![](https://media.baodautu.vn/thumb_x160x95/Images/phuonglien/2025/02/14/thai-binh-tang-cuong-kiem-tra-viec-thuc-hien-chi-thi-35-cttw-va-nghi-quyet-18-nqtw1739524213.jpg)
-
Thái Bình tăng cường kiểm tra việc thực hiện Chỉ Thị 35-CT/TW và Nghị Quyết 18-NQ/TW
-
Bắc Ninh đặt mục tiêu tăng trưởng 2 con số trong năm 2025
-
Tăng trưởng 8% trở lên: Nâng bội chi và nợ công chỉ nên là giải pháp ứng phó
-
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Tăng trưởng cao “có thể phải hy sinh một phần lạm phát” -
Năm 2025, Hà Nội phấn đấu đạt tăng trưởng GRDP 8% trở lên
![]() |
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn phát biểu tại tổ - Ảnh PT. |
Chiều 14/2, phát biểu tại tổ về Đề án bổ sung về phát triển kinh tế - xã hội năm 2025 với mục tiêu tăng trưởng đạt 8% trở lên, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn nhấn mạnh năm nay rất quan trọng, phải đạt mục tiêu tăng trưởng trên 8%, thì giai đoạn 2026 - 2030 mới có thể tăng trưởng 2 con số.
Để đạt mục tiêu tăng trưởng trên 8%, theo ông Trần Thanh Mẫn, Chính phủ đã bàn với các địa phương tìm giải pháp. “Chưa có năm nào mà Chính phủ giao chỉ tiêu tăng trưởng cho 63 tỉnh, thành”, Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh.
Theo ông, kinh tế tư nhân là yếu tố quyết định cho tăng trưởng 8%, chứ không phải đầu tư công. Bởi, trong tổng mức đầu tư toàn xã hội thì đầu tư tư nhân chiếm 55%.
Để phát triển kinh tế tư nhân, Chủ tịch Quốc hội lưu ý, quan trọng nhất là cải cách thể chế để nhà đầu tư yên tâm thấy Chính phủ thực sự mở cửa, mong chờ nhà đầu tư đến đầu tư và họ bỏ tiền đầu tư có hiệu quả.
Một số minh chứng cho việc tháo gỡ thể chế được Chủ tịch Quốc hội đề cập là việc các luật liên quan đến đất đai, kinh doanh bất động sản… có hiệu lực sớm, tạo cơ sở để Chính phủ điều hành đạt kết quả tăng trưởng rất cao trong năm 2024.
“Lần đầu tiên Việt Nam thu ngân sách hơn 2 triệu tỷ đồng, Hà Nội dẫn đầu cả nước về nguồn thu ngân sách nội địa, trên 500.000 tỷ đồng”, ông Trần Thanh Mẫn thông tin.
Tại kỳ họp lần thứ 8 và Kỳ họp bất thường lần thứ 9 đang diễn ra, ông Trần Thanh Mẫn cho biết, Quốc hội tiếp tục sửa đổi các luật theo hướng phân cấp mạnh cho Chính phủ, địa phương trong ban hành chính sách.
Trong vấn đề này, theo Chủ tịch Quốc hội, cần phải mạnh dạn cải cách để thủ tục đầu tư thông thoáng, cởi mở. Cùng với đó, không nên đặt mục tiêu thu ngân sách ngắn hạn mà cần nhìn dài hạn hơn.
“Bây giờ phải quan tâm bồi dưỡng nguồn thu, thu đúng, đủ để doanh nghiệp, người dân đầu tư vào sản xuất kinh doanh. Khi điều kiện, cơ chế thông thoáng sẽ tạo điều kiện doanh nghiệp, người dân đầu tư. Nếu đặt mục tiêu ngắn hạn thì không thu hút được đầu tư”, Chủ tịch Quốc hội nêu quan điểm.
Ông nói, để đạt mục tiêu tăng trưởng, Chính phủ rất quan tâm giải pháp giải quyết nguồn lực lãng phí như quy hoạch treo, dự án vướng thủ tục không sử dụng, tài sản tranh chấp trong các vụ án kéo dài.
Quốc hội đã đồng ý cơ chế thí điểm giải quyết ở Hà Nội, TP.HCM, Khánh Hòa tháo gỡ điểm nghẽn với thị trường bất động sản để tăng nhanh nguồn cung, ông Mẫn thông tin thêm.
Theo ông Mẫn thì đây là chủ trương rất đúng, song để biến thành hiện thực còn nhiều việc phải làm, doanh nghiệp xây dựng, bất động sản rất trông chờ địa phương hành động cụ thể tháo gỡ khó khăn, tạo môi trường thuận lợi.
Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh, chủ trương của Đảng rất rõ, Quốc hội đã ban hành luật, nghị quyết, Chính phủ đã ban hành nghị định, thông tư cũng đã có, bây giờ là quyết tâm làm.
“Khó đến đâu, chúng ta tháo đến đó, tắc đến đâu thông đến đó”, ông nêu rõ, đồng thời lưu ý, có địa phương phát triển vượt bậc, rất nhanh, nhưng có địa phương rất chậm, chưa làm đã kêu khó.
Đề cập đến chống lãng phí, Chủ tịch Quốc hội nhắc lại có những nơi “xử lý rất chậm”, rất sốt ruột. Chủ tịch Quốc hội yêu cầu từng bộ, ngành, địa phương phải đi vào từng vấn đề để tháo gỡ thì mới nhanh được.
-
Thái Bình tăng cường kiểm tra việc thực hiện Chỉ Thị 35-CT/TW và Nghị Quyết 18-NQ/TW
-
Bắc Ninh đặt mục tiêu tăng trưởng 2 con số trong năm 2025
-
Tăng trưởng 8% trở lên: Nâng bội chi và nợ công chỉ nên là giải pháp ứng phó
-
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Tăng trưởng cao “có thể phải hy sinh một phần lạm phát”
-
Chủ tịch Quốc hội: Cải cách thể chế để nhà đầu tư yên tâm -
Phó thủ tướng Hồ Đức Phớc: Tăng trưởng của Việt Nam có thể vượt xa hơn 8% -
Đề xuất Thủ tướng có quyền kiến nghị bỏ phiếu tín nhiệm bộ trưởng không hoàn thành nhiệm vụ -
Năm 2025, Hà Nội phấn đấu đạt tăng trưởng GRDP 8% trở lên -
Đà Nẵng đề xuất điều chỉnh tổng thu ngân sách năm 2025 đạt trên 30.000 tỷ đồng -
Quốc hội ủng hộ đột phá quy trình làm luật -
Tháo gỡ điểm nghẽn thể chế là động lực tăng trưởng 2 con số
-
1 Thúc trụ cột tăng trưởng đầu tư công
-
2 Đề xuất Thủ tướng có quyền kiến nghị bỏ phiếu tín nhiệm bộ trưởng không hoàn thành nhiệm vụ
-
3 Hà Nội sẽ xử lý vi phạm giao thông qua 600 cụm camera giám sát 24/24h
-
4 Trình Quốc hội cơ chế đặc thù để năm 2030 vận hành Dự án Điện hạt nhân Ninh Thuận
-
5 Tin vắn Đầu tư Online ngày 15/2
-
SeABank thông báo mời thầu
-
Agribank tiếp tục triển khai cho vay trả nợ trước hạn tổ chức tín dụng khác trong năm 2025
-
Dunlopillo tự hào ra mắt dòng nệm cao su nhập khẩu Herit 10 với công nghệ tiêu chuẩn châu Âu
-
Sau thành công với Masan, Vingroup, Techcombank tiếp tục mở rộng hệ sinh thái
-
Gia Lâm chính thức lên quận năm 2025 - Cú hích đột phá của bất động sản Đông Hà Nội
-
Động lực phát triển kinh tế từ những công ty bảo hiểm nhân thọ "made in Vietnam"