-
Cần Thơ thúc tiến độ giải ngân vốn đầu tư công những tháng cuối năm -
Cơ hội rộng mở cho các doanh nghiệp Thái Lan hợp tác, đầu tư tại Bình Định -
Vietjet xin đầu tư xây dựng hangar bảo dưỡng tàu bay tại Sân bay Đà Nẵng -
Lập Hội đồng thẩm định Quy hoạch tuyến đường sắt kết nối Lào Cai với Quảng Ninh -
Doanh nghiệp Hàn Quốc muốn mở rộng đầu tư, chuyển giao công nghệ cho Việt Nam -
Quảng Ninh: Chuẩn bị đưa Nhà máy ôtô Thành Công Việt Hưng tại Khu công nghiệp Việt Hưng vào hoạt động
Đồ họa máy đào hầm theo công nghệ TBM. Ảnh: MRB |
Thông tin vừa được ông Lê Quang Hanh, Phó Tổng giám đốc Công ty cổ phần FECON đồng thời là Giám đốc Công ty cổ phần Công trình ngầm FECON (FECON UCC - FCU) chia sẻ tại Hà Nội, dưới góc độ thông tin mà ông nắm được trên vai trò thầu phụ tại dự án này.
Tuyến đường sắt đô thị số 3 đoạn Nhổn - Ga Hà Nội được đầu tư xây dựng từ nguồn vốn ODA với tổng mức đầu tư 1,17 tỷ Euro (khoảng 30.197 tỷ đồng), chiều dài 12,5 km, bao gồm 8,5 km đi trên cao từ Nhổn đến Kim Mã và 4 km đi ngầm từ Kim Mã đến ga Hà Nội.
Đoạn tuyến toàn dự án đi qua các quận Bắc Từ Liêm, Nam Từ Liêm, Cầu Giấy, Ba Đình, Đống Đa, Hoàn Kiếm. Sau 8 năm, công trình đã hoàn thành trên 50% khối lượng. Trong đó, đoạn đi trên cao (từ Nhổn đến Cầu Giấy) có tỷ lệ hoàn thành gần 99%.
Với đoạn tuyến trên cao, các nhà thầu đang tập trung thi công phần kiến trúc tại các nhà ga trên cao và khu vực nhà ga trung chuyển (Depo), dự kiến hoàn thành vào tháng 10/2020.
Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội vừa có quyết định phê duyệt điều chỉnh thời gian thực hiện và cơ cấu nguồn vốn dự án tuyến đường sắt đô thị đoạn Nhổn - Ga Hà Nội. Dự án được thực hiện từ năm 2009 - 2022. Cơ cấu nguồn vốn dự án từ nguồn vốn vay ODA của Cơ quan phát triển Pháp (AFD) là 158,7 triệu Euro (khoảng 4.094 tỷ đồng); vốn vay Chính phủ Cộng hòa Pháp là 355,1 triệu Euro (khoảng 9.161 tỷ đồng).
Khối lượng công việc còn lại chủ yếu nằm ở 4 nhà ga ngầm và đường hầm thông các nhà ga này. Trong đó, Ga số 9 (S9), giao thoa giữa phần đi trên cao và phần bắt đầu đi ngầm của tuyến metro Nhổn - Ga Hà Nội đặt tại Kim Mã; Ga số 10 (S10) được đặt tại Cát Linh kết nối với tuyến đường sắt trên cao 2A (Cát Linh - Hà Đông) và tuyến buýt nhanh BRT 01 Kim Mã - bến xe Yên Nghĩa; Ga ngầm số 11 (S11) đặt tại Văn Miếu và ga cuối cùng số 12 (S12) - Ga Hà Nội được kết nối với hệ thống đường sắt quốc gia cũng như tuyến Metro số 1 (Yên Viên - Ngọc Hồi).
Liên danh nhà thầu Hyundai - Ghella (Hàn Quốc, Italy) đảm trách thi công gói thầu CP03 - hầm và các ga ngầm thuộc tuyến đường sắt đô thị Nhổn- Ga Hà Nội và FECON là nhà thầu phụ cho liên danh này.
Ông Lê Quang Hanh cho biết sau khi hoàn thành giải phóng mặt bằng, nhà thầu sẽ bắt đầu thực hiện khoan ngầm, tiến độ khoan ngầm dự kiến kéo dài trong vài tháng và hoàn thành ngay trong năm 2020.
Việc khoan ngầm được thực hiện bằng máy khoan ngầm metro - TBM nặng 300 tấn, có khả năng đào 12m mỗi ngày, một tháng có thể đào được 250 m. Khi máy đào được từng đoạn khoảng 1,2 mét thì các tấm vỏ hầm được lắp vào để tránh sạt lở lớp đất phía trên.
Khó khăn về mặt bằng đang được giải quyết nhưng nhà thầu phụ đang gặp vướng mắc trong khâu thanh toán, khối lượng công việc đã hoàn thành được khoảng 100 tỷ đồng nhưng hiện chưa được giải ngân.
FECON là nhà thầu Việt Nam đầu tiên được tham gia vận hành TBM |
Chiếc TBM thuộc sở hữu của FCU đã được tập kết về xưởng tại Lương Sơn (Hòa Bình). Tập đoàn mẹ FECON cũng đã cử toàn bộ kỹ sư, công nhân vận hành TBM vừa hoàn thành nhiệm vụ tại dự án metro Bến Thành - Suối Tiên (TP. HCM) đi tập huấn nâng cao trình độ tại nước ngoài trong thời gian từ nay đến cuối năm 2019 để sẵn sàng cho nhiệm vụ tới đây.
Dự kiến, phần đi trên cao được khai thác vận hành đoạn trên cao vào tháng 4/2021, vận hành toàn tuyến vào tháng 12/2022.
Được biết, 10 đoàn tàu của tuyến metro này đang được lắp ráp tại Pháp và đoàn tàu đầu tiên sẽ về Việt Nam vào tháng 7/2020 để kịp tiến độ tàu chạy đoạn trên cao vào tháng 4/2021. Đoàn tàu này có thể chuyên chở 850 - 950 người, khai thác tốc độ trung bình 35 km/giờ.
-
Lập Hội đồng thẩm định Quy hoạch tuyến đường sắt kết nối Lào Cai với Quảng Ninh -
Doanh nghiệp Hàn Quốc muốn mở rộng đầu tư, chuyển giao công nghệ cho Việt Nam -
Quảng Ninh: Chuẩn bị đưa Nhà máy ôtô Thành Công Việt Hưng tại Khu công nghiệp Việt Hưng vào hoạt động -
Ứng trước hơn 410 tỷ đồng cho Dự án nâng cấp Quốc lộ 91, TP. Cần Thơ -
Đà Nẵng cấp mới 60 dự án vốn FDI -
Vì sao Dự án Thoát nước và vệ sinh môi trường đô thị Núi Thành chậm tiến độ? -
Thêm doanh nghiệp đề xuất dự án năng lượng tái tạo tỉnh Ninh Thuận
-
1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 22/11 -
2 Thời gian vận hành chính thức tuyến metro số 1 TP.HCM -
3 Lập liên doanh phát triển công nghiệp đường sắt: Rõ dần phương hướng -
4 Công chức không ăn vài trăm năm mới mua được nhà, sao không mở rộng đất cho nhà ở xã hội? -
5 Làm rõ suất đầu tư Dự án cao tốc Quy Nhơn - Pleiku vốn 35.940 tỷ đồng
- Ký kết hợp tác chiến lược Vietnam Land và CaraWorld: Khai mở những cơ hội mới
- SeABank ưu đãi lãi suất 0% cho khách hàng vay mua căn hộ tại dự án Newtown Diamond
- Giải Golf ngành Nhôm - Kính - Cửa toàn quốc 2024: Hứa hẹn nhiều bất ngờ và trải nghiệm thú vị
- NAB Vietnam nhận giải thưởng “Doanh nghiệp xuất sắc châu Á” tại APEA 2024
- SeABank thông báo mời thầu
- Huawei Việt Nam chính thức khởi động cuộc thi ICT Competition 2024 - 2025