-
Các ngân hàng trung ương vẫn tích cực "ôm" vàng -
Nvidia trở thành công ty đại chúng đắt giá thứ hai tại Mỹ -
Giải Nobel Kinh tế 2024 vinh danh 3 nhà kinh tế học người Mỹ -
Tăng trưởng quý III/2024 của Singapore ước đạt 4,1% -
Tại sao OpenAI chọn Singapore làm trung tâm hoạt động toàn cầu? -
Dầu thô tăng giá do lo ngại xung đột Israel - Iran leo thang
Chỉ số Nikkei 225 của Nhật Bản sáng nay nhích nhẹ 0,28%. Ảnh: AFP |
Chứng khoán Nhật Bản sáng nay quay đầu lên điểm dù xuất hiện thông tin bất lợi về xuất khẩu. Cụ thể, chỉ số Nikkei 225 nhích 0,28% còn Topix tăng 0,19%.
Xuất khẩu của Nhật Bản trong tháng 7 lao dốc 19,2% so với cùng kỳ năm trước, theo số liệu được Bộ Tài chính Nhật Bản công bố sáng nay. Mức giảm này vẫn thấp hơn mức giảm 21% mà các chuyên gia kinh tế dự báo với Reuters trước đó.
Chứng khoán Trung Quốc đại lục sáng nay nhuốm đỏ với Shanghai composite giảm 0,34% còn Shenzhen Component trượt sâu hơn 0,631%. Thị trường chứng khoán Hong Kong sáng nay hoãn giao dịch do thời tiết xấu.
Sắc xanh được duy trì trên thị trường chứng khoán Hàn Quốc trong phiên sáng nay với chỉ số Kospi tăng 0,82%. Đáng kể, chứng khoán Australia tăng mạnh nhất khu vực với chỉ số S&P/ASX 200 ghi nhận mức tăng 0,95%. Tính chung lại, chỉ số MSCI khu vực châu Á - Thái Bình Dương (ngoại trừ Nhật Bản) nhích thêm 0,32%.
Trên thị trường chứng khoán Mỹ, chỉ số S&P 500 đêm qua phá “băng” Covid-19 và chốt phiên với mốc mới 3.389,78 điểm, tăng 0,2%. Chỉ số Nasdaq Composite cũng lập đỉnh sau khi tăng 0,7% và đóng cửa với 11.210,84 điểm. Trái lại, Dow Jones kết thúc phiên giao dịch mất 66,84 điểm, tương đương 0,2%, còn 27.778,07 lúc cuối phiên.
Giới đầu tư chùn tay trước căng thẳng Australia - Trung Quốc. Bộ Thương mại Trung Quốc hôm 18/8 khẳng định sẽ điều tra bán phá giá đối với rượu vang nhập khẩu từ Australia.
Theo Tapas Strickland, Giám đốc nghiên cứu kinh tế tại Ngân hàng Quốc gia Australia, cuộc điều tra trên là dấu hiệu cho thấy quan hệ Australia - Trung Quốc đang xấu đi, tuy nhiên xuất khẩu rượu vang sang Trung Quốc chỉ chiếm tỷ trọng rất nhỏ 0,7% trong kim ngạch thương mại của Australia với Trung Quốc năm 2019.
Thị trường tiền tệ sáng nay ghi nhận đồng bạc xanh tiếp tục rớt giá. Chỉ số đô la Mỹ so với các đồng tiền mạnh khác giảm từ mức 92,5 xuống 92,196. Đồng yên Nhật Bản nhích giá nhẹ và giao dịch 105,34 JPY “ăn” 1 USD so với mức 105,6 JPY/USD thiết lập hôm qua. Đô la Australia cũng mạnh lên và quy đổi 1 AUD/0,7244 USD.
Giá dầu trên thị trường châu Á sáng nay đi xuống với dầu thô Brent giao kỳ hạn trượt 0,51% xuống 45,23 USD/thùng, còn giá dầu thô Mỹ giao sau giảm 0,33% xuống 42,75 USD/thùng.
-
Thị trường việc làm nguội lạnh sẽ đốc thúc ECB hạ lãi suất nhanh hơn -
Tăng trưởng quý III/2024 của Singapore ước đạt 4,1% -
Lạm phát Eurozone giảm mạnh, ECB sẽ hạ lãi suất thêm hai lần trong năm 2024? -
Thái Lan liên tiếp đón các "đại bàng" đầu tư tỷ USD vào trung tâm dữ liệu -
Nền kinh tế Anh tăng trưởng trở lại cùng nỗi lo tài chính công -
AMD ra mắt chip AI mới, đối đầu với "át chủ bài" Blackwell của Nvidia -
Ngân hàng Trung ương Hàn Quốc cắt giảm lãi suất sau gần 2 năm giữ nguyên
-
1 “Phơi sáng” những khối tài sản “tối” liên quan Trương Mỹ Lan - Bài 1: Phi vụ thâu tóm 1.800 ha đất và “ẵm” 15.000 tỷ đồng trái phiếu -
2 Dân than khổ vì doanh nghiệp siết chặt mua bán vàng -
3 Bình Dương giao đất không qua đấu giá, nguy cơ thất thoát hơn 220 tỷ đồng -
4 EVN lỗ nặng vì mua cao, bán thấp -
5 Tin vắn Đầu tư Online ngày 14/10
- SeABank ủng hộ 30 tỷ đồng xóa nhà tạm, nhà dột nát
- 100 doanh nghiệp tham gia hội nghị xúc tiến đầu tư tỉnh Ninh Thuận tại Đồng Nai
- Doanh nhân trẻ tạo dấu ấn trong sản xuất kinh doanh và hoạt động xã hội
- Nhật Bản: Điểm sáng cho nhân sự ngành ICT trong bối cảnh toàn cầu
- GELEX thăng hạng trong Top 100 thương hiệu giá trị nhất Việt Nam 2024
- Lợi nhuận TCH tăng mạnh nhờ bàn giao gần 300 sản phẩm