
-
“Cò mồi” dụ bệnh nhân từ cổng bệnh viện về phòng khám “chui”
-
Bản án thích đáng cho 41 bị cáo trong vụ án tại Tập đoàn Phúc Sơn
-
Cựu Bí thư Tỉnh ủy Vĩnh Phúc Hoàng Thị Thúy Lan lĩnh 14 năm tù
-
TP.HCM: Hơn 43.000 trái chủ vụ Vạn Thịnh Phát nhận thông báo thi hành án qua VNeID
-
Diễn biến mới vụ cựu Phó giám đốc chi nhánh Eximbank chiếm đoạt hơn 2.705 tỷ đồng -
Loạt cựu lãnh đạo sa chân tại sòng bạc triệu đô King Club
Chiều ngày 9/7, giải trình thêm cho các thành viên UBND TP Hà Nội tại phiên chất vấn HĐND, ông Nguyễn Đức Chung – Chủ tịch UBND TP cho biết, hiện các đơn vị liên quan đang thí điểm nhiều công nghệ mới để “hồi sinh” sông Tô Lịch và các ao hồ.
“Với công nghệ mới, chúng ta đã xử lý rất hiệu quả tình trạng ô nhiễm ở các ao hồ. Nếu chất này (chế phẩm Redoxy3C) đưa xuống sông Tô Lịch mà nước “đứng” thì xử lý được như các hồ ngay”, ông Chung nói.
Theo ông Chung, vấn đề hiện nay là sông Tô Lịch vẫn là dòng chảy, nên TP đang áp dụng các công nghệ thí điểm làm sạch. Trước mắt TP Hà Nội sẽ cố gắng làm cho con sông này hết mùi.
“Vấn đề tiếp theo, TP sẽ đẩy nhanh tiến độ xây dựng nhà máy xử lý nước thải Yên Xá. Khi nhà máy hoàn thành, một phần nước thải của Đống Đa, Cấu Giấy, Hai Bà Trưng… được thu gom, xử lý”, ông Chung cho hay.
Trên dòng sông Tô Lịch hiện nay, TP Hà Nội đang thí điểm 2 công nghệ làm sạch nguồn nước (Công nghệ Bio-nano của Nhật Bản và Redoxy3C của Đức). Sau hơn 2 tháng thí điểm, bước đầu các công nghệ trên cho kết quả khả quan, trong đó nước đã giảm mùi hôi, hàm lượng oxy trong nước cũng tăng lên.
Tuy nhiên, theo các chuyên gia, để giải quyết triệt để ô nhiễm thì phải tách nguồn nước thải ra khỏi dòng sông Tô Lịch. Bởi hiện nay, 2 bên bờ sông Tô Lịch có gần 300 cống lớn nhỏ, hàng ngày có khoảng 150.000 m3 nước thải sinh hoạt chưa qua xử lý đổ xuống sông.
Nhưng hệ thống xử lý nước thải Yên Xá khởi công từ tháng 10/2016 (bao gồm một nhà máy có công suất 270.000 m3/ngày đêm và tuyến cống thu gom nước thải dọc sông Tô Lịch, sông Lừ, sông Sét và một phần sông Nhuệ với diện tích phục vụ khoảng 4.874 ha) với tổng mức đầu tư khoảng 800 triệu đô la, đến nay gần như vẫn… dậm chân tại chỗ.
Nguyên nhân chậm tiến độ được chủ đầu tư dự án cho biết, do phải thực hiện đấu thầu lại gói 3 (xây dựng hệ thống cống bao sông Lừ). Năm 2019, dự án được bố trí vốn ODA hơn 70 tỷ đồng trong khi nhu cầu vốn cho các gói thầu 2, 3 và 4 của dự án dự kiến sẽ khởi công năm 2019 khoảng 1.000 tỷ đồng.

-
Diễn biến mới vụ cựu Phó giám đốc chi nhánh Eximbank chiếm đoạt hơn 2.705 tỷ đồng -
Loạt cựu lãnh đạo sa chân tại sòng bạc triệu đô King Club -
Khởi tố Phó chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa Lê Đức Giang -
Quảng Ninh phát hiện kho hàng hơn 47.000 sản phẩm nhập lậu, vận hành qua phần mềm nước ngoài -
Truy tố 3 bị can sử dụng chất cấm 6-BAP để sản xuất hàng trăm tấn giá đỗ -
Đà Nẵng tạm dừng hoạt động nhảy dù không động cơ trên núi Sơn Trà -
TP.HCM: Công an sẽ điều tra xử lý việc chiếm đoạt, hủy hồ sơ khi sáp nhập
-
DKSH Việt Nam thúc đẩy đổi mới và tuân thủ trong ngành chăm sóc cá nhân
-
Mùa hè sôi động với ưu đãi hấp dẫn khi mua Omoda C5 và Jaecoo J7 trong tháng 7
-
SeABank tổ chức “Ngày hội đổi rác lấy quà” - Lan tỏa lối sống xanh vì Hà Nội sạch đẹp
-
Thông báo mời quan tâm dự án Tòa nhà Trụ sở chính VietinBank
-
Vietnam Airlines thông báo phát hành 900 triệu cổ phiếu ra công chúng
-
Phố thêm đông nhờ đường đã thông