-
VSMCamp và CSMOSummit 2024: Khai mở chiến lược sales và marketing cho doanh nghiệp thời đại mới -
Quảng Ngãi gỡ vướng cho dự án 85.000 tỷ đồng của Hòa Phát -
Green i-Park và Next Group ký kết hợp tác tư vấn hỗ trợ xúc tiến đầu tư -
Nhà nước nắm 100% vốn điều lệ tại "ông lớn" đường cao tốc Việt Nam -
TP.HCM: Thẩm định Sao vàng Đất Việt tại Việt Tiến và Bibica -
Western Pacific tối ưu lợi thế cụm liên kết ngành khu công nghiệp và logistics
Từ việc chuyển giao vốn về "siêu Ủy ban"
Các bộ chủ quản có số lượng DN nắm giữ vốn nhà nước với giá trị rất lớn bao gồm Bộ Công thương, Tài chính, Giao thông - Vận tải, Thông tin và Truyền thông, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã hoàn tất việc bàn giao quyền đại diện chủ sở hữu 19 tập đoàn, tổng công ty do các bộ này làm đại diện sở hữu sang Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại DN.
. |
Xét trên góc độ trình tự chuyển giao, việc chuyển giao quyền đại diện sở hữu vốn nhà nước tại DN từ một cơ quan nhà nước này sang một cơ quan nhà nước khác không thực sự tương đồng như trình tự chuyển giao quyền đại diện sở hữu vốn nhà nước tại DN từ một bộ ngành, địa phương sang SCIC. Cụ thể, việc bàn giao doanh nghiệp từ các bộ sang Ủy ban là bàn giao nguyên trạng. Nội dung bàn giao gồm các tài liệu pháp lý của doanh nghiệp như: Quyết định thành lập doanh nghiệp; điều lệ tổ chức và hoạt động; quyết định phê duyệt Kế hoạch đầu tư phát triển 05 năm và kế hoạch sản xuất kinh doanh hàng năm của doanh nghiệp; quyết định phê duyệt Quy chế tài chính, vốn điều lệ; quyết định bổ nhiệm các chức danh; báo cáo tài chính hợp nhất...
Trong khi, việc bàn giao vốn về SCIC còn phải trải qua một thủ tục khác là xác định, kiểm tra lại sổ sách vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp, do số vốn này được cộng vào tổng tài sản của SCIC và được ghi nhận vào vốn chủ sở hữu của SCIC.
Tuy nhiên, theo Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) Phan Đức Hiếu, về cơ bản các trình tự, thủ tục không quá phức tạp vì bản chất vẫn là chuyển giao từ cơ quan nhà nước trực tiếp quản lý về cơ quan đầu tư và kinh doanh vốn cũng do Nhà nước quản lý.
Việc chuyển giao tương tự như cổ phần hóa các DNNN có xác định giá trị tài sản thông qua việc ký biên bản giao nhận giữa cơ quan nhận và cơ quan bàn giao. Tiến trình này nhanh hay chậm, phụ thuộc vào ý chí và mức độ sẵn sàng của bên bàn giao, còn bên nhận, đó là nhiệm vụ của họ, tất nhiên họ mong sớm hoàn tất.
“Việc chuyển giao quyền đại diện chủ sở hữu bao gồm 9 quyền, đặc biệt trong đó có quyền về bổ nhiệm cán bộ, phê duyệt kế hoạch sản xuất - kinh doanh và và quyền quyết định về các vấn đề đầu tư tài chính”, ông Hiếu cho biết và nói rằng đây chính là những yếu tố gắn với quyền lợi của đơn vị có quyền quản lý vốn nhà nước nên mới có sự chần chừ, chậm trễ.
Với Ủy ban, nhờ có sự chỉ đạo quyết liệt của Thủ tướng Chính phủ, công tác bàn giao đã được thực hiện đúng quy định đặt ra dù quy mô tài sản là rất lớn. Cụ thể là muộn nhất 45 ngày kể từ ngày Nghị định 131/2018/NĐ-CP về hoạt động của Ủy ban có hiệu lực từ 29/9/2018.
Phát huy tính thượng tôn pháp luật
Từ cách làm như vậy, đồng thời với việc hiện nay SCIC cũng là một thành viên của Ủy ban, theo chuyên gia kinh tế Lưu Bích Hồ, Ủy ban cần có trách nhiệm đôn đốc việc chuyển giao vốn về SCIC. Khi vốn nhà nước được quản lý tập trung và chuyên nghiệp, chắc chắn hiệu quả đạt được sẽ cao hơn. Ông Hồ cũng nói thẳng, lâu nay sự chậm trễ nằm ở nhiều bộ thì nay những bộ này đã không còn quản lý doanh nghiệp (vì đã bàn giao phần lớn vốn nhà nước về Ủy ban), thì cũng nên sớm thực hiện trách nhiệm chuyển giao phần vốn của các doanh nghiệp về SCIC để có thể làm tốt nhiệm vụ của mình và tránh bị quy trách nhiệm cũng như cho rằng chậm trễ để níu kéo quyền lợi.
“Nơi nào chậm trễ, cần chỉ tên đích danh để Thủ tướng Chính phủ có căn cứ xử lý trách nhiệm người đứng đầu”, ông Hồ nhấn mạnh.
Theo Quyết định số 1232/QĐ-TTg ngày 17/8/2017 của Thủ tướng Chính phủ về danh mục thoái vốn nhà nước giai đoạn 2017-2020, Thủ tướng Chính phủ đã quyết định việc chuyển giao về SCIC để triển khai bán phần vốn nhà nước là 62 doanh nghiệp tại 6 bộ và 16 địa phương, với tổng số vốn nhà nước là trên 11.200 tỷ đồng (chiếm 65,3% vốn điều lệ các doanh nghiệp thuộc diện chuyển giao).
Tuy nhiên, theo báo cáo của SCIC, lũy kế từ 17/8/2017 (ngày ban hành QĐ 1232) đến 30/11/2018, SCIC mới chỉ tiếp nhận được 29 DN (năm 2017 tiếp nhận 21 DN, năm 2018 tiếp nhận 8 DN), chưa bằng 50% so với con số cần chuyển giao. Có thể kể tên các doanh nghiệp chậm chuyển giao về SCIC như Tổng công Thép Việt Nam với giá trị 6.300 tỷ đồng, Tổng công ty Licogi, Tổng công ty Thiết bị Y tế Việt Nam...
Các DN chưa chuyển giao thuộc các bộ và UBND tỉnh quản lý gồm: Bộ Công thương, Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch, Bộ Xây dựng, Bộ Giao thông vận tải; Tỉnh Bà rịa Vũng Tàu, Cao Bằng, Đà Nẵng, Điện Biên, Hải Phòng, Phú Thọ, Quảng Ngãi, Quảng Ninh.
Còn nếu căn cứ theo Nghị định 147/2017/NĐ-CP, trong đó quy định rõ về đối tượng, trình tự và thời hạn chuyển giao, thì hiện vẫn có hàng trăm doanh nghiệp chưa được chuyển giao về SCIC.
Tại Hội nghị Đổi mới, nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp nhà nước, trọng tâm là các tập đoàn kinh tế, tổng công ty, ngày 21/11 mới đây, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã chỉ đạo đối với các DN Chính phủ đã cho phép các Bộ/UBND tỉnh bán vốn nhưng quá trình triển khai gặp khó khăn vướng mắc, không đảm bảo đúng tiến độ thì các Bộ/UBND tỉnh chuyển giao cho SCIC để thực hiện bán. Các DN sau khi được bàn giao về SCIC sẽ được phân loại đê quản lý; thực hiện tái cơ cấu, xử lý tồn tại, nâng cao quản trị, hiệu quả hoạt động và lựa chọn thời điểm thích hợp để triển khai bán vốn mang lại hiệu quả.
Sau khi vấn đề này được đề cập, đã có một số chuyển biến tích cực được ghi nhận, chẳng hạn như mới đây Bộ Công Thương đã thực hiện chuyển giao Tổng công ty Dệt may Việt Nam (Vinatex), Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thực hiện chuyển giao Tổng công ty Thủy sản Việt Nam (Seaprodex) về SCIC. Tuy nhiên, giới chuyên gia cho rằng, cần phải thúc đẩy tiến trình này quyết liệt hơn nữa vì mục tiêu chung cần hướng đến là quản lý vốn nhà nước theo các đầu mối chuyên nghiệp.
Ông Phan Đức Hiếu, Viện phó Viện Quản lý kinh tế trung ương, cho rằng, cần thống nhất nhận thức về lợi ích của việc chuyển giao đối với tổng thể nền kinh tế, không phải vì quyền quản lý doanh nghiệp của Bộ, địa phương hay của Ủy ban quản lý vốn nhà nước tại DN hay SCIC. Các bên chuyển giao và nhận chuyển giao cần tích cực và nỗ lực trong việc chuyển giao doanh nghiệp, thực hiện đúng tiến độ chuyển giao doanh nghiệp theo kế hoạch và chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.
Rõ ràng, cần nhìn nhận một cách thấu đáo về việc chuyển giao vốn nhà nước về các đầu mối quản lý tập trung, đó là vì tính hiệu quả của hoạt động sản xuất - kinh doanh cũng như trách nhiệm bảo toàn và phát triển vốn nhà nước. Làm tốt việc này là góp phần làm tốt chiến lược tổng thể mang lại hiệu quả chung cho toàn bộ khu vực DNNN, nâng cao hiệu quả vốn nhà nước.
-
Nhà nước nắm 100% vốn điều lệ tại "ông lớn" đường cao tốc Việt Nam -
TP.HCM: Thẩm định Sao vàng Đất Việt tại Việt Tiến và Bibica -
Western Pacific tối ưu lợi thế cụm liên kết ngành khu công nghiệp và logistics -
Lập liên doanh phát triển công nghiệp đường sắt: Rõ dần phương hướng -
Mcredit ghi danh Top 100 Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024 -
Vỏ viên nhộng cứng của Việt Nam bị điều tra "kép" tại Mỹ -
Doanh nghiệp nhà nước phải được làm những việc khác thường - Bài 2: Điểm nghẽn của “vua tiền mặt”
-
1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 22/11 -
2 Thời gian vận hành chính thức tuyến metro số 1 TP.HCM -
3 Lập liên doanh phát triển công nghiệp đường sắt: Rõ dần phương hướng -
4 Công chức không ăn vài trăm năm mới mua được nhà, sao không mở rộng đất cho nhà ở xã hội? -
5 Làm rõ suất đầu tư Dự án cao tốc Quy Nhơn - Pleiku vốn 35.940 tỷ đồng
- Ký kết hợp tác chiến lược Vietnam Land và CaraWorld: Khai mở những cơ hội mới
- SeABank ưu đãi lãi suất 0% cho khách hàng vay mua căn hộ tại dự án Newtown Diamond
- Giải Golf ngành Nhôm - Kính - Cửa toàn quốc 2024: Hứa hẹn nhiều bất ngờ và trải nghiệm thú vị
- NAB Vietnam nhận giải thưởng “Doanh nghiệp xuất sắc châu Á” tại APEA 2024
- SeABank thông báo mời thầu
- Huawei Việt Nam chính thức khởi động cuộc thi ICT Competition 2024 - 2025