
-
Khẩn trương triển khai các dự án phục vụ APEC 2027 tại Phú Quốc
-
Tăng vốn đầu tư quần thể Khu du lịch Bà Nà - Suối Mơ lên 2 tỷ USD
-
Ý kiến của Thường trực Chính phủ về Dự án 50 tàu bay thân hẹp của Vietnam Airlines
-
Quảng Ngãi đề nghị thông qua 2 đồ án quy hoạch lớn tại Khu kinh tế Dung Quất
-
An Giang có 4 chủ đầu tư chưa thực hiện giải ngân vốn đầu tư công năm 2025 -
Những thành tựu nổi bật của Hải Phòng trong phát triển kinh tế
![]() |
Đường vành đai 3, điểm đầu của tuyến cao tốc TP.HCM - Mộc Bài. Ảnh: Lê Toàn |
TP.HCM xin “gánh” dự án
Đúng 3 tháng sau cuộc làm việc 3 bên giữa Bộ GTVT, UBND TP.HCM và UBND tỉnh Tây Ninh, lãnh đạo 2 địa phương có tuyến đường đi qua đã có công văn gửi Thủ tướng Chính phủ thống nhất các nội dung liên quan đến Dự án Đường cao tốc TP.HCM - Mộc Bài.
Theo đó, 2 địa phương thống nhất phạm vi Dự án sẽ bắt đầu tại nút giao với đường vành đai III (TP.HCM), kết thúc tại điểm kết nối với Quốc lộ 22, khu vực cửa khẩu Mộc Bài (tỉnh Tây Ninh), với tổng chiều dài tuyến khoảng 53,5 km.
Dự kiến, cơ quan nhà nước có thẩm quyền trình phê duyệt chủ trương đầu tư và chuẩn bị đầu tư trong giai đoạn 2019 - 2020; đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư, thi công xây dựng trong giai đoạn 2021 - 2025.
Hai địa phương thống nhất phạm vi giải phóng mặt bằng (GPMB) và quy mô đầu tư giai đoạn I được đề cập trong Báo cáo kết quả nghiên cứu tiền khả thi Dự án được Bộ GTVT chuyển tới Thủ tướng Chính phủ vào tháng 1/2019. Theo đó, phạm vi GPMB thực hiện hoàn chỉnh cho toàn bộ mặt cắt ngang ngay trong giai đoạn I (đoạn từ TP.HCM đến Trảng Bàng xây dựng quy mô 8 làn xe; đoạn còn lại từ Trảng Bàng đến Mộc Bài xây dựng quy mô 6 làn xe). Quy mô đầu tư giai đoạn I, hai địa phương thống nhất kiến nghị xây dựng 4 làn xe hạn chế trên toàn tuyến.
UBND TP.HCM sẽ sử dụng ngân sách của Thành phố hỗ trợ cho Dự án thực hiện công tác bồi thường GPMB trên địa bàn thành phố và một phần chi phí xây lắp. Ngân sách của tỉnh Tây Ninh hỗ trợ cho Dự án thực hiện công tác bồi thường GPMB và một phần chi phí xây lắp trên địa bàn tỉnh Tây Ninh.
Tại cuộc làm việc 3 bên diễn ra vào tháng 6/2019, Bộ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Văn Thể đã thống nhất về nguyên tắc cùng với UBND TP.HCM và tỉnh Tây Ninh báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét giao UBND TP.HCM là cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện Dự án.
Được biết, trong thời gian qua, với sự hỗ trợ kỹ thuật của Hàn Quốc, Bộ GTVT đã chỉ đạo các cơ quan, đơn vị triển khai công tác lập “Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi Dự án Đường cao tốc TP.HCM - Mộc Bài” theo hình thức PPP.
“Tuy nhiên, do Dự án chưa thuộc kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016 - 2020 đã được giao, cũng như không có trong danh mục các dự án bổ sung kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016 - 2020, do vậy chưa có cơ sở trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chủ trương đầu tư theo quy định”, lãnh đạo Bộ GTVT cho biết.
Gánh nặng ngân sách
Trong trường hợp được Thủ tướng Chính phủ cho phép đảm nhận vai trò cơ quan nhà nước có thẩm quyền, UBND TP.HCM sẽ phải tiếp tục gia công hoàn thiện kết quả nghiên cứu bước đầu Dự án Đường cao tốc TP.HCM - Mộc Bài do tư vấn Hàn Quốc thực hiện.
Cụ thể, tư vấn đề xuất Dự án Đường cao tốc TP.HCM - Mộc Bài sẽ được thực hiện theo hình thức PPP, trong đó phần Nhà nước tham gia trong dự án được huy động từ vốn vay ODA và vốn đối ứng.
Thế nhưng, tại thời điểm hiện nay, khung pháp lý của Việt Nam chưa cho phép cung cấp bảo lãnh doanh thu tối thiểu của Chính phủ, hoặc bố trí ngân sách để thanh toán hàng năm cho cả vòng đời dự án như đề xuất của tư vấn Hàn Quốc.
Ngoài ra, nội dung nghiên cứu của tư vấn Hàn Quốc chưa tính toán tổng vốn đầu tư và phương án tài chính theo Nghị định số 63/2018/NĐ-CP ngày 4/5/2018 về đầu tư các dự án theo hình thức PPP; chưa có nội dung phân chia trách nhiệm của các bên trong việc quản lý rủi ro phát sinh khi thực hiện dự án; chưa đánh giá lợi thế và tác động của việc thực hiện dự án theo hình thức PPP đối với cộng đồng dân cư trong phạm vi dự án; giá dịch vụ sử dụng đường bộ chưa phù hợp với mức giá tối đa theo Thông tư số 35/2016/TT-BGTVT ngày 15/11/2016 quy định mức giá tối đa dịch vụ sử dụng đường bộ các dự án đầu tư xây dựng đường bộ để kinh doanh do Bộ GTVT quản lý.
Bên cạnh đó, để đảm bảo tính khả thi về tài chính và hấp dẫn nhà đầu tư quốc tế, tư vấn Hàn Quốc còn đề xuất cơ quan nhà nước có thẩm quyền cần có bảo lãnh doanh thu tối thiểu (MRG) của Chính phủ, khoảng 50 triệu USD cho 5 năm đầu khai thác đối với phương án đầu tư theo hình thức BOT hoặc Chính phủ thanh toán khoản thuê cố định khoảng 55 triệu USD/năm cho giai đoạn khai thác với thời hạn thuê 30 năm đối với phương án đầu tư theo hình thức Xây dựng - Thuê dịch vụ - Chuyển giao (BTL).
Một khó khăn nữa đối với 2 địa phương là tỷ lệ tham gia vốn nhà nước tại Dự án là khá lớn. Theo đó, tổng vốn đầu tư của Dự án ước khoảng 10.694 tỷ đồng, trong đó nguồn vốn nhà đầu tư 5.669 tỷ đồng; nguồn vốn đầu tư của Nhà nước khoảng 5.025 tỷ đồng.
“Đây là khoản kinh phí khá lớn ngay cả với địa phương có tiềm lực kinh tế như TP.HCM”, một chuyên gia nói.

-
Ý kiến của Thường trực Chính phủ về Dự án 50 tàu bay thân hẹp của Vietnam Airlines -
Quảng Ngãi đề nghị thông qua 2 đồ án quy hoạch lớn tại Khu kinh tế Dung Quất -
An Giang có 4 chủ đầu tư chưa thực hiện giải ngân vốn đầu tư công năm 2025 -
Những thành tựu nổi bật của Hải Phòng trong phát triển kinh tế -
Tổ hợp khách sạn và dịch vụ du lịch CYAN gặp khó vì thủ tục đất đai -
Hải Phòng: Sức hút mới từ khu thương mại tự do -
Động lực giải ngân đại dự án
-
Phú Đông Group khánh thành trường mầm non Ô Mây
-
Khoa học công nghệ - Đòn bẩy giúp PV Power bứt phá giai đoạn mới
-
SeABank thông báo mời thầu
-
Nhượng quyền dịch vụ quốc tế có “người tiên phong”
-
VietOffice 2025 - Triển lãm của những đột phá
-
K&D Trading - 15 năm xây dựng hệ sinh thái hàng Việt tại Canada, góp phần thúc đẩy hàng Việt Nam ra thế giới