
-
Quản lý cán bộ theo vị trí việc làm, đổi mới tuyển dụng công chức
-
Tăng tốc tăng trưởng GRDP
-
Cấp tỉnh được phân cấp cho cấp xã thực hiện dự án PPP
-
Xuất khẩu nông, lâm, thủy sản tăng 14,3% sau 6 tháng năm 2025
-
Các địa phương đang ở thời điểm lựa chọn chiến lược phát triển -
Bỏ tử hình với tội tham ô, bổ sung quy định bảo đảm thu hồi tài sản
![]() |
Sân bay Cao Bằng hiện không nằm trong quy hoạch phát triển ngành GTVT hàng không đến năm 2030. |
UBND tỉnh Cao Bằng vừa có công văn đề nghị Thủ tướng Chính phủ, Bộ GTVT bổ sung Dự án sân bay Cao Bằng vào Quy hoạch tổng thể phát triển cảng hàng không, sân bay toàn quốc giai đoạn 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2030 để tạo điều kiện cho tỉnh này có cơ sơ tiếp tục triển khai các thủ tục đầu tư sân bay trong giai đoạn tiếp theo.
“Việc đầu tư xây dựng sân bay Cao Bằng là một điểm nhấn quan trọng, bước đột phá trong phát triển kết cấu hạ tầng giao thông của tỉnh, có ý nghĩa quan trọng trong việc phát triển KT- XH, giữ vững trật tự an ninh biên giới”, công văn do ông Hoàng Xuân Ánh, Chủ tịch UBND tỉnh Cao Bằng ký nêu rõ.
Được biết, tỉnh này đã nhiều lần đề xuất dự án đầu tư sân bay Cao Bằng với các bộ, ngành Trung ương với vị trí lựa chọn cách Tp. Cao Bằng 13 km về phía Đông Nam. Đây là sân bay nội địa dùng chung giữa dân dụng và quốc phòng.
Trong Quy hoạch phát triển GTVT hàng không giai đoạn 2020 và định hướng đến năm 2030 được Thủ tướng phê duyệt vào tháng 1/2009, sân bay Cao Bằng đã từng được đưa vào danh mục ưu tiên đầu tư trong giai đoạn 2020 và xây dựng thành cảng hàng không giai đoạn 2030. Tuy nhiên, tại Quyết định số 236/QĐ – TTg ngày 23/2/2018 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch phát triển GTVT hàng không, đã không có danh mục đầu tư sân bay Cao Bằng trong quy hoạch. Do đó, tỉnh Cao Bằng chưa có cơ sở lập báo cáo nghiên cứu khả thi dự án và triển khai các bước tiếp theo.
Lãnh đạo tỉnh Cao Bằng cho biết là Bộ trưởng GTVT đã ủng hộ đề nghị lập quy hoạch chi tiết sân bay Cao Bằng để đầu tư xây dựng trong giai đoạn sau năm 2020. Tuy nhiên, lãnh đạo Bộ GTVT đề nghị địa phương phải làm rõ được 2 điều kiện để quy hoạch sân bay là Cao Bằng có vị trí, mặt bằng xây dựng đường bay không; lượng khách đến địa các điểm du lịch ra sao, gắn với kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội như thế nào?
Theo Quyết định số 236, đến năm 2030, cả nước sẽ khai thác hệ thống 28 sân bay gồm 15 sân bay quốc nội và 13 sân bay quốc tế, trong đó 5 sân bay: Nội Bài, Đà Nẵng, Cam Ranh, Tân Sơn Nhất, Long Thành là cửa ngõ quốc tế.
Cụ thể, khu vực miền Bắc gồm 10 sân bay gồm 5 sân bay quốc tế (Nội Bài, Vân Đồn, Cát Bi, Thọ Xuân, Vinh) và 5 sân bay quốc nội (Lai Châu, Điện Biên, Sa Pa, Nà Sản, Đồng Hới);
Khu vực miền Trung gồm 8 sân bay gồm 4 sân bay(Phú Bài, Đà Nẵng, Cam Ranh, Chu Lai) và 4 sân bay quốc nội (Quảng Trị, Pleiku, Phù Cát, Tuy Hoà). Khu vực miền Nam có 10 sân bay gồm 4 sân bay quốc tế (Tân Sơn Nhất, Cần Thơ, Phú Quốc, Long Thành) và 6 sân bay quốc nội (Buôn Ma Thuột, Liên Khương, Phan Thiết, Côn Đảo, Rạch Giá, Cà Mau).

-
Bỏ tử hình với tội tham ô, bổ sung quy định bảo đảm thu hồi tài sản -
Thành lập Ban quản lý Khu kinh tế Quảng Trị -
Nội dung và phân khu Triển lãm thành tựu đất nước 80 năm Ngày Quốc khánh -
6 tháng đầu năm 2025, GRDP Quảng Ninh tăng trưởng 11,03% -
Hưng Yên công bố bổ nhiệm các chức vụ chủ chốt -
Tổng Bí thư Tô Lâm điện đàm với Tổng thống Donald Trump: Hoa Kỳ sẽ cắt giảm đáng kể thuế đối ứng cho Việt Nam -
Gần 28.000 người được chi trả chế độ nghỉ việc theo Nghị định 178
-
Kafi - Thương hiệu chứng khoán xây dựng niềm tin từ minh bạch và trách nhiệm
-
Highlands Coffee ra mắt mô hình Drive-Thru đầu tiên trong ngành đồ uống tại Việt Nam
-
FPT hợp tác chiến lược với công ty do Standard Chartered đầu tư, thúc đẩy đổi mới ngân hàng số
-
Người tiên phong đưa thức ăn chăn nuôi Japfa về Bắc Ninh
-
Bệnh viện FV: Bệnh nhân được BHYT chi trả 100% quyền lợi khi khám, chữa bệnh
-
Sun Casa Square đẩy mạnh thi công, dự kiến bàn giao vào cuối năm 2025