
-
Tỷ phú Nguyễn Thị Phương Thảo tại Vesak 2025: Doanh nhân hiện đại và tinh thần Phật giáo trong thời đại mới
-
Hội Doanh nhân trẻ Việt Nam hành động thúc đẩy phát triển kinh tế tư nhân
-
Grab Việt Nam có Giám đốc điều hành mới là người Việt
-
PGS-TS. Đặng Thị Mỹ Dung: Sáng tạo góp phần khẳng định vị thế Việt Nam trên bản đồ khoa học toàn cầu
-
Doanh nhân Phan Công Tuấn, Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần STPower: Vươn mình cùng dòng chảy đất nước -
Ông Nguyễn Quốc Hiệp, Chủ tịch GP Invest: Doanh nhân “xẻ dọc Trường Sơn”
Bài viết “Phát triển kinh tế tư nhân - Đòn bẩy cho một Việt Nam thịnh vượng” của Tổng Bí thư Tô Lâm đánh dấu một bước ngoặt trong nhận thức về vai trò quan trọng của kinh tế tư nhân, nêu rõ kinh tế tư nhân không chỉ là một thành phần của nền kinh tế, mà còn là động lực hàng đầu thúc đẩy tăng trưởng và đổi mới sáng tạo. Ông đánh giá thế nào về tiềm lực của các doanh nghiệp tư nhân Việt Nam hiện nay?
Cùng với quá trình Đổi mới của đất nước, khu vực kinh tế tư nhân được chính thức thừa nhận trong Văn kiện Đại hội Đảng lần thứ VI tháng 12/1986 và ngày càng được khẳng định vai trò, vị trí trong nhiều Nghị quyết, định hướng của Đảng.
![]() |
Ông Nguyễn Ngọc Hòa, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp TP.HCM (HUBA). |
Đến nay, với gần 1 triệu doanh nghiệp, khoảng 5 triệu hộ kinh doanh cá thể, khu vực kinh tế tư nhân đóng góp khoảng 50% GDP, hơn 30% ngân sách nhà nước, tạo ra hơn 40 triệu việc làm, chiếm hơn 80% tổng số lao động trong nền kinh tế, đóng góp gần 60% vốn đầu tư toàn xã hội.
Nhiều doanh nghiệp tư nhân Việt Nam ươn lên mạnh mẽ, làm chủ thị trường nội địa, thậm chí vươn ra biển lớn, khẳng định được thương hiệu và năng lực cạnh tranh trên thị trường quốc tế đã góp phần nâng cao vị thế, uy tín của Việt Nam.
So với tiêu chuẩn quốc tế, doanh nghiệp tư nhân Việt Nam vẫn còn nhiều hạn chế về quy mô, năng lực quản trị, công nghệ và khả năng tiếp cận vốn. Vì vậy, tiềm lực của kinh tế tư nhân chưa thể sánh bằng.
Nhưng so với chính mình cách đây 1 - 2 thập kỷ thì doanh nghiệp tư nhân đã có những bước tiến xa. Điều này cho thấy tiềm lực và sự năng động của doanh nghiệp tư nhân ngày càng lớn, nếu biết khai thác và trong điều kiện môi trường kinh doanh thuận lợi, các trở ngại được tháo gỡ thì doanh nghiệp tư nhân sẽ bật lên rất nhanh và trở thành trụ cột quan trọng nhất của nền kinh tế.
Bài viết của Tổng Bí thư cũng nhận diện 7 điểm nghẽn lớn cản trở kinh tế tư nhân phát triển. Như vậy, cải cách thể chế cần tập trung vào những vấn đề cụ thể gì để kinh tế tư nhân có thể phát huy tối đa tiềm năng, trở thành động lực dẫn dắt nền kinh tế vươn ra thị trường quốc tế thưa ông?
Từ góc nhìn doanh nghiệp, cải cách thể chế cần tập trung vào ba vấn đề cốt lõi. Thứ nhất, cần cải thiện môi trường pháp lý, trong đó đơn giản hóa quy trình cấp phép đầu tư, đăng ký kinh doanh và các thủ tục thuế. Thứ hai, tăng cường minh bạch trong xét duyệt tín dụng, tiếp tục cải thiện quỹ bảo lãnh tín dụng đi vào thực chất hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa. Thứ ba, nâng cao hiệu quả của hệ thống pháp luật để bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ, chống gian lận thương mại và đảm bảo cạnh tranh công bằng.
Hiện nay, pháp luật chưa phân định rõ vai trò của Nhà nước trong nền kinh tế là Nhà nước quản lý hay Nhà nước phục vụ; pháp luật về chống độc quyền và đảm bảo cạnh tranh lành mạnh chưa hiệu quả; các vấn đề về quyền sở hữu tài sản và quyền tài sản chưa được thể hiện rõ ràng và đôi khi còn bị xâm hại.
Ngoài ra, các doanh nghiệp chỉ được kinh doanh những ngành, những lĩnh vực cho phép; vấn đề bảo đảm thực thi hợp đồng chưa cao, thực thi quyền phá sản không thực tế; thực thi pháp luật quyền sở hữu trí tuệ và tài sản vô hình chưa hiệu quả…
Để tháo gỡ những điểm nghẽn, pháp luật cần nhận diện rõ vai trò của Nhà nước trong nền kinh tế là kiến tạo phát triển, không tham gia vào các quan hệ kinh tế và xây dựng nền hành chính “phục vụ doanh nghiệp - phụng sự đất nước”.
Cần xây dựng hệ thống tư pháp thật sự minh bạch, khách quan, công bằng, không hình sự hóa các quan hệ dân sự, kinh tế, thương mại. Ưu tiên sử dụng pháp luật hành chính, dân sự để giải quyết các tranh chấp kinh tế thay vì xử lý hình sự nhằm giảm thiểu chi phí và rủi ro cho doanh nghiệp.
Đồng thời hỗ trợ kinh tế tư nhân tiếp cận các nguồn lực của đất nước nhằm khai thác và sử dụng tối ưu các nguồn lực này. Theo đó, doanh nghiệp tư nhân nên chia thành hai nhóm. Một là nhóm doanh nghiệp nhỏ và vừa, cần có cách hành xử và hỗ trợ nhiều hơn về tài chính, chuyển đổi số, R&D, đổi mới công nghệ, nâng cao giá trị gia tăng… Thứ hai là những doanh nghiệp đầu ngành với số lượng hạn chế, với nhóm này có thể không cần hỗ trợ vốn vay nhưng cần những cơ chế, chính sách tiếp cận những dự án lớn, dự án trọng tâm, trọng điểm và trở thành “sếu đầu đàn”, dẫn dắt các doanh nghiệp nhỏ khác phát triển.
Với Hiệp hội HUBA, ông và các doanh nghiệp của TP.HCM sẽ có những kiến nghị, đề xuất gì vào Nghị quyết về phát triển kinh tế tư nhân Bộ Chính trị dự kiến ban hành vào thời gian tới?
Về chính sách, chúng tôi mong muốn xây dựng chính sách bình đẳng giữa doanh nghiệp tư nhân với doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp FDI. Ví dụ như các ưu đãi cho doanh nghiệp nhà nước thì cũng áp dụng cho tất cả doanh nghiệp tư nhân, các ưu đãi (thuế, tiền thuê đất...) cho doanh nghiệp FDI cũng áp dụng cho doanh nghiệp tư nhân; công tác thanh kiểm tra và các tiêu chuẩn khác (môi trường, PCCC…) cho doanh nghiệp tư nhân không chặt chẽ hơn doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp FDI.
Các doanh nghiệp tư nhân nhỏ và siêu nhỏ có trình độ quản trị còn yếu, vốn mỏng nên áp dụng chính sách quản lý, nhất là quản lý thuế đơn giản nhất, dễ thực hiện nhất, bớt tốn kém chi phí nhất và ưu tiên xử lý hành chính và bồi thường thay cho xử lý hình sự.
Về tiếp cận đất đai, các doanh nghiệp tư nhân cần được tiếp cận đất đai công bằng với doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp FDI. Qua đó, chính quyền các cấp cơ sở cần trang bị từ nhận thức tới hành động việc cởi trói nền kinh tế như chính quyền Trung ương.
Về kiểm tra, thanh tra, cần hạn chế tới mức thấp nhất thanh kiểm tra doanh nghiệp tư nhân; không yêu cầu doanh nghiệp tư nhân phải kiểm tra quyết toán thuế hàng năm.
Về vấn để bảo hộ mậu dịch, với làn sóng hàng Trung Quốc và hàng giá rẻ từ các nước Đông Nam Á tràn qua, nên có chính sách bảo hộ mậu dịch để bảo vệ sản xuất trong nước và áp dụng chính sách “người Việt Nam dùng hàng Việt Nam”. Đồng thời, các dự án công cần sử dụng trên 50% sản phẩm Việt và có trên 50% doanh nghiệp tư nhân Việt tham gia.
Đặc biệt, chúng tôi kiến nghị cần áp dụng chính sách “xây tổ đón đại bàng” và có chính sách mạnh mẽ, đột phá khuyến khích doanh nghiệp tư nhân Việt tham gia công nghiệp hỗ trợ.

-
Nguyễn Trinh, Nhà sáng lập Bánh canh cá lóc cô Linh: Chọn học, chọn làm và chọn đứng lên
-
Tỷ phú Nguyễn Thị Phương Thảo tại Vesak 2025: Doanh nhân hiện đại và tinh thần Phật giáo trong thời đại mới
-
Doanh nhân Nguyễn Thị Ngọc Anh: Khi khó khăn, hãy vui vẻ và lạc quan để vượt qua
-
Hội Doanh nhân trẻ Việt Nam hành động thúc đẩy phát triển kinh tế tư nhân
-
Grab Việt Nam có Giám đốc điều hành mới là người Việt -
PGS-TS. Đặng Thị Mỹ Dung: Sáng tạo góp phần khẳng định vị thế Việt Nam trên bản đồ khoa học toàn cầu -
Doanh nhân Đỗ Quang Vinh, Phó chủ tịch SHB, Chủ tịch SHS: Khi chọn số hóa là gạch nối thế hệ -
Bà Mai Kiều Liên: Ký ức từ lá thư đặc biệt đến “thuyền trưởng” thương hiệu sữa “quốc dân” tỷ đô -
Doanh nhân Phan Công Tuấn, Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần STPower: Vươn mình cùng dòng chảy đất nước -
Doanh nhân Nguyễn Quốc Kỳ, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Vietravel: Tiên phong đưa thương hiệu du lịch Việt vươn tầm toàn cầu -
Ông Nguyễn Quốc Hiệp, Chủ tịch GP Invest: Doanh nhân “xẻ dọc Trường Sơn”
-
SeABank thông báo bổ sung nội dung hoạt động vào giấy phép hoạt động
-
SeABank được vinh danh “Ngân hàng tiên phong trong đổi mới quản trị vì sự phát triển bền vững”
-
Nên mua nhà trước hay sau khi sáp nhập tỉnh thành?
-
Yara Việt Nam bổ nhiệm tổng giám đốc mới
-
Becamex Tokyu hợp tác các sàn bất động sản hàng đầu để đưa chuẩn sống Nhật đến khách hàng Việt
-
Cần Thơ "mới": Cuộc đua "săn" thời cơ lịch sử của giới đầu tư chiến lược