Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Bảy, Ngày 20 tháng 04 năm 2024,
Chuyện “Sư phụ - đệ tử” của những nữ doanh nhân tự thân
Anh Hoa - 02/05/2019 17:43
 
Chứng kiến khó khăn, thách thức, tham vọng vượt qua khủng hoảng của thế hệ đi trước, thế hệ kế cận đang dần biến điều không thể thành có thể.

Là thế hệ chuyển giao của tập đoàn nước giải khát hàng đầu Việt Nam, bà Trần Uyên Phương, Phó tổng giám đốc Tân Hiệp Phát không chỉ tận mắt chứng kiến mà còn phần nào được trải nghiệm khó khăn thách thức của thế hệ thứ nhất, của 25 năm đất nước chuyển mình.

Và năm nay cũng chính là kỉ niệm 25 năm thành lập Tân Hiệp Phát. Bà Phương tiết lộ câu chuyện kế nghiệp. 10 năm trước, tập đoàn này bắt đầu xây dựng bộ máy kế thừa. Tập đoàn mất nhiều năm xây dựng bộ máy chuẩn, tách nhà sáng lập thành 2 vị trí. 

Bà Trần Uyên Phương, Phó tổng giám đốc Tân Hiệp Pháp
Bà Trần Uyên Phương, Phó tổng giám đốc Tập đoàn Tân Hiệp Phát

Tập đoàn đã chuyển sang một quy trình tìm những người thực hiện giá trị cốt lõi để đào tạo.  

Hiện nay, với 5.000 nhân viên, tập đoàn này không còn những chương trình thi nhân tài bởi quan niệm mỗi nhân viên đều có vị trí, trách nhiệm để đưa tập đoàn đi lên. Không có tiêu chí cộng điểm cho người thân nhà sáng lập

Còn tại Công ty sữa Nutifood đã quyết tâm đào tạo đơn vị kế thừa và đã sàng lọc đưa 137 người vào đạo tạo. Bà Trần Thị Lệ, Tổng Giám đốc Nutifood cho biết, có 5 yếu tố cần lưu ý để đào tạo thế hệ kế cận, gồm:

Bà Trần Thị Lệ, Tổng Giám đốc Nutifood
Bà Trần Thị Lệ, Tổng Giám đốc Nutifood

Đầu tiên là lựa hiền tài cho công ty. Họ mang lại giá trị cốt lõi cho công ty, họ cần hiểu về lịch sử và mong muốn kế nghiệp phát triển nó sang giai đoạn mới. Đặc biệt họ phải là những người có thực lực.

Bước thứ hai là những “lão thành” của công ty phải có trách nhiệm bồi đắp cho thế hệ trẻ, chia sẻ cho thế hệ trẻ những kiến thức chuyên biệt về doanh nghiệp để các em thấm từ đó phát triển lên.

Thứ ba, phải có kế hoạch, tốn kém nhiều chi phí để có lịch đào tạo lâu dài, bền vững. 

Thứ tư, không chỉ đào tạo lý thuyết và cần phải gắn liền với thực tiễn doanh nghiệp. 

Thứ năm, phải động viên để lứa trẻ phát triển, qua chính sách phần thưởng.

Là một người không nhận chuyển giao từ các thế hệ doanh nghiệp gia đình, bà Nguyễn Bạch Điệp, Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc FPT Retail khẳng định “không gì là không thể” đối với thế hệ kế thừa tại đây.

Nguyễn Bạch Điệp, Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc FPT Retail
Bà Nguyễn Bạch Điệp, Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc FPT Retail

Vì vậy, sau một thời gian, ông Trương Gia Bình, Chủ tịch HĐQT FPT đã tiến hành chuyển giao cho các thế hệ và Tập đoàn vẫn không ngừng tăng trưởng.

Ngoài ra, bà Bạch Điệp cho biết, Tập đoàn FPT có hai chương trình đào tạo thế hệ kế cận đó chương trình “Sư phụ - đệ tử”;  Có các chương trình đào tạo, chuyển giao không chỉ cho những người ở cấp quản lý cao mà còn cho nhân viên ở nhiều cấp độ khác nhau.

Sau khi được đào tạo khoảng 6 tháng sẽ được giao trọng trách lớn trong tập đoàn.

Để tiếp tục phát huy giá trị thế hệ doanh nhân “sư phụ”, theo bà Uyên Phương, họ phải nắm bắt được thói quen người tiêu dùng thay đổi nhanh như thế nào. “Với công nghệ 4.0, sự thích nghi rất quan trọng. Điểm mạnh của nam giới là sự thay đổi liên tục để đáp ứng người tiêu dùng, còn với chị em là sự thích nghi”, bà Phương nói.

Nguyễn Bạch Điệp - “người đàn bà thép” của FPT Retail
Tại FPT Retail, Nguyễn Bạch Điệp được mệnh danh là "người đàn bà thép" do tính quyết đoán trong công việc. Để đạt được thành công, theo bà,...
Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư