-
Năm 2024, mỗi ngày Hoà Phát có lợi nhuận sau thuế gần 33 tỷ đồng -
Kinh doanh quý IV/2024 giảm 18%, Thép Nam Kim vẫn vượt kế hoạch lợi nhuận cả năm -
Chờ “cú nước rút” tại Dự án sân bay Long Thành -
EVNSPC đóng điện loạt công trình ngay trước khi nghỉ Tết Ất Tỵ -
TP.HCM: Thưởng tết bình quân tại doanh nghiệp trong khu công nghiệp là 8,5 triệu đồng/người -
Xuất nhập khẩu Việt Nam - ASEAN năm 2024 phục hồi mạnh mẽ, đạt xấp xỉ 84 tỷ USD
Từ khi TP.HCM áp dụng Chỉ thị 16 từ ngày 9/7, đã có một số đối tượng "gom hàng" nhằm bán lại với giá cao.
Đồng thời, người dân chia sẻ trên cộng đồng mạng về việc một số sản phẩm có giá bán quá cao, đơn cử như một bắp cải có giá hơn 200 nghìn đồng.
Sở Công Thương TP.HCM lý giải, tại một số hệ thống siêu thị có những sản phẩm đặc thù, hàng nhập khẩu có mức giá cao phục vụ theo nhu cầu người dân dẫn đến việc người dân dễ bị nhầm lẫn giá cả tăng nhiều.
Bên cạnh đó, các hệ thống phân phối lớn cạnh tranh rất quyết liệt, việc tự tăng giá ở các hệ thống lớn là khó xảy ra.
Ngoài ra, để kiểm soát việc giá cả hàng hóa, Sở Công Thương đã cử lực lượng kiểm soát túc để theo dõi, bám sát tình hình giá cả thị trường và cung ứng hàng hóa, kịp thời xử lý mọi tình huống phát sinh.
Sở cũng phối hợp với Quản lý thị trường nhắc nhở những trường hợp mua tích trữ nhiều, có dấu hiệu gom hàng và xử phạt với các trường hợp vi phạm.
Đại diện một số chuỗi siêu thị lớn như Saigon Co.op đã nhiều lần khẳng định về cam kết không tăng giá bán trong giai đoạn dịch bệnh diễn biến khó lường như hiện nay.
Gần đây, đại diện chuỗi siêu thị Bách hóa Xanh cũng khẳng định, chuỗi không có chủ trương tăng giá bán lẻ để kiếm lời trong giai đoạn dịch bệnh nhưng cũng không thể bảo đảm 100% việc giữ giá bán như trước đợt dịch đối với một số mặt hàng tươi sống.
Cụ thể, chính sách giá bán lẻ của chuỗi này áp dụng với một số mặt hàng thiết yếu tại TP.HCM đã được điều chỉnh theo sự biến thiên của giá nhập đầu vào tại những thời điểm nhất định.
Các chuỗi siêu thị tại TP.HCM đều đang nỗ lực tối đa để bảo toàn tính cân bằng và hài hoà giữa lợi ích người tiêu dùng và việc vận hành hàng ngàn cửa hàng bán lẻ trong giai đoạn hiện nay.
Đặc biệt, phải cân đối cẩn trọng với các yếu tố trọng yếu như hệ thống kho bãi, vận chuyển, cung ứng, nhà cung cấp, nhân sự và cả chi phí bảo đảm an toàn cho người mua hàng trong giai đoạn dịch bùng phát này.
Các chuỗi siêu thị ở TP.HCM đang nỗ lực tối đa để không tăng giá bán lẻ trong thời điểm hiện nay (Ảnh minh hoạ). |
Ban lãnh đạo Bách hoá Xanh chia sẻ về 5 thách thức mà chuỗi đang nỗ lực tập trung giải quyết.
Thứ nhất, thời gian vận chuyển từ vùng trồng về các cửa hàng Bách hóa Xanh tăng đáng kể khi qua các chốt kiểm soát liên tỉnh và tình trạng ùn ứ kéo dài trên các quốc lộ dẫn đến chi phí vận chuyển tăng (cộng thêm giá xăng tăng) và tỷ lệ hư hao hàng tươi sống tăng cao.
Thứ hai, các vấn đề liên quan đến nhân sự tăng do nhân viên phải tăng ca liên tục từ kho đến cửa hàng trước nhu cầu tiêu dùng tăng đột biến; nhiều nhân viên phải đi cách ly, hoặc trong vùng phong tỏa không thể tiếp tục công việc.
Thứ ba, nhân sự tài xế, kho bãi với số lượng hàng ngàn người bắt buộc phải thực hiện xét nghiệm cách 3 ngày một lần. Ngoài ra việc xét nghiệm liên tục này cũng áp dụng cho hàng trăm nhân viên bắt buộc di chuyển ở 2 tỉnh lân cận.
Thứ tư, chuỗi siêu thị này phải bảo đảm chỗ ở cho nhân viên ở gần kho nhằm giảm thiểu nguy cơ nhân viên nhiễm bệnh hoặc bị cấm di chuyển do sinh sống ở vùng phong tỏa, dẫn đến thiếu nhân sự và buộc phải tạm dừng hoạt động kho và cửa hàng.
Thứ năm, hàng hóa tăng giá từ phía nhà cung cấp do tăng chi phí vận chuyển, phí nhân công, tài xế, hư hỏng do kéo dài thời gian lưu thông....
Chuỗi Bách hóa Xanh đã thực hiện giải pháp bán hạn chế số lượng cho mỗi khách hàng đối với một số mặt hàng, ở một số cửa hàng để chống lại hiện tượng mua gom hàng về bán giá gấp 2 - 3 lần của một số người.
"Chúng tôi cũng đã đồng hành cùng TP.HCM triển khai các điểm bán hàng lưu động để phục vụ nhu yếu phẩm cho người dân vùng phong tỏa. Tuân thủ an toàn đi đôi với việc duy trì nguồn cung lương thực, thực phẩm ổn định trong giai đoạn này chính là ưu tiên hàng đầu của ban lãnh đạo Bách hoá Xanh. Chúng tôi mong khách hàng sẽ cùng san sẻ những khó khăn với tập thể hàng ngàn nhân viên Bách hoá xanh, để tiếp lửa cho chúng tôi tiếp tục giữ vững “trận chiến” bảo đảm nguồn lương thực thiết yếu trong thời khắc này", ban lãnh đạo Bách hóa Xanh chia sẻ.
-
EVNSPC đóng điện loạt công trình ngay trước khi nghỉ Tết Ất Tỵ -
TP.HCM: Thưởng tết bình quân tại doanh nghiệp trong khu công nghiệp là 8,5 triệu đồng/người -
Xuất nhập khẩu Việt Nam - ASEAN năm 2024 phục hồi mạnh mẽ, đạt xấp xỉ 84 tỷ USD -
Lợi nhuận quý IV/2024 của Nam Long tăng 1,7 lần, hoàn thành mục tiêu cả năm 2024 -
Novaland thu về hơn 9.000 tỷ đồng trong năm 2024, bàn giao 1.422 sản phẩm -
Mốc lịch sử của Vingroup; Lần đầu tiên của PAN; YeaH1 “vượt chông gai” thành công -
Doanh nghiệp đồng thuận phương án giảm 30% tiền thuê đất năm 2025
-
1 TP.HCM: Thông tin mới nhất về thi hành án vụ án Trương Mỹ Lan -
2 Trung ương kết luận những cơ quan Đảng và Quốc hội sẽ kết thúc hoạt động -
3 Chính thức gia hạn thời gian hoàn thành cao tốc Bến Lức - Long Thành đến 30/9/2026 -
4 Doanh nghiệp đồng thuận phương án giảm 30% tiền thuê đất năm 2025 -
5 Tin vắn Đầu tư Online ngày 26/1
- Đón đầu xu thế năng lượng xanh, Stavian lập liên doanh đầu tư sản xuất hệ thống lưu trữ năng lượng
- Chương trình lãi suất tốt, quà tặng "khủng" cho khách hàng cá nhân vay vốn từ Vietbank
- GELEX Electric lãi trước thuế 2.118 tỷ đồng năm 2024
- Vietbank hoàn tất tăng vốn điều lệ lên 7.139 tỷ đồng
- Quản trị tài chính doanh nghiệp: Những điểm cần lưu ý năm 2025
- Gia tăng lợi ích khi gửi tiết kiệm dịp Tết