Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Chủ Nhật, Ngày 22 tháng 12 năm 2024,
Chuyên gia kinh tế Võ Trí Thành: Kết quả xuất khẩu năm 2018 là rất tích cực
Đức Duy (Vietnam+) - 30/12/2018 07:08
 
Xuất khẩu của Việt Nam năm 2018 tiếp tục đạt được kết quả ấn tượng khi vượt con số 240 tỷ USD, trong khi xuất siêu cũng đạt cao nhất từ trước đến nay. Đáng chú ý, tăng trưởng xuất khẩu của khu vực trong nước cũng cao hơn khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (FDI).
Ông Võ Trí Thành, Viện trưởng Viện nghiên cứu chiến lược thương hiệu và cạnh tranh
Ông Võ Trí Thành, Viện trưởng Viện nghiên cứu chiến lược thương hiệu và cạnh tranh

Theo ông Võ Trí Thành, Viện trưởng Viện nghiên cứu chiến lược thương hiệu và cạnh tranh, kết quả trên là rất ấn tượng và chất lượng tăng trưởng cũng đã có sự chuyển biến rõ nét.

Nhìn lại 2018 cho thấy, Việt Nam tiếp tục có năm thứ 3 xuất siêu và với kim ngạch xuất khẩu rất cao, ông nhìn nhận như thế nào?

Có thể thấy, con số về xuất khẩu năm 2018 là một kết quả rất tích cực. Thứ nhất, ngay từ đầu năm khi chúng ta đặt mục tiêu xuất khẩu còn khá thận trọng, đó là tăng trưởng dưới 10%.

Tuy vậy, việc đặt ra mức này là vì chúng ta đã tính đến những khó khăn của bối cảnh kinh tế toàn cầu, cùng với đó là nhiều khả năng tốc độ tăng trưởng kinh tế cũng như tốc độ tăng trưởng xuất khẩu sẽ giảm dần theo các quý, đây là một điều rất khác so với các năm trước đây.

Nhưng trên thực tế, việc giảm dần giữa các quý là có nhưng tốc độ tăng trưởng xuất khẩu cả năm đã vượt khá cao so với mục tiêu đề ra (dự kiến tăng trưởng tử 13-14%). Như vậy, đây là con số tích cực.

Thứ hai, trong xuất khẩu bên cạnh việc chi phối của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) thì một số lĩnh vực thì xuất khẩu của Việt Nam cũng khả quan.

Ví dụ, nhờ giá dầu tăng mà xuất khẩu mặt hàng này đã đem lại giá trị lớn hơn cho ngành sản xuất dầu và cả ngân sách. Ngoài ra, xuất khẩu nông sản, ngoài việc đạt con số cao nhất từ trước tới nay với kim ngạch 40 tỷ USD thì xuất khẩu của rau, củ quả đã có mức tăng khá ấn tượng.

Trong khi đó, một số lĩnh vực trước đây có giá trị gia tăng thấp, nhưng nay đã có sự cải thiện đáng kể và cũng tận dụng cái "cơ trong nguy" để có mức xuất khẩu tốt hơn, đơn cử như dệt may, da giày, đồ gỗ... theo tôi đã có chuyển biến khá tích cực.

Có ý kiến cho rằng, xuất siêu chưa thật bền vững vì chủ yếu đến từ các doanh nghiệp FDI?

Đúng vậy, có thể thấy, chúng ta còn quá phụ thuộc vào doanh nghiệp FDI và với những mặt hàng cũng còn khá nhiều biến động lớn ngay cả trong ngắn hạn.

Thậm chí với nông sản và cả những mặt hàng khác của Việt Nam do giá trị gia tăng chưa cao nên rất dễ tổn thương bởi các cú sốc từ bên ngoài, bối cảnh hiện nay là như vậy.

Thực tế nhiều doanh nghiệp trong nước cũng đã có mức tăng trưởng cao trong năm nay, liệu đây có phải sự bứt phá của khối doanh nghiệp này?

Nếu dùng từ bứt phá là khó, nhưng rõ ràng đã có sự chuyển biến tích cực. Trong 2-3 năm gần đây xuất khẩu của khu vực có vốn đầu tư nước ngoài vẫn áp đảo khi chiếm trên 70% tổng xuất khẩu.

Tuy nhiên, có hai hiện tượng đáng lưu ý, tôi cho là tích cực, đặc biệt là nhìn vào năng lực phát triển của doanh nghiệp trong nước. Thứ nhất là tốc độ tăng trưởng xuất khẩu của doanh nghiệp trong nước không chỉ nhanh lên mà có giai đoạn đã vượt tốc độ tăng trưởng xuất khẩu chung của toàn bộ nền kinh tế.

Bên cạnh đó, xuất khẩu một số lĩnh vực như nông sản, thủy sản, dệt may, đồ gỗ, da giày... có bước tiến và cùng bước tiến ấy thì nhiều doanh nghiệp Việt đã nỗ lực vươn lên, sáng tạo và để đặt mình vào chuỗi giá trị để giá trị gia tăng tốt hơn, ví dụ khâu thiết kế, khâu phân phối... đã có sự tích cực, song nếu gọi là đột phá thì theo tôi vẫn chưa.

Theo nhiều báo cáo thì chi phí logistics của Việt Nam thời gian qua còn khá lớn, trong khi chúng ta xuất siêu thì lại nhập siêu rất cao về dịch vụ, vậy ông đánh giá như thế nào viề việc này?

Xuất nhập khẩu dịch vụ Việt Nam cũng có mức tăng trưởng khá tốt, song thống kê việc nhập khẩu dịch vụ thì chưa hẳn đã tốt, nhưng điều này cũng không phải là vấn đề của riêng nước ta mà của nhiều nước đang phát triển ngay cả trong khu vực. Nó không được chi tiết, đầy đủ như xuất khẩu hàng hóa.

Tiếp đến trong thương mại dịch vụ, Việt Nam luôn là nước nhập siêu và nhập siêu dịch vụ khá lớn, điều này cũng không phải quá ngạc nhiên, vì nhìn chung ở các nước đang phát triển thì ít lợi thế cạnh tranh ở dịch vụ đặc biệt những lĩnh vực dịch vụ mà có hàm lượng chất xám, có giá trị gia tăng cao và việc này thường nằm ở các đối tác phát triển, do vậy Việt Nam không phải là ngoại lệ.

Đấy có lẽ là 2 vấn đề bình thường, nhưng vấn đề lớn có hai khía cạnh, đó là những lĩnh vực tưởng như Việt Nam có thể có tiềm năng nhưng việc phát huy lại chưa tốt và đòi hỏi chúng ta xem xét lại cả chính sách và mở cửa. Bởi ngay trong mở cửa, chúng ta cũng có bảo vệ nhất định cho doanh nghiệp trong nước nhưng mức phát triển không tốt.

Ví dụ lĩnh vực vận tải xuyên biên giới nhất là trong đường thủy, đường biển, số liệu từ Tổng cục thống kê về một số lĩnh vực nhập khẩu giá CIF, đơn cử bảo hiểm, vận chuyển thì phần lớn thường rơi vào đối tác nước ngoài được hưởng, hay là một số lĩnh vực khác có dịch vụ giá trị gia tăng cao.

Tuy vậy, gần đây với sự phát triển của viễn thông, du lịch thì xuất khẩu dịch vụ của Việt Nam cũng khá hơn. Một điểm nữa đối với xuất nhập khẩu dịch vụ có đặc biệt là vấn đề xây dựng năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp Việt Nam.

Ví dụ một năm theo nhiều con số người Việt Nam đi ra nước ngoài chữa bệnh, du lịch, học tập, con số là nhiều tỷ USD, đây chính là nhập khẩu dịch vụ, rõ ràng người Việt chi tiêu và các nước khác được hưởng, dưới góc độ sản xuất kinh doanh.

Xin cảm ơn ông!.

Tăng trưởng kinh tế 2018: Những điểm nhấn thành công
Năm 2018 khép lại với niềm hứng khởi khi GDP cả năm tăng 7,08% - mức tăng cao nhất kể từ năm 2008, cao gấp đôi so với lạm phát; xuất siêu đạt 7,2...
Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư