Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Sáu, Ngày 29 tháng 03 năm 2024,
Tiêu điểm kinh doanh trong tuần
Sân bay đông trở lại, Vietnam Airlines, ACV, Sasco thở phào; Bamboo Airway đổi "cơ trưởng"; NCS vẫn lỗ
Khánh An tổng hợp - 31/07/2022 08:08
 
Sân bay kín khách, hoạt động kinh doanh của Vietnam Airlines cũng như ACV, Sasco nhiều tin vui. Bamboo Airway đổi "cơ trưởng". Công ty Suất ăn hàng không Nội Bài (NCS) vẫn chưa dứt mạch thua lỗ.

Sân bay kín khách, hoạt động kinh doanh cốt lõi của Vietnam Airlines ghi nhận tin tích cực

Vietnam Airlines tiếp tục lỗ ròng gần 2,6 ngàn tỷ đồng trong quý 2/2022, nhưng một tín hiệu tích cực là hoạt động kinh doanh cốt lõi đã gần hết lỗ.

,
 6 tháng đầu năm,Vietnam Airlines ghi nhận doanh thu thuần gần 30 ngàn tỷ đồng, tăng mạnh 114% so cùng kỳ

Quý II/2022, Tổng công ty Hàng không Việt Nam ghi nhận doanh thu thuần 18,3 ngàn tỷ đồng, tăng 180% so với cùng kỳ, chủ yếu là đà tăng của doanh thu vận tải hàng không. Điều đáng chú ý là lỗ gộp đã giảm mạnh từ mức 3,4 ngàn tỷ đồng cùng kỳ về mức 377 tỷ đồng.

Sự hồi phục trong hoạt động kinh doanh của hãng hàng không quốc gia được đặt trong bối cảnh sân bay bắt đầu đông đúc trở lại và người dân bắt đầu đi du lịch nhiều hơn sau khoảng thời gian bị kìm chân tại nhà.

Một tín hiệu khởi sắc khác là các công ty liên kết với Vietnam Airlines - phần lớn đều trong ngành hàng không - lãi 39 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ lỗ 41 tỷ.

Tuy nhiên, trong báo cáo tài chính của hãng hàng không quốc gia, chi phí tài chính tăng mạnh tới 172%, 1,1 ngàn tỷ đồng, phần lớn lỗ do chênh lệch tỷ giá (841 tỷ) và lãi tiền vay (262 tỷ). Đồng thời, chi phí bán hàng tăng mạnh lên 659 tỷ đồng.

Kết quả là hãng hàng không báo lỗ ròng gần 2,6 ngàn tỷ đồng trong quý II/2022, trong khi cùng kỳ lỗ tới 4,5 ngàn tỷ đồng.

Vietnam Airlines cho biết giá nhiên liệu tăng mạnh và thị trường quốc tế chưa hồi phục như kỳ vọng là “thủ phạm” gây thua lỗ. Trong đó, nhiên liệu bay ước chiếm 40% chi phí khai thác của Vietnam Airlines. Trong khi đó, giá xăng máy bay bình quân nửa đầu năm nay gấp đôi cùng kỳ.

Lũy kế 6 tháng đầu năm, hãng hàng không quốc gia ghi nhận doanh thu thuần gần 30 ngàn tỷ đồng, tăng mạnh 114% so cùng kỳ, nhưng vẫn lỗ ròng 5,2 ngàn tỷ đồng.

ACV thoát khỏi ám ảnh dịch bệnh

v
Nỗi lo dịch bệnh được xua tan và sân bay đông đúc trở lại, ACV ghi nhận doanh thu thuần quý II/2022 tăng gấp đôi cùng kỳ

Quý II/2022, khi nỗi lo dịch bệnh được xua tan và sân bay đông đúc trở lại, Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam ghi nhận doanh thu thuần tăng gấp hơn 2 lần cùng kỳ, lên hơn 3,4 ngàn tỷ đồng. Đồng thời, lãi gộp tăng lên 1,622 tỷ đồng, tăng gấp nhiều chục lần so với cùng kỳ. Biên lợi nhuận gộp của ACV cũng trở về mức bình thường 47%, trong khi cùng kỳ chỉ 2%.

Trong kỳ, doanh thu tài chính gấp đôi so với cùng kỳ, đạt hơn 1,9 ngàn tỷ đồng. Chiếm phần lớn trong đó là lãi từ chênh lệch tỷ giá (gần 1,5 ngàn tỷ đồng) và cụ thể hơn là đến từ sự mất giá của đồng Yên Nhật. Đây cũng là một trong những khoản thu chính của ACV trong suốt những năm tháng dịch bệnh. Ngoài ra, doanh nghiệp hàng không này cũng tích cực cắt giảm chi phí.

Nhờ đó, ACV báo lãi ròng quý II/2022 lên gần 2,6 ngàn tỷ, gấp gần 8 lần so với cùng kỳ.

Luỹ kế 6 tháng đầu năm, ACV ghi nhận doanh thu hơn 5,5 ngàn tỷ và lãi sau thuế gần 3,5 ngàn tỷ. Với kết quả này, doanh nghiệp vận hành 22 sân bay tại Việt Nam đã vượt xa kế hoạch lợi nhuận đề ra.

Cuối tháng 6/2022, tổng tài sản của ACV ở mức 55,900 tỷ đồng, tăng xấp xỉ 900 tỷ so với đầu năm. Trong đó, lượng tiền gửi ngân hàng của ACV giảm gần 1. 300 tỷ đồng từ đầu năm, còn hơn 31.400 tỷ đồng. Bên cạnh đó, ông lớn sân bay này cũng đang nắm trong tay hơn 600 tỷ đồng tiền mặt.

Công ty Dịch vụ hàng không của ông Johnathan Hạnh Nguyễn kinh doanh "bội thu"

Với khoản doanh thu thuần gần 300 tỷ đồng, tăng gấp 3 lần so với cùng kỳ năm trước, Sasco đã thu về mức lãi ròng gần 84 tỷ đồng trong quý II, cao nhất kể từ đầu năm 2019 đến nay. 

a
Sasco lãi ròng gần 84 tỷ đồng trong quý II, cao nhất kể từ đầu năm 2019 đến nay

Công ty CP Dịch vụ Hàng không Sân bay Tân Sơn Nhất - Sasco (SAS) vừa công bố báo cáo tài chính quý II và 6 tháng đầu năm với kết quả kinh doanh cao vượt trội so với cùng kỳ năm 2021. 

Cụ thể, tính riêng 3 tháng quý II, nhà quản lý và vận hành chuỗi cửa hàng miễn thuế tại sân bay Tân Sơn Nhất này ghi nhận gần 296 tỷ đồng doanh thu thuần từ hoạt động bán hàng và cung cấp dịch vụ. So với quý đầu tiên trong năm, mức doanh thu này của Sasco đã tăng 126%, còn nếu so với cùng kỳ năm 2021, mức tăng lên tới 216%. 

Dù biên lãi gộp kỳ này đã giảm nhẹ từ 51,4% xuống 50%, nhưng nhờ mức doanh thu tăng mạnh kể trên, công ty của ông Johnathan Hạnh Nguyễn vẫn ghi nhận khoản lãi gộp gần 149 tỷ đồng trong quý II, tăng gấp 3,1 lần so với cùng kỳ. 

Cũng trong quý vừa qua, Sasco còn thu về gần 38 tỷ đồng từ hoạt động tài chính. Trong đó, chủ yếu đến từ phần cổ tức, lợi nhuận được chia tại các công ty con và công ty liên kết. 

Ở chiều ngược lại, trong khi chi phí bán hàng của công ty tăng hơn 150%, tiêu tốn gần 80 tỷ đồng, thì chi phí quản lý doanh nghiệp lại giảm 40%, nhờ đó giúp Sasco tiết giảm được hàng chục tỷ đồng. 

Với kết quả này, Sasco đã thu về khoản lợi nhuận trước thuế gần 84 tỷ đồng trong quý II vừa qua, cải thiện mạnh so với mức lỗ 14,5 tỷ đồng cùng kỳ năm trước. 

Sau khi trừ thuế thu nhập doanh nghiệp, mức lãi ròng công ty này thu về được cũng đạt gần 84 tỷ đồng. 

Với kết quả kể trên, Sasco đã có quý kinh doanh hiệu quả nhất kể từ năm 2019, đồng thời đưa lợi nhuận công ty trở về giai đoạn trước dịch Covid-19. 

Được biết, SAS hiện hoạt động sản xuất kinh doanh chủ yếu trong mảng bán lẻ, kinh doanh hàng miễn thuế và kinh doanh dịch vụ tại thị trường mục tiêu là sân bay Quốc tế Tân Sơn Nhất. Phía SAS cũng nhấn mạnh, trong kỳ tình hình sản xuaastr kinh doanh của Công ty bắt đầu được khôi phục làm cho doanh thu và lợi nhuận tăng so với cùng kỳ. 

Hiện, cơ cấu cổ đông hiện tại của SAS gồm cổ đông Nhà nước là Tổng công ty Cảng Hàng không Việt Nam ACV (49,07%), cùng 3 cổ đông chiến lược đều là các công ty của ông Johnathan Hạnh Nguyễn là Công ty TNHH XNK Liên Thái Bình Dương (IPP), công ty TNHH Thời trang và Mỹ phẩm Duy Anh (DAFC), công ty TNHH Thời trang và Mỹ phẩm Âu Châu (ACFC), tổng tỷ lệ sở hữu của ông Jonathan Hạnh Nguyễn là 45,26%.

Trong đó, ông Johnathan Hạnh Nguyễn hiện đang giữ chức Chủ tịch của Sasco và vợ ông, bà Lê Hồng Thủy Tiên là Thành viên HĐQT. 

Công ty cổ phần Suất ăn hàng không lỗ Nội Bài vẫn lỗ

Doanh thu quý II/2022 của Công ty cổ phần Suất ăn hàng không Nội Bài (NCS) tăng gấp 2,5 lần cùng kỳ năm ngoái, lên gần 85 tỷ đồng, nhưng Công ty vẫn chưa thể dứt mạch thua lỗ, dù thị trường hàng không đã dần khởi sắc.

.
Coog ty cổ phần Suất ăn hàng không Nội Bài (NCS) chưa dứt mạch thua lỗ, dù thị trường hàng không đã dần khởi sắc.

Thị trường hàng không nội địa phục hồi nhanh chóng và Công ty cũng đẩy mạnh mảng non-airlines nên đã chuyển từ lỗ gộp sang lãi gộp hơn 4,2 tỷ đồng trong quý II. Tuy nhiên, do các chi phí như bán hàng, quản lý, lãi vay vẫn ở mức cao khiến công ty chuyên cung cấp suất ăn hàng không này vẫn lỗ 6 tỷ đồng. Đây là quý lỗ thứ 9 liên tiếp của NCS từ khi dịch bệnh bùng phát đầu năm 2020.

Đồng thời, theo ban lãnh đạo NCS, khó khăn với doanh nghiệp là những tháng đầu năm, số khách trên các chuyến bay quốc tế như ANA, Japan Airlines, Asiana Airlines... chưa đạt mức tăng trưởng như kỳ vọng. Đồng thời, Emirates chưa khai thác đường bay thẳng đến Hà Nội như kế hoạch.

Trong 6 tháng đầu năm, tổng doanh thu của NCS khoảng 145 tỷ đồng thì thu từ Vietnam Airlines vẫn chiếm phần lớn với hơn 96 tỷ đồng.

Luỹ kế nửa đầu năm, đơn vị thành viên của Vietnam Airlines lỗ 43,6 tỷ đồng. Tính đến 30/6, NCS ghi nhận khoản lợi nhuận sau thuế chưa phân phối âm 115 tỷ đồng.

Như vậy, để đạt mục tiêu thoát lỗ năm nay, NCS cần tăng trưởng vượt bậc trong 6 tháng cuối năm. Cả năm nay, doanh nghiệp này đặt kế hoạch phục vụ gần 8,5 triệu suất ăn (tăng gần 3 lần so với năm 2021) trên 30.008 chuyến bay. Công ty kỳ vọng đạt doanh thu gần 350 tỷ đồng, tăng gấp 2,4 lần năm ngoái.

Bamboo Airways có Tổng giám đốc mới

Ngày 29/07/2022, Công ty Cổ phần Hàng không Tre Việt (Bamboo Airways) công bố Nghị quyết bổ nhiệm ông Nguyễn Mạnh Quân giữ vị trí Tổng giám đốc Công ty kể từ ngày 27/07/2022.

m
Ông Nguyễn Mạnh Quân (phải) là Tổng giám đốc Bamboo Airways từ ngày 27/7/2022

Ông Nguyễn Mạnh Quân là Tiến sĩ Kinh tế của Trường Đại học Giao thông - Vận tải

Ông Nguyễn Mạnh Quân giữ chức vụ Phó tổng giám đốc Hãng hàng không Bamboo Airways từ tháng 6/2020. Từ tháng 9/2020, ông giữ chức vụ Phó Tổng giám đốc thường trực của Hãng cho đến nay.

Trước đó, ông có 30 năm công tác tại các cơ quan, doanh nghiệp lớn của Việt Nam trong các lĩnh vực hàng không, dịch vụ, thương mại… như Bộ Thương mại, Tổng Công ty Hàng không Việt Nam, Công ty cổ phần dịch vụ hàng không Nội bài, Công ty cổ phần hàng không Thiên Minh, Công ty Vinpearl,…

Cũng trong ngày 29/07, Bamboo Airways công bố quyết định thôi giữ vị trí Tổng giám đốc kể từ ngày 27/07 đối với ông Đặng Tất Thắng, người lãnh đạo Bamboo Airways từ năm thành lập 2017.

Trước đó, ông Đặng Tất Thắng cũng có đơn xin từ nhiệm chức vụ Phó chủ tịch Công ty cổ phần Tập đoàn FLC.

Cuối tháng 03/2022, sau khi ông Trịnh Văn Quyết, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn FLC và Bamboo Airways, bị bắt tạm giam để điều tra các sai phạm liên quan đến việc thao túng thị trường chứng khoán, Phó chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc Đặng Tất Thắng chính thức đảm nhiệm chức vụ Chủ tịch HĐQT Tập đoàn FLC và Bamboo Airways từ ngày 31/03 cho đến khi có quyết định mới của Đại hội đồng cổ đông và HĐQT.

Hãng bay Việt đón nhận kết quả kinh doanh tích cực
Giá nhiên liệu tăng mạnh, thị trường quốc tế chưa phục hồi như kỳ vọng, nhưng lực đẩy thị trường nội địa trong 6 tháng đầu năm 2022 vẫn...
Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư