-
Trung Quốc: Giá tiêu dùng tăng thấp hơn dự báo, giá sản xuất giảm sâu hơn -
Mỹ: Tăng trưởng việc làm thấp hơn dự báo, tỷ lệ thất nghiệp giảm còn 4,2% -
FAO: Chỉ số giá lương thực thế giới giảm nhẹ trong tháng 8/2024 -
Chứng khoán và dầu mỏ lao dốc vì lo ngại tăng trưởng kinh tế toàn cầu -
Quyết định cắt giảm lãi suất của ECB sẽ trở nên khó khăn hơn -
Ngành sản xuất chế tạo của châu Á có dấu hiệu phục hồi
Chỉ số Nikkei 225 đóng cửa tăng 0,96% trong ngày giao dịch 15/6. Ảnh tư liệu: AFP |
Tại Nhật Bản, chỉ số Nikkei 225 tăng 0,96% và đóng cửa ở mức 29.441,30 điểm, trong khi chỉ số Topix tăng 0,8% lên 1.975,48 điểm.
Trong khi đó, chỉ số S&P/ASX 200 của Australia ghi nhận mức tăng 0,92% lên 7.379,50 điểm. Biên bản cuộc họp chính sách tiền tệ của Ngân hàng Trung ương Australia trong tháng 6 cho thấy, các thành viên Hội đồng quản trị của ngân hàng này nhận định vẫn còn quá sớm để xem xét ngừng chương trình mua vào trái phiếu.
Trên thị trường Hàn Quốc, chỉ số Kospi nhích nhẹ 0,2% lên 3.258,63 điểm. Trái lại, chứng khoán Trung Quốc đại lục đóng cửa trong "sắc đỏ", với chỉ số Shanghai Composite rớt 0,92% còn 3.556,56 điểm còn chỉ số Shenzhen Component trượt 0,864% xuống 14.673,34 điểm.
Trên thị trường Hong Kong, chỉ số Hang Seng cũng giảm khoảng 0,6%, tính đến giờ giao dịch cuối ngày. Chỉ số MSCI khu vực châu Á - Thái Bình Dương (ngoại trừ Nhật Bản) nhích nhẹ 0,1%.
Nhiều nhà đầu tư kỳ vọng Cục dự trữ liên bang Mỹ (Fed) sẽ vẫn giữ quan điểm chính sách ôn hòa trong cuộc họp kéo dài 2 ngày kể từ ngày 15/6. Một số quan chức Fed cho rằng cơ quan này nên bắt đầu thảo luận về cắt giảm việc mua vào trái phiếu, trong khi hầu hết các nhà đầu tư tin rằng phần đông các nhà hoạch định chính sách Mỹ vẫn muốn quan sát thêm trước khi điều chỉnh chính sách.
Thị trường chứng khoán Mỹ đêm qua chứng kiến chỉ số Nasdaq Composite thiết lập đỉnh mới 14.174,14 điểm sau khi tăng 0,74%, còn chỉ số S&P 500 cũng đóng cửa tăng 0,18% lên mức kỷ lục 4.255,15 điểm. Trái lại, chỉ số bình quân công nghiệp Dow Jones ngược sóng và giảm 85,85 điểm xuống 34.393,75 điểm.
Trên thị trường tiền tệ, chỉ số đô la Mỹ so với các đồng tiền mạnh khác giảm về 90,374, từ mức 90,546 thiết lập trước đó. Đồng yên Nhật trượt giá nhẹ và quy đổi 109,99 JPY/USD, còn đồng đô la Australia cũng suy yếu về mức 1 AUD đổi 0,7702 USD.
Dầu giao dịch theo giờ châu Á chiều nay tăng giá. Giá dầu Brent giao kỳ hạn tăng 0,32% lên 73,09 USD/thùng trong khi giá dầu thô giao sau của Mỹ nhích 0,27% lên 71,07 USD/thùng.
-
Lượng khí đốt nhập khẩu từ Nga vào EU vượt qua con số nhập khẩu từ Mỹ -
Mỹ: Tăng trưởng việc làm thấp hơn dự báo, tỷ lệ thất nghiệp giảm còn 4,2% -
Mỹ: Áp lực lạm phát đã giảm, thị trường lao động chậm lại nhưng không bị xấu đi -
FAO: Chỉ số giá lương thực thế giới giảm nhẹ trong tháng 8/2024 -
Giới nhà giàu Trung Quốc nóng lòng tìm cơ hội đầu tư ở nước ngoài -
Lo chính phủ Anh tăng thuế, các nhà đầu tư cho thuê nhà vội thoát hàng -
Quan chức Fed: Cần hạ lãi suất để giữ thị trường lao động lành mạnh
- FPT IS và Mastercard bắt tay triển khai số hóa thanh toán trong giao thông công cộng tại Việt Nam
- Japfa trao 300 phần quà hỗ trợ học sinh đến trường
- NashTech tự hào đón nhận giải thưởng "Nơi làm việc tốt nhất châu Á" lần thứ tư liên tiếp
- Chính thức khai trương siêu thị FujiMart mới tại TTTM Diamond Plaza, 25 Lê Văn Lương, Hà Nội
- Nisshin Seifun Welna ra mắt sản phẩm tiêu dùng đa dạng tới người tiêu dùng Việt
- Gala Tiếng Việt thân thương 2024 “Lời quê hương - Lời sắt son”