
-
Sabeco sẽ tăng cổ tức lên 50%, đặt mục tiêu lợi nhuận 4.835 tỷ đồng
-
Có 8 cổ đông nắm giữ gần 32% vốn MSB
-
VN-Index giữa cú sốc thuế quan: Thời điểm kiểm chứng bản lĩnh đầu tư
-
Cục Thuế thông tin về thời điểm hoàn thuế cho Samsung
-
VN-Index giảm 82,28 điểm sáng 3/4: Cẩn trọng, tránh hoảng loạn; dài hạn còn chờ đàm phán -
Cổ phiếu HNG được giao dịch nhiều nhất trên UPCoM trong 5 tháng liên tiếp
Việc Ngân hàng Nhà nước đã quyết định điều chỉnh tỷ giá USD/VND lên 1% sẽ khiến đồng USD đắt hơn. Điều này phần nào đó sẽ có tác dụng khiến các nhà đầu tư nước ngoài sẽ phải cân nhắc khi có ý định rút vốn, vì việc chuyển đổi VND sang USD sẽ trở nên tốn kém hơn so với trước đây.
![]() | ||
Tỷ giá biến động tạo tâm lý thận trọng với giới đầu tư |
Trên thực tế, hầu hết các doanh nghiệp (DN) sản xuất lẫn kinh doanh xuất nhập khẩu đều bị phụ thuộc vào biến động tỷ giá. Tuy nhiên, theo ông Phạm Ngọc Phú, Tổng giám đốc Công ty Chứng khoán An Thành (ATSC), việc biến động của tỷ giá lại ảnh hưởng khác nhau khá nhiều với từng nhóm DN.
Biến động tỷ giá sẽ có những ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động của các DN. Đặc biệt, các DN sản xuất có sử dụng nguyên vật liệu nhập khẩu, tỷ giá tăng gây áp lực lên chi phí nhập khẩu nguyên liệu đầu vào khiến DN sẽ gặp khó khăn hơn.
Trong khi đó, số lượng DN niêm yết thuộc dạng trên là khá đông đảo. Đó là các DN sản xuất sắt thép, xi măng, phân bón, thuốc trừ sâu, xăng dầu, thức ăn gia súc...
Trái lại, các DN thuộc các ngành kinh doanh, chế biến, xuất khẩu nông, lâm, thủy sản…, thì việc tăng tỷ giá lại tạo một lợi thế hơn cho hoạt động xuất khẩu. Nói cách khác, đây là các DN được hưởng lợi khi đồng nội tệ giảm giá so với USD, song nhìn chung, cái lợi này không quá lớn với mức điều chỉnh tỷ giá 1%.
Trên bình diện chung, việc tỷ giá biến động cũng tạo ra tâm lý thận trọng đối với giới đầu tư.
Ông Nguyễn Hoài Nam, chuyên viên phân tích thuộc Công ty Chứng khoán Maybank KimEng nhận xét, biến động trên thị trường ngoại hối thường làm các nhà đầu tư trong nước lo lắng. Đây cũng là một nguyên nhân dẫn tới đợt phục hồi yếu và kém thanh khoản trong vòng một tuần trở lại đây.
Ngoài các DN sản xuất sẽ chịu ảnh hưởng lớn từ rủi ro tỷ giá do phải nhập nguyên liệu, thì nhiều DN ngành thương mại cũng là đối tượng bị chi phối nhiều từ biến động tỷ giá.
Chẳng hạn, Công ty cổ phần Dịch vụ phân phối tổng hợp Dầu khí (mã PSD), một DN mới niêm yết gần đây nhất là DN thương mại, nhưng cũng sẽ bị ảnh hưởng khi tỷ giá tăng.
Đây là DN chuyên phân phối điện thoại di động, các sản phẩm công nghệ cho các hãng sản xuất điện thoại di động nước ngoài. PSD sử dụng chủ yếu đồng USD và EURO, do đó, biến động tỷ giá của VND liên quan đến 2 ngoại tệ này cũng sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động của DN.
Chí Tín

-
Cục Thuế thông tin về thời điểm hoàn thuế cho Samsung -
Vận hành KRX là điểm quan trọng hướng tới nâng hạng thị trường trong năm 2025 -
Hà Nội thu ngân sách nhà nước quý I đạt gần 50% dự toán năm 2025 -
VN-Index giảm 82,28 điểm sáng 3/4: Cẩn trọng, tránh hoảng loạn; dài hạn còn chờ đàm phán -
Thuế quan đối ứng: 46 và 90% -
Cổ phiếu HNG được giao dịch nhiều nhất trên UPCoM trong 5 tháng liên tiếp -
Hé lộ kế hoạch phá kỷ lục của công ty chứng khoán
-
Công bố Top 10 Doanh nghiệp ESG Việt Nam Xanh 2025 ngành Nông nghiệp Công nghệ cao - Thực phẩm - Đồ uống
-
Ngày hội việc làm liệu có phù hợp cho người đi làm đã có kinh nghiệm?
-
Cảng quốc tế Long An tạo ấn tượng mạnh mẽ tại Vietnam Expo 2025
-
Agribank tiếp sức người trẻ hiện thực hóa giấc mơ an cư
-
Công ty CP Tôn Pomina công bố nhóm cổ đông mới và kế hoạch phát triển
-
T&L Invest ký hợp tác chiến lược tại dự án Takara Hòa Bình Resort