Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Bảy, Ngày 23 tháng 11 năm 2024,
Chủ tịch Hà Nội Nguyễn Đức Chung nêu các giải pháp đẩy nhanh tiến độ dự án đầu tư công
Thu Trang - 09/07/2019 19:06
 
Phát biểu tại Kỳ họp thứ 9 HĐND TP chiều 9/7, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Nguyễn Đức Chung khẳng định nếu thành phố để lại một nguồn tiền không tiêu hết trong nguồn lực đầu tư công, dự án không được vận hành là có lỗi với người dân.
1
Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Đức Chung kiểm tra một số dự án đầu tư công

Theo báo cáo về tinh hình kinh tế - xã hội của thành phố Hà Nội nửa đầu năm 2019, tình hình đầu tư xây dựng cơ bản 6 tháng đầu tăng trưởng chậm (đạt 32,2%) thấp hơn 1% so với 6 tháng đầu năm 2018 (đạt 33,5%); Công tác giải phóng mặt bằng ở một số công trình còn chậm; Tỷ lệ giải ngân trong xây dựng cơ bản chưa đạt yêu cầu.

Lý giải về sự sụt giảm này, tại phiên trả lời chất vấn kỳ họp thứ 9 HĐND TP Hà Nội, Chủ tịch UBND Hà Nội Nguyễn Đức Chung cho biết, các dự án đầu tư công giải ngân chậm trong thời gian qua do nhiều nguyên nhân, trong đó việc đầu tư chậm chễ cũng là một trong những tác nhân gây ra tồn đọng nguồn vốn này.

Cụ thể, theo ông Chung trong 4 năm vừa qua, một trong những nguyên nhân khách quan đó là việc Luật Đầu tư công có hiệu lực, tác động đến toàn bộ quá trình điều hành cũng như việc đầu tư công của thành phố, các tỉnh thành và các bộ ban ngành. 

Thêm một nguyên nhân được lãnh đạo thành phố chỉ ra, ở nhiệm kỳ trước, danh mục đầu tư công trung hạn được Quốc hội phê duyệt vào tháng 10 năm 2015, HĐND TP thông qua danh mục này vào tháng 12/2015. Tuy nhiên, trong nhiệm kỳ này, tháng 12/2017 danh mục đầu tư công của thành phố mới được phê duyêt.

Để khắc phục tình trạng này, theo Chủ tịch TP Hà Nội, ngay từ đầu năm 2016, Ủy ban đã đề xuất và đã được Thường trực Ban thường vụ thông qua việc: nâng chính sách bồi thường đền bù GPMB cho người dân khi nhận nhà tái định cư từ 3,3 triệu lên 6,8 triệu. Đơn cử như dự án đường Vành đai 2, một số khu vực 95 - 98% người dân có nguyện vọng lấy tiền chứ không lấy nhà tái định cư.

Giải pháp thứ hai được lãnh đạo thành phố đưa ra, Hà Nội đã đề xuất Thủ tướng Chính phủ cho phép thành phố áp dụng cơ chế đặt hàng xây nhà ở thương mại để phục vụ tái định cư cho người dân (huy động nguồn lực xã hội đầu tư vào các dự án này để thành phố không phải bỏ tiền ngân sách). Nếu bỏ ngân sách cho các dự án này thì thành phố sẽ chi khoảng 30.000 tỷ, do đó với phương án trên số tiền 30.000 tỷ sẽ được dành cho đầu tư công. Đặc biệt, các dự án lớn của thành phố như Dự án Vành đai 1, 2, 3 đều được bố trí đủ số lượng nhà tái định cư.

Thứ ba, Chủ tịch UBND thành phố đã ủy quyền cho UBND các quận huyện làm trưởng ban GPMB để thường xuyên tháo gỡ khó khăn (trước kia là do Ban GPMB của thành phố). Ngoài ra, từng đồng chí Phó chủ tịch thành phố sẽ phụ trách các Ban quản lý dự án gắn liền với các dự án Đầu tư công cấp thành phố.

Đề xuất cơ chế ứng từ Quỹ đầu tư phát triển của thành phố để phục vụ cho các dự án của thành phố đã có chủ trương đầu  tư xét thấy cần thiết phải tạo mặt bằng sạch cho dự án hay Đề xuất Thành ủy và HĐND thành phố được thông qua nguồn vốn 50 tỷ đồng để ứng trước cho các Ban quản lý dự án tại các quận huyện cũng là một trong những giải pháp kịp thời được thành phố Hà Nội vận dụng để đẩy nhanh tiến độ cho các dự án của thành phố. 

Hà Nội quyết tự trả nợ gốc, lãi, phí phát sinh cho khoản vay 2.306 tỷ đồng Dự án đường sắt Cát Linh - Hà Đông
HĐND TP. Hà Nội vừa thông qua nghị quyết về thực hiện nhiệm vụ kinh tế - xã hội, an ninh, quốc phòng, dự toán thu, chi ngân sách 6 tháng đầu năm 2019...
Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư