-
Sau gặp mặt doanh nghiệp, Chủ tịch Ninh Thuận chỉ đạo xử lý dứt điểm loạt kiến nghị -
Xuất nhập khẩu hàng hóa tăng thêm 81 tỷ USD -
Vietjet tham dự triển lãm công nghệ lớn nhất của cộng đồng Pháp ngữ tại Paris -
Tăng giá trị thương hiệu nhờ làm gia công cho khối ngoại -
Vietnam Airlines hợp tác Safran Seats bảo dưỡng và nâng cấp máy bay -
Chưa thực hiện tiến độ theo cam kết, Công ty Nicotex bị “nắn gân”
Một tàu bay hạ cánh xuống sân bay Tân Sơn Nhất do ACV quản lý, khai thác. |
Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp – CMSC vừa có Báo cáo giám sát tài chính ACV 6 tháng đầu năm 2022 gửi Bộ Tài chính.
CMSC cho biết, sản lượng vận chuyển thông qua các cảng hàng không do ACV quản lý, khai thác trong 6 tháng đầu năm 2022 đã có chuyển biến khả quan so với kế hoạch năm và cùng kỳ năm 2021.
Cụ thể, sản lượng hành khách 6 tháng đầu năm 2022 của ACV đạt 43,85 triệu khách, đạt 54,61% kế hoạch năm và tăng 68,45% so với cùng kỳ năm 2021. Trong đó, khách quốc tế đạt 2,32 triệu khách tăng 1.015% so với cùng kỳ năm 2021; khách nội địa đạt 41,53 triệu khách tăng 60,83% so với cùng kỳ năm 2021.
Sản lượng hàng hóa bưu kiện 6 tháng đầu năm 2022 đạt 727,45 nghìn tấn, đạt 46,45% kế hoạch năm, tăng 2,14% so với cùng kỳ năm 2021. Trong đó, hàng hóa bưu kiện quốc tế đạt 581,82 nghìn tấn tăng 12,68% so với cùng kỳ năm 2021 nhưng hàng hóa bưu kiện nội địa chỉ đạt 145,63 nghìn tấn giảm 25,65% so với cùng kỳ năm 2021.
Tổng hạ cất cánh thương mại 6 tháng đầu năm 2022 đạt 300.976 lượt đạt 52,01% kế hoạch năm, tăng 37,15% so với cùng kỳ năm 2021. Trong đó, hạ cất cánh quốc tế đạt 37.880 nghìn lượt tăng 49,2% so với cùng kỳ năm 2021; hạ cất cánh nội địa đạt 263.096 lượt tăng 35,58% so với cùng kỳ năm 2021.
Tổng doanh thu thực hiện 6 tháng đầu năm 2022 của ACV đạt 7,215 tỷ đồng, đạt 70,09% kế hoạch, tăng 56,78% so với thực hiện cùng kỳ năm 2021, trong đó doanh thu thuần từ hoạt động kinh doanh (bán hàng và cung cấp dịch vụ) đạt 4.605 tỷ đồng, tăng 69,93% so với thực hiện cùng kỳ năm 2021, chiếm 63,83% tổng doanh thu; doanh thu hoạt động tài chính đạt 2.608 tỷ đồng, tăng 38,14% so với thực hiện cùng kỳ năm 2021, chiếm 36,15% tổng doanh thu.
Lợi nhuận trước thuế 6 tháng đầu năm 2022 của ACV đạt 3.722 tỷ đồng, đạt 145,05% so với kế hoạch, tăng 201,38% so với thực hiện cùng kỳ năm 2021.
Tại thời điểm 30/6/2022, tỷ suất lợi nhuận sau thuế/tổng doanh thu (ROA) của ACV là 5,45%, tăng 4,34% (tương ứng 4,91 lần) so với thời điểm 31/12/2021, tỷ suất lợi nhuận sau thế/vốn chủ sở hữu (ROE) là 7,47, tăng 5,81% (tương ứng 4,5 lần) so thời điểm 31/12/2021.
“Các chỉ tiêu tài chính đánh giá khả năng sinh lời của ACV cho thấy hiệu quả hoạt động sản xuất, kinh doanh 6 tháng đầu năm 2022 của ACV có tín hiệu khả quan bên cạnh công tác đang kiểm soát dịch bệnh Covid-19 của nhà nước”, CSMC đánh giá.
Cũng tại thời điểm 30/6/2022, khả năng thanh toán của ACV được đảm bảo. Các tài sản của ACV đảm bảo thanh toán các khoản nợ của doanh nghiệp, hệ số thanh toán nhanh và thanh toán ngắn hạn của ACV đều ở mức cao hơn thời điểm 31/12/2021, cho thấy doanh nghiệp có khả năng thanh toán các khoản nợ đến hạn.
Tuy nhiên, CMSC khuyến nghị ACV cần nghiên cứu, xem xét, cân đối và điều chỉnh kế hoạch sản xuất kinh doanh cho phù hợp với những tác động, ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, suy thoái và lạm phát có xu hướng gia tăng trong 6 tháng cuối năm và các năm tiếp theo.
CMSC cũng yêu cầu nhóm người đại diện phần vốn Nhà nước tại ACV làm việc với các tổ chức tín dụng về việc huy động vốn tại thị trường trong nước bằng ngoại tệ đối với Dự án đầu tư Cảng hàng không quốc tế Long Thành giai đoạn 1; Dự án xây dựng nhà ga hành khách T3 – Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất, Dự án mở rộng nhà ga hành khách T2 – Cảng hàng không quốc tế Nội Bài theo quy định tại của Ngân hàng nhà nước.
Trên cơ sở tiến độ thực hiện các dự án, tiến độ giải ngân, ACV cần lập phương án chi tiết về thời gian vay, giá trị vốn vay, thời gian ân hạn và trả nợ...đảm bảo năng lực tài chính, đáp ứng nhu cầu và hiệu quả đầu tư, bảo toàn và phát triển vốn nhà nước tại doanh nghiệp; hoạt động huy động vốn ngoại tệ trung và dài hạn từ các tổ chức tín dụng tại thị trường trong nước phải đảm bảo cạnh tranh, công khai, minh bạch...thực hiện đúng quy định pháp luật có liên quan.
Bên cạnh đó, ACV cần tích cực, phối hợp làm việc với các hãng hàng không để thu hồi các khoản nợ phải thu đã đến kỳ thanh toán; đánh giá, dự báo những rủi ro tài chính có thể phát sinh để xử lý và kịp thời báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét, hướng dẫn; đồng thời tiếp tục rà soát và quan tâm chú trọng việc gửi tiền ở các ngân hàng thương mại đảm bảo an toàn tiền gửi, tránh rủi ro có thể xảy ra trong quá trình gửi tiền.
-
Tăng giá trị thương hiệu nhờ làm gia công cho khối ngoại -
Chuyện gia tăng tỷ lệ nội địa hóa từ những doanh nghiệp đầu tàu -
Vietnam Airlines hợp tác Safran Seats bảo dưỡng và nâng cấp máy bay -
Xây dựng tuyến đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam: Mở cửa cho doanh nghiệp cơ khí Việt -
Chưa thực hiện tiến độ theo cam kết, Công ty Nicotex bị “nắn gân” -
Giá cước hàng hoá bằng đường biển từ Việt Nam đi châu Mỹ vẫn đang xu hướng giảm -
Vietjet và Castlelake thỏa thuận thu xếp tài chính mua Airbus; Chuyển giao quyền lực tại Hà Đô; Đồng Tâm Group lại muốn tăng vốn
-
1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 7/10 -
2 Bắt đầu thẩm định Dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam -
3 Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2025: Hướng tới quy mô GDP Việt Nam xếp hạng 31-33 thế giới -
4 Bão Yagi để lại "vết hằn" trong GDP quý III/2024 -
5 Xây dựng tuyến đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam: Mở cửa cho doanh nghiệp cơ khí Việt
- Agribank ủng hộ 100 tỷ đồng hưởng ứng đợt thi đua cao điểm hoàn thành xóa nhà tạm, nhà dột nát
- Vietnam Airlines khai trương đường bay thẳng đến TP. Munich
- Giải thưởng APEA 2024 tôn vinh doanh nghiệp và doanh nhân xuất sắc tại Việt Nam
- Ký kết Hợp đồng mua bán điện Nhà máy điện Nhơn Trạch 3&4
- Tập đoàn Bamboo Capital (BCG) được vinh danh tại giải thưởng Doanh nghiệp xuất sắc châu Á 2024
- Dai-ichi Life Việt Nam 4 năm liên tiếp đạt hai giải thưởng lớn tại Asia Pacific Enterprise Awards 2024