ nguồn lực GTVT thường liên quan trực tiếp tới kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trong 5 năm tới.
Chắc chắn sẽ có nhiều địa phương nhận được vốn đầu tư giao thông ít hơn trong khi gần như không được hưởng lợi trực tiếp từ hai dự án động lực. Đây là bài toán lợi ích không thể có lời giải làm hài lòng tất cả mọi người.
Chính vì vậy, ngoài việc cần nhận được sự ủng hộ của cấp có thẩm quyền về ưu tiên cân đối nguồn vốn riêng cho các dự án đường cao tốc Bắc - Nam và sự chia sẻ của địa phương, Bộ GTVT cần giữ vững lập trường, tránh nguy cơ “đẽo cày giữa đường”. Đặc biệt, nhiệm kỳ mới kết thúc sau 5 năm tới cần tránh rơi vào vòng luẩn quẩn, đó là tất cả dự án, từ trọng điểm đến công trình dân sinh đều được ưu tiên, sau đó lại dang dở do đầu tư dàn trải, thiếu trọng tâm, trọng điểm.
-
Có thể phải điều chỉnh thời gian hoàn thành Dự án sân bay Long Thành -
Hà Nội phê duyệt chủ trương và điều chỉnh chủ trương đầu tư của 34 dự án -
Cơ hội nào cho nhà đầu tư hạ tầng KCN ở Quảng Ngãi? -
Gần 25 tỷ USD vốn FDI chảy vào Việt Nam; Khởi công cầu Ba Lai 8 gần 2.300 tỷ đồng -
Thông xe một nhánh hầm chui giảm ùn tắc giao thông cửa ngõ phía Nam TP.HCM -
Ký kết hợp đồng tín dụng trị giá 2.300 tỷ đồng cho cao tốc Đồng Đăng - Trà Lĩnh -
Nghệ An lập Đề án Quy hoạch mở rộng không gian đô thị Thị xã Thái Hòa
-
1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 5/10 -
2 Vụ án Cây xanh Công Minh: Đã được quyết toán hơn 3.000 tỷ đồng -
3 Vì sao nhiều dự án năng lượng tái tạo tại Ninh Thuận chưa được tháo gỡ? -
4 10 dự án chiếm 48% thị phần chuyển nhượng căn hộ chung cư toàn Hà Nội -
5 "Cân" năng lực nhà thầu giao thông trước cơ hội đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam
- Giải thưởng APEA 2024 tôn vinh doanh nghiệp và doanh nhân xuất sắc tại Việt Nam
- Ký kết Hợp đồng mua bán điện Nhà máy điện Nhơn Trạch 3&4
- Tập đoàn Bamboo Capital (BCG) được vinh danh tại giải thưởng Doanh nghiệp xuất sắc châu Á 2024
- Dai-ichi Life Việt Nam 4 năm liên tiếp đạt hai giải thưởng lớn tại Asia Pacific Enterprise Awards 2024
- Phát triển công trình xanh từ chính sách đến hành động và vai trò của doanh nghiệp tiên phong
- Halcom Việt Nam được vinh danh giải thưởng “Doanh nghiệp xuất sắc châu Á” năm 2024