
-
Nam Tân Uyên chuyển sàn khi thị trường khó khăn
-
Chứng khoán DNSE thay tướng
-
VN-Index tăng 3,26% trong tháng 6, kỳ vọng chinh phục mốc 1.400 điểm
-
Đột ngột giảm sàn, cổ phiếu VFS của Chứng khoán Nhất Việt mất 23% trong 7 phiên
-
Chính sách tài khóa là trụ cột để dẫn dắt tăng trưởng -
Tiếp tục giảm 2% thuế suất thuế giá trị gia tăng đến hết ngày 31/12/2026
Trong thông báo gửi Sở Giao dịch chứng khoán TP.HCM, ông Bolat Duisenov, Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần Xây dựng Coteccons (mã chứng khoán CTD) dự kiến thực hiện giao dịch này bằng phương thức khớp lệnh hoặc thỏa thuận từ ngày 24/9 đến 23/10. Nếu thành công, ông Bolat Duisenov sẽ tăng tỷ lệ sở hữu tại Coteccons từ 1,38% (gần 1,43 triệu cổ phiếu) lên 1,57% (gần 1,63 triệu cổ phiếu).
Tính theo giá đóng cửa phiên 20/9 là 61.700 đồng/cổ phiếu, ước tính, ông Bolat Duisenov cần hơn 12,3 tỷ đồng để hoàn tất thương vụ.
Kế hoạch tăng sở hữu của người đứng đầu Coteccons được thông báo chỉ một ngày sau khi công ty tổ chức hội nghị nhà đầu tư để thông báo về tình hình kinh doanh niên độ 2023-2024 và triển vọng sắp tới.
Trên sàn chứng khoán, cổ phiếu CTD đang có phiên tăng thứ tư liên tiếp. Cổ phiếu này đóng cửa ngày cuối tuần tại 61.700 đồng, tăng 0,3% so với tham chiếu. Dù vậy, mức này vẫn thấp hơn khoảng 12% so với đầu năm nay. Với hơn 103 triệu cổ phiếu đang niêm yết trên sàn HoSE, vốn hoá của Coteccons đạt hơn 6.165 tỷ đồng.
Luỹ kế trong niên độ tài chính 2023-2024, Coteccons ghi nhận doanh thu đạt 21.045 tỷ đồng, tăng 30,8% so với năm trước. Công ty đã hoàn thành 118% so với kế hoạch kinh doanh cũ (17.793 tỷ đồng) và 105% so với kế hoạch kinh doanh mới điều chỉnh (20.000 tỷ đồng). Lợi nhuận sau thuế hơn 299 tỷ đồng, tăng 343% so với cùng kỳ, hoàn thành lần lượt 109% và 104% so với kế hoạch kinh doanh cũ (274 tỷ đồng) và kế hoạch kinh doanh mới (288 tỷ đồng).
Ông Võ Hoàng Lâm, Tổng giám đốc Coteccons cho rằng, trong năm 2024, thị trường bất động sản chưa hồi phục, nhưng mà năm 2024 kết quả kinh doanh tốt nhờ đa dạng trong nguồn thu, đặc biệt là lĩnh vực xây dựng công nghiệp”.
Chia sẻ với nhà đầu tư, ông Bolat cho biết thêm, hiện tại, Coteccons đã có hoạt động xây dựng ở một số nước. Tuy nhiên, các dự án nước ngoài vẫn còn khiêm tốn trong cơ cấu doanh thu, nhưng có tín hiệu tích cực, Coteccons có thể mất từ 2 đến 3 năm, nhưng Coteccons đang đi đúng hướng.
“Các dự án xây dựng mà Coteccons tham gia đã bắt đầu mang ngoại tệ về cho Coteccons. Trong đó, Coteccons đang đi chậm mà chắc vì hướng tới phát triển bền vững, đây là thời gian công ty xây dựng nền tảng vững chắc khi tham gia vào thị trường nước ngoài. Vì vậy, Coteccons không muốn nóng vội trong giai đoạn mở đầu”, ông Bolat Duisenov nói.
Theo lãnh đạo Coteccons, tính đến năm 2025, backlog của công ty khoảng hơn 22.000 tỷ đồng. Trong đó, riêng năm 2024, cơ cấu doanh thu từ mảng xây dựng công nghiệp đóng góp tới 50% tổng doanh thu, lĩnh vực xây dựng dân dụng đóng góp 40% tổng doanh thu, mảng xây dựng dự án nghỉ dưỡng chiếm khoảng hơn 5% tổng doanh thu và còn lại là các lĩnh vực khác.

-
Thành viên của Searefico hút vốn ngoại, mở rộng đầu tư bất động sản công nghiệp -
Tiếp tục giảm 2% thuế suất thuế giá trị gia tăng đến hết ngày 31/12/2026 -
Vi phạm hàng loạt quy định, Chứng khoán Việt (Viseco) bị phạt gần 1,2 tỷ đồng -
Góc nhìn TTCK tuần đầu tháng 7: Ưu tiên cổ phiếu vốn hóa lớn -
Tái cơ cấu VN30: Những cổ phiếu nào sẽ được bán ra? -
Thị trường chứng khoán chờ tin tốt -
HoSE chấp thuận niêm yết gần 312 triệu cổ phiếu TAL
-
Bệnh viện FV: Bệnh nhân được BHYT chi trả 100% quyền lợi khi khám, chữa bệnh
-
Sun Casa Square đẩy mạnh thi công, dự kiến bàn giao vào cuối năm 2025
-
DXMD Việt Nam tiếp tục ghi danh vào Top 10 sàn giao dịch bất động sản xuất sắc Việt Nam
-
Câu lạc bộ Doanh nhân Sài Gòn chính thức đổi tên thành Hội doanh nhân Sài Gòn
-
Từ quầy hàng nhỏ đến doanh nghiệp bài bản: VPBank tiếp sức đúng lúc, đồng hành dài lâu
-
Giải pháp phát triển bền vững toàn diện cho doanh nghiệp trong kỷ nguyên mới