-
Chuyển đổi số xanh - Động lực mới cho nền kinh tế Hải Phòng -
Hà Nội sẽ thí điểm tiếp nhận 30 dịch vụ công trực tuyến trên ứng dụng VNeID và iHanoi -
Ra mắt Dự án chính quyền số Hải Phòng -
Kế hoạch hành động quốc gia về phát triển kinh tế số giai đoạn 2024 - 2025 -
Công nghệ nhận diện khuôn mặt - “tấm khiên” an toàn trong thời đại dữ liệu -
FPT sẽ thành lập liên doanh để thúc đẩy chuyển đổi số tại Nhật Bản
“Hạ Long” và “đảo Phú Quý” là hai điểm đến ghi nhận mức tăng trưởng cao nhất về lượng tìm kiếm
Theo đó, lĩnh vực du lịch và hàng không có lượng tìm kiếm tăng vọt. Ngược lại, lĩnh vực tài chính lại chứng kiến sự “hạ nhiệt” của các từ khóa về thị trường chứng khoán.
Cụ thể, dẫn đầu các nhóm chủ đề có lượng tìm kiếm cao nhất chính là Du lịch và Hàng không. Tổng lượng tìm kiếm về địa điểm du lịch nội địa và quốc tế, vé máy bay, khách sạn, hành trang du lịch đều tăng đáng kể so với quý trước.
Điều này thể hiện rõ mối quan tâm của người dân cho nhu cầu du lịch, trong bối cảnh du lịch Việt Nam đã hoàn toàn mở cửa trở lại từ tháng 3 năm nay và dịch bệnh Covid-19 đã dần được đẩy lùi.
Một số từ khóa về du lịch được tìm kiếm nhiều trong Quý II/2022 |
Với du lịch nội địa, “Hạ Long” và “đảo Phú Quý” là hai điểm đến ghi nhận mức tăng trưởng cao nhất về lượng tìm kiếm. Tỷ trọng của hai từ khóa này lần lượt là 59% và 33%. Bên cạnh đó, các thành phố lớn như Đà Nẵng, Hà Nội, Đà Lạt, Nha Trang… vẫn là những điểm đến được người dùng tìm kiếm nhiều nhất.
Với du lịch quốc tế, dù đại dịch Covid-19 vẫn chưa chấm dứt trên toàn cầu song nhu cầu du lịch quốc tế đã tăng trở lại. Trong đó, Thái Lan, Singapore và Mỹ là những điểm đến ghi nhận mức tăng trưởng cao nhất về lượng tìm kiếm so với quý trước, lần lượt là 97%, 68% và 30%.
Bên cạnh đó, khi nhu cầu du lịch tăng cao, người dùng Cốc Cốc cũng quan tâm nhiều hơn tới thời trang và mỹ phẩm. Lượng tìm kiếm các từ khóa “váy đi biển”, “thời trang đi biển” và “túi du lịch” ghi nhận mức tăng trưởng lần lượt là 658%, 192% và 130%.
Lượng tìm kiếm về crypto thì giảm 41% so với quý trước
Trong khi đó, quý 2/2022 cũng chứng kiến một xu hướng tìm kiếm đáng chú ý về các biến động của thị trường tài chính Việt. Do ảnh hưởng từ thị trường chứng khoán ảm đạm, chỉ số VN-Index tụt dốc và Bitcoin trượt giá, lượng tìm kiếm về cổ phiếu, trái phiếu, crypto đều giảm mạnh so với quý trước.
Cụ thể, lượng tìm kiếm về “cổ phiếu” và “trái phiếu” giảm lần lượt là 22% và 8%. Còn lượng tìm kiếm về crypto thì giảm 41% so với quý trước.
Trái ngược với xu hướng này, lượng tìm kiếm về các dịch vụ ngân hàng và bảo hiểm lại tăng nhẹ so với quý trước.
Trong đó, lượng tìm kiếm đối với từ khóa “cổng thanh toán” tăng trưởng nhiều nhất, với mức tăng là 20%.
Như vậy, mối quan tâm của người dùng đã dần chuyển dịch từ các kênh đầu tư mới có nhiều rủi ro như chứng khoán, tiền ảo sang các kênh đầu tư truyền thống như ngân hàng, bảo hiểm …
Sau 19 năm kể từ lần đăng cai đầu tiên, Sea Games 31 đã chính thức được tổ chức tại Việt Nam vào tháng 5/2022. Trong thời gian diễn ra Đại hội Thể thao Đông Nam Á này, tinh thần thể thao nồng nhiệt của người Việt được thể hiện rất rõ qua sự tăng trưởng của số lượt tìm kiếm thông tin về chủ đề này. Theo thống kê, lượng tìm kiếm về Sea Games đã tăng 21 lần so với quý trước.
Theo đó, bóng đá nói chung và các trận đấu có đội tuyển bóng đá nam Việt Nam nói riêng đều dẫn đầu xu hướng tìm kiếm về bóng đá tại SEA Games 31. Bên cạnh đó, trong không khí đội tuyển bóng đá nam và nữ Việt Nam liên tiếp đạt được các thành tích xuất sắc tại SEA Games 31, người dùng cũng tìm kiếm nhiều về các hoạt động ăn mừng chiến thắng của đội nhà. Nổi bật là từ khóa “đi bão” với mức tăng trưởng 266%. Điều này cho thấy đội tuyển U23 Việt Nam đã tạo ra sức hút hấp dẫn và nhận được sự kỳ vọng lớn từ người hâm mộ.
Ngoài ra, với việc bộ môn thể thao điện tử (eSports) chính thức có mặt trong SEA Games 31, lượng tìm kiếm về các kênh phát sóng eSports cũng tăng mạnh. Đặc biệt, từ khóa “vetv7 esports” đã ghi nhận mức tăng trưởng 359%.
-
1C Việt Nam và AED chung tay hỗ trợ 300 doanh nghiệp SMEs chuyển đổi số -
Hà Nội sẽ thí điểm tiếp nhận 30 dịch vụ công trực tuyến trên ứng dụng VNeID và iHanoi -
Ra mắt Dự án chính quyền số Hải Phòng -
Hà Nội: Nhiều tiện ích khi tích hợp giữa VNeID với iHanoi -
Kế hoạch hành động quốc gia về phát triển kinh tế số giai đoạn 2024 - 2025 -
Công nghệ nhận diện khuôn mặt - “tấm khiên” an toàn trong thời đại dữ liệu -
FPT sẽ thành lập liên doanh để thúc đẩy chuyển đổi số tại Nhật Bản
-
1 Vietjet xin đầu tư xây dựng hangar bảo dưỡng tàu bay tại Sân bay Đà Nẵng -
2 Tín dụng tăng nhanh hơn huy động, ngân hàng tăng lãi suất tiền gửi -
3 Tình hình thị trường chứng khoán Việt Nam không đáng lo ngại -
4 Hút mỗi điếu xì gà sẽ phải trả thêm 50.000 - 100.000 đồng thuế tiêu thụ đặc biệt -
5 Tin vắn Đầu tư Online ngày 23/11
- Sandoz triển khai chương trình cộng đồng phòng chống đề kháng kháng sinh tại Việt Nam
- Thu thập sinh trắc học trên Agribank Plus - Cơ hội rinh iPhone 16 và nhiều quà hấp dẫn
- Ký kết hợp tác chiến lược Vietnam Land và CaraWorld: Khai mở những cơ hội mới
- SeABank ưu đãi lãi suất 0% cho khách hàng vay mua căn hộ tại dự án Newtown Diamond
- Giải Golf ngành Nhôm - Kính - Cửa toàn quốc 2024: Hứa hẹn nhiều bất ngờ và trải nghiệm thú vị
- NAB Vietnam nhận giải thưởng “Doanh nghiệp xuất sắc châu Á” tại APEA 2024