
-
Trung Quốc cắt giảm lãi suất cho vay cơ bản
-
Anh, EU nhất trí về thỏa thuận thiết lập lại quan hệ sau Brexit
-
Ông Trump nói sẵn sàng thăm Trung Quốc giữa đồn đoán áp thuế 30% đến cuối năm nay
-
Triển vọng thỏa thuận hạt nhân Mỹ - Iran tác động sâu sắc đến thị trường dầu mỏ
-
APEC cảnh báo tăng trưởng chậm lại do căng thẳng thương mại -
Tạm đình chiến thương mại Mỹ - Trung: Giải tỏa căng thẳng chuỗi cung ứng toàn cầu
![]() |
Chỉ số Kospi của Hàn Quốc tăng 0,86% trong phiên giao dịch chiều nay 29/4. Ảnh: AFP |
Chứng khoán Trung Quốc đại lục lên điểm ngay đầu phiên giao dịch với chỉ số Shanghai Composite tăng 0,46% còn Shenzhen Composite nhích nhẹ 0,118%. Chỉ số Hang Seng của Hong Kong lên điểm 0,27%.
Thị trường Hàn Quốc cũng ghi nhận sắc xanh với chỉ số Kospi tăng 0,86%. Thông tin đáng chú ý trên thị trường này là kết quả kinh doanh quý I/2020 của Samsung Electronics. Theo Reuters, lợi nhuận ròng của hãng điện tử Hàn Quốc đạt 4.900 tỷ won (xấp xỉ 4,01 tỷ USD), còn theo ước tính của công ty phân tích dữ liệu thị trường Refinitiv, con số này là 5.100 tỷ won.
Theo Reuters, lợi nhuận gộp quý II/2020 của “ông lớn” ngành điện tử Hàn Quốc sụt giảm so với cùng kỳ năm trước do nhu cầu một số sản phẩm lõi của hãng này giảm đáng kể vì dịch Covid-19. Cổ phiếu của Samsung Electronics hôm nay nhích nhẹ 0,2%.
Trong khi đó, chỉ số S&P/ASX 200 của Australia ghi nhận mức tăng điểm mạnh nhất khu vực với 1,15% khi cổ phiếu của các “ông lớn” ngân hàng như Commonwealth và Westpac đều bật tăng.
Thị trường Nhật Bản hôm nay đóng cửa nghỉ lễ. Nhìn chung, chỉ số MSCI khu vực châu Á - Thái Bình Dương (ngoại trừ Nhật Bản) lên điểm 0,93%.
Fed dự kiến công bố quyết định lãi suất trong ngày 29/4 (khoảng 2:00 ngày 30/4 giờ Hong Kong). Nhà đầu tư kỳ vọng Fed sẽ ban hành định hướng chính sách lãi suất trong thời gian tới trong bối cảnh Mỹ đang từng bước kích hoạt lại nền kinh tế.
“Chúng tôi không cho rằng Fed sẽ đưa ra các quyết định chính sách kiểu nới lỏng chính sách tiền tệ bằng việc hạ lãi suất về 0, bỏ giới hạn định lượng QE, hay nới thanh khoản và các khoản vay”, các nhà phân tích tại Ngân hàng Mizuho cho biết.
“Nhiều khả năng Fed sẽ chỉ đánh giá lại các động thái chính sách được công bố trước đó và hợp lý hóa các chính sách cho vay đã được thiết lập”, các chuyên gia Ngân hàng Mizuho nhận định.
Giá dầu trên thị trường châu Á chiều nay đi lên, với dầu Brent giao kỳ hạn quốc tế tăng giá 4,35% lên 21,35 USD/thùng còn giá dầu thô giao kỳ hạn của Mỹ tăng 14,75% lên 14,16 USD/thùng.
Chỉ số đô la Mỹ so với các đồng tiền mạnh khác hôm nay sụt giảm từ mức 99,885 về 99,698, trong khi đó đồng yen Nhật Bản mạnh lên đáng kể và giao dịch 106,54 JPY/USD so với mức 107,2 JPY/USD thiết lập hôm qua, còn đô la Australia lên giá và trao tay 1 AUD/0,6533 USD.

-
Moody’s xếp hạng tín nhiệm nền kinh tế Mỹ ở mức AA1 -
Trung Quốc dỡ bỏ một số hạn chế xuất khẩu sang Mỹ, nhưng vẫn siết chặt đất hiếm -
Kinh tế Nhật Bản suy giảm mạnh hơn dự báo -
Fed cân nhắc điều chỉnh chiến lược khi lạm phát tạm thời lệch khỏi mục tiêu dài hạn 2% -
Triển vọng thỏa thuận hạt nhân Mỹ - Iran tác động sâu sắc đến thị trường dầu mỏ -
APEC cảnh báo tăng trưởng chậm lại do căng thẳng thương mại -
Tạm đình chiến thương mại Mỹ - Trung: Giải tỏa căng thẳng chuỗi cung ứng toàn cầu
-
AgriS đồng hành cùng Chính phủ trong chiến lược đột phá nền kinh tế tư nhân và nông nghiệp công nghệ cao
-
Đổi mới sáng tạo trong hành động: Báo cáo chiến lược mới mở ra lộ trình phát triển thử nghiệm lâm sàng tại Việt Nam
-
Môi giới bất động sản tăng 30% khách tiềm năng nhờ công nghệ
-
Wink Hotels ra mắt căn hộ Wink Live© Serviced Residences tại Hải Phòng
-
Đổi mới sáng tạo - Động lực chiến lược nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Việt
-
Care For Việt Nam tiếp tục hành trình “Chăm em đủ chất”