-
Vì sao start-up cần thành lập hội đồng quản trị? -
Chủ tịch CEO viết sách mời người nước ngoài đến Việt Nam đầu tư bất động sản -
Giúp khách hàng vượt qua thử thách và nắm bắt cơ hội mới -
Doanh nhân Phạm Quốc Anh, Tổng giám đốc CTCP Thiết kế Xây dựng và Phát triển Minimal: Khởi nghiệp từ nét vẽ tối giản -
Doanh nhân nữ không cô đơn trên hành trình chuyển đổi kép -
Hội Doanh nhân nữ tỉnh Thái Bình: Điểm tựa vững chắc của các doanh nhân nữ
Bà Đỗ Nguyệt Ánh, Chủ tịch Hội đồng Thành viên EVNNPC |
Số hóa và công nghệ để nâng tầm
Năm 2023, dù phải trải qua nhiều thách thức trong cấp điện ở những giai đoạn thời tiết cực đoan, nắng nóng, nhưng tăng trưởng tiêu thụ điện thương phẩm của Tổng công ty Điện lực miền Bắc (EVNNPC) vẫn đạt 4,42%; tiếp tục là đơn vị có sản lượng điện thương phẩm lớn nhất trong 5 tổng công ty phân phối điện.
Điều đáng nói nhất là, dù có địa hình phức tạp, trải dài và rộng lớn, nhưng số vụ sự cố lưới điện 110 kV trên địa bàn EVNNPC quản lý năm qua giảm tới 29 vụ so với năm 2022, chỉ còn 103 vụ. Nếu so với kế hoạch mà Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) giao, thì giảm tới 249 vụ.
Trên lưới điện trung và hạ áp, số vụ sự cố cũng giảm tới 773 vụ so với kế hoạch được giao cho năm 2023 và nếu so với năm 2022 trước đó, thì giảm 21,49%.
Chỉ số tiếp cận điện năng được thể hiện qua việc cấp điện cho 2.345 khách hàng trung áp trong năm 2023 chỉ còn 3,52 ngày/khách hàng, giảm tới 3,48 ngày so với quy định của EVN. Trước đó, năm 2018, chỉ số này là 5,81 ngày.
Bà Đỗ Nguyệt Ánh, Chủ tịch Hội đồng Thành viên EVNNPC cho hay, kết quả này không phải “một sớm một chiều” là có được, mà phải thực hiện căn cơ, bài bản với quan điểm phòng ngừa và từ sớm, từ xa.
“Chúng tôi chấp nhận phơi rõ thực trạng hệ thống để đánh giá đâu là điểm nghẽn, từ đó đưa ra giải pháp quản trị sự cố cho các điểm chính yếu này. Nhờ vậy, đã thu được những kết quả rất đáng ghi nhận trong nâng cao chất lượng cấp điện”, bà Ánh chia sẻ.
Trong số các giải pháp kỹ thuật được triển khai năm qua, có những chương trình như “đa chia - đa nối” giúp cô lập sự cố “nhanh như điện” khi được phát hiện với số lượng khách hàng bị ảnh hưởng ở mức thấp nhất có thể. Rồi tính toán chuẩn bị hậu cần, vật tư phục vụ sửa chữa, nhân lực, phát hiện và xử lý sự cố chi tiết nhất có thể, nhất là đa phần sự cố của hệ thống điện đều đòi hỏi thao tác tại hiện trường, bất chấp điều kiện đi lại hay thời tiết cũng như phải giải quyết nhanh nhất để người dân sớm có điện trở lại, đảm bảo cuộc sống bình thường.
Hiện mục tiêu được người đứng đầu EVNNPC đặt ra để tiếp tục nâng cao chất lượng cấp điện là mỗi năm có 10% lưới điện trung hạ áp được tự động hóa và tới năm 2045 sẽ tự động hóa hoàn toàn lưới điện tại khu vực.
Chủ tịch của EVNNPC cho hay, tự động hóa đòi hỏi phải đầu tư thêm các thiết bị kỹ thuật, đóng cắt tự động…, nhưng qua đó có thể đánh giá được rõ ràng thực trạng và chỉ ra được những điểm nghẽn. Mỗi năm, khoản tiền đầu tư cho tự động hóa của EVNNPC chỉ khoảng 200 - 300 tỷ đồng, nhưng đã mang lại hiệu quả rõ rệt.
So sánh mức độ tự động hoá trong 5 tổng công ty phân phối điện, EVNNPC chỉ đứng sau Tổng công ty Điện lực TP.HCM. Tuy nhiên, TP.HCM có sự tập trung cao độ về khu vực quản lý và địa hình thuận lợi, bằng phẳng, trình độ dân trí của khách hàng nhìn chung cao hơn. Còn EVNNPC đang quản lý cấp điện tại 27 tỉnh, thành phố phía Bắc (trừ Hà Nội) với diện tích lớn gấp nhiều lần, địa hình phức tạp, không bằng phẳng, tới 70-80% là địa bàn nông thôn, miền núi, đi lại mất thời gian và vất vả.
Cộng thêm khó khăn là việc quản lý tài sản không thuận lợi do nguồn gốc “phức tạp”, có loại được đầu tư từ thời Liên Xô cũ, nhận bàn giao của tư nhân, hợp tác xã, có cả loại tài sản “Nhà nước và nhân dân cùng làm”… Với tình trạng tài sản như vậy, để đáp ứng được tiêu chuẩn kỹ thuật và tương thích nhau trong quá trình vận hành đã vất vả, chứ chưa nói tới các nỗ lực cải tiến để đạt những mốc cao hơn về số hóa và tự động hóa.
Thách thức trong điều hành EVNNPC - doanh nghiệp thuộc Top 10 Việt Nam với quy mô hơn 26.000 nhân viên, đang hoạt động trong lĩnh vực có đặc thù riêng, kỹ thuật phức tạp là điện - mà thường là nam giới đứng đầu tổ chức - cũng không làm khó nữ Chủ tịch.
Mặc dù ban đầu được đào tạo về ngành ngôn ngữ và văn học Nga, nhưng để nâng cao trình độ trong lĩnh vực kinh doanh, kỹ năng quản lý chuyên ngành điện, bà Đỗ Nguyệt Ánh đã đăng ký học thêm ngành hệ thống điện, quản trị kinh doanh quốc tế và ngoại ngữ tiếng Anh.
Những nhận định rõ nét về thực trạng hệ thống điện mà đơn vị quản lý, xác định rõ các điểm nghẽn của doanh nghiệp và nhanh chóng đưa ra các giải pháp quyết liệt trong quá trình điều hành và lãnh đạo EVNNPC kể từ năm 2019 với cương vị Tổng giám đốc và sau đó là Chủ tịch HĐTV như hiện tại, khiến doanh nghiệp chuyển mình, thay đổi mạnh về chất đã cho thấy bản lĩnh người đứng đầu.
“Phẳng hóa” giới hạn
Năm 2023, ngành điện miền Bắc đã chứng kiến những tháng ngày nóng bỏng vào cuối tháng 5 và đầu tháng 6, điện thiếu khắp nơi. Năm nay, tình hình có thể tiếp tục căng thẳng khi nguồn cung điện mới có quy mô lớn còn thưa vắng, các giải pháp cho giai đoạn tới phần lớn vẫn dừng lại ở kế hoạch, trong khi nhu cầu điện tại nhiều tỉnh tăng mạnh.
Đơn cử, tại Nghệ An, với tổng vốn FDI thu hút năm 2023 lên tới 1,6 tỷ USD, bằng 30% số vốn thu hút được trong 27 năm qua (4,9 tỷ USD), đẩy vốn giải ngân trong năm 2024 tăng cao. Ước tính, công suất dùng điện của Nghệ An trong năm 2024 có thể lên tới 1.670 MW, tăng gần gấp đôi so với mức 970 MW của năm cao nhất trong giai đoạn trước của tỉnh này.
Không chỉ ở Nghệ An, nhu cầu điện tăng mạnh cũng được dự báo ở Thanh Hóa, Bắc Giang, Phú Thọ Quảng Ninh, Thái Nguyên, Vĩnh Phúc… Cùng với đó là lo ngại thiếu điện. Bà Ánh kể, có địa phương, như Quảng Ninh đã phản ánh với cấp trên rằng “đất thì có sẵn, nhưng không có điện thì nhà đầu tư vẫn không dám vào”.
Là một doanh nghiệp công nghiệp, thường xuyên tiếp xúc với nguồn nguy hiểm cao độ, hiện tại, tỷ lệ lao động nữ trong EVNNPC chiếm tới 27,5% - cao nhất trong EVN.
Đối mặt với những thách thức trên, EVNNPC cùng với Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) phải liên tục tính toán, xoay xở để đảm bảo cấp điện liên tục.
Ban lãnh đạo EVNNPC đưa ra hàng loạt giải pháp và kiến nghị rất cụ thể, rõ ràng nhằm khắc phục thách thức về cấp điện. Tuy nhiên, có những vấn đề doanh nghiệp không thể xử lý được, cần phải có sự vào cuộc của cơ quan quản lý nhà nước.
Ở một khía cạnh khác, do là ngành có nhiều thao tác ở hiện trường, nên chuyện đảm bảo nguồn nhân lực có chuyên môn, trình độ, gắn bó với nghề cũng được lãnh đạo EVNNPC rất quan tâm.
Bà Ánh tâm sự, trong 2 năm gần đây, do khủng hoảng năng lượng trên thế giới, chi phí đầu vào tăng mạnh, đầu ra đứng yên hoặc tăng không kịp, nên EVN bị lỗ lớn. Các tổng công ty phân phối như EVNNPC cũng bị ảnh hưởng theo. Có giai đoạn, doanh nghiệp không cân đối được tài chính, anh em chỉ được hưởng mức lương, tạm ứng bằng 60% của năm 2021. Không ít người đã đi tìm công việc khác, tìm kiếm thu nhập tốt hơn.
Dù số nhân viên dời đi chưa gây nên đột biến về lao động, lãnh đạo EVNNPC cùng các đơn vị điện lực liên tục sát cánh, động viên, chia sẻ và có các giải pháp để giữ chân người lao động, nhưng đây cũng là tín hiệu cần chú ý trong tổng thể các giải pháp nhằm đảm bảo lo điện thông suốt, liên tục.
Thực tế này đã cho thấy, con đường số hóa, tự động hóa, đưa công nghệ vào quản trị mà người đứng đầu EVNNPC kiên quyết theo đuổi những năm gần đây là lựa chọn không thể khác để nâng chất và nâng hiệu quả cho chính mình.
Còn nhớ, vào đầu năm 2021, bà Ánh (khi đó đang ở vị trí Tổng giám đốc) đã thẳng thắn chia sẻ với phóng viên Báo Đầu tư rằng, chuyển đổi số là bắt buộc, dù các đơn vị khác khó 1, thì EVNNPC khó 10, nhưng vẫn phải triển khai.
“Để nâng cao năng suất lao động của EVNNPC, thì không có cách gì khác ngoài chuyển đổi số, sử dụng công nghệ. Vì qua đó, mới tối ưu hóa các nguồn lực, giảm chi phí, thực hiện quản trị doanh nghiệp hiệu quả. Vì vậy chúng tôi quyết định làm và làm sớm”, bà Ánh nói.
Quyết tâm và sự lựa chọn đúng đắn đó đã mang lại trái ngọt.
Đơn cử, nhờ số hóa quá trình ghi chỉ số công tơ, thu tiền điện, EVNNPC đã giảm được 6.000 người trong khâu này, bố trí vào các công việc khác phù hợp hơn. Nhờ vậy, dù tài sản của EVNNPC tăng gấp đôi, gấp ba so với 10 năm trước, nhưng số lượng nhân viên lại giảm 2.000 người.
Mục tiêu hiện nay mà EVNNPC hướng tới là phấn đấu trở thành doanh nghiệp có năng suất lao động tương đương với các nước trong khu vực và độ hài lòng khách hàng đạt điểm giỏi.
Đi cùng với đó là những nỗ lực cụ thể để trở thành “doanh nghiệp số” vào năm 2025, giúp “phẳng hóa” giới hạn về không gian, vị trí địa lý giữa các phòng, ban, đơn vị, các địa phương, vùng miền, đảm bảo tính công khai, minh bạch, sự giám sát của các cấp quản lý, để nâng cao năng suất lao động, từ đó nâng thu nhập của người lao động lên.
-
Chu Đức Minh, Nhà sáng lập nền tảng Communi: Đưa trí tuệ Việt vào thị trường phần mềm toàn cầu -
Giúp khách hàng vượt qua thử thách và nắm bắt cơ hội mới -
Benoît Chaigneau, Nhà sáng lập Chu Ben Fish Sauce: Nâng tầm nước mắm Việt Nam -
Doanh nhân Phạm Quốc Anh, Tổng giám đốc CTCP Thiết kế Xây dựng và Phát triển Minimal: Khởi nghiệp từ nét vẽ tối giản -
Doanh nhân nữ không cô đơn trên hành trình chuyển đổi kép -
Hội Doanh nhân nữ tỉnh Thái Bình: Điểm tựa vững chắc của các doanh nhân nữ -
Doanh nhân Nguyễn Thúy Cải: Ba thập kỷ lan tỏa giá trị ẩm thực và tiệc cưới truyền thống
-
1 Vietjet xin đầu tư xây dựng hangar bảo dưỡng tàu bay tại Sân bay Đà Nẵng -
2 Tín dụng tăng nhanh hơn huy động, ngân hàng tăng lãi suất tiền gửi -
3 Tình hình thị trường chứng khoán Việt Nam không đáng lo ngại -
4 Hút mỗi điếu xì gà sẽ phải trả thêm 50.000 - 100.000 đồng thuế tiêu thụ đặc biệt -
5 Tin vắn Đầu tư Online ngày 23/11
- Thu thập sinh trắc học trên Agribank Plus - Cơ hội rinh iPhone 16 và nhiều quà hấp dẫn
- Ký kết hợp tác chiến lược Vietnam Land và CaraWorld: Khai mở những cơ hội mới
- SeABank ưu đãi lãi suất 0% cho khách hàng vay mua căn hộ tại dự án Newtown Diamond
- Giải Golf ngành Nhôm - Kính - Cửa toàn quốc 2024: Hứa hẹn nhiều bất ngờ và trải nghiệm thú vị
- NAB Vietnam nhận giải thưởng “Doanh nghiệp xuất sắc châu Á” tại APEA 2024
- SeABank thông báo mời thầu