Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Hai, Ngày 29 tháng 04 năm 2024,
Cơ cấu danh mục 2 quỹ ETF ngoại không gây nhiều đột biến, nhóm BĐS hút dòng tiền
Tùng Linh - 15/03/2024 16:47
 
Các quỹ ETF ngoại hoàn thành cơ cấu danh mục quý I với những diễn biến không quá bất ngờ. Tính chung các nhà đầu tư nước ngoài bán ròng hơn 1.300 tỷ đồng, tiếp tục kéo dài chuỗi bán ròng ngày càng mạnh đã kéo dài 4 phiên.

VN-Index tăng điểm trong phiên 14/3 nhưng không giữ vững thành quả đến cuối giờ, VN-Index đã đảo chiều trở lại với thanh khoản cao. Sang đến phiên giao dịch ngày 15/3, áp lực trên thị trường vẫn còn và điều này khiến quán tính giảm điểm tiếp tục diễn ra.

Giao dịch trên thị trường diễn ra theo chiều hướng giằng co với sự phân hoá mạnh ở nhiều nhóm ngành cổ phiếu. Tuy nhiên, phần lớn thời gian của phiên sáng giao dịch ở dưới mốc tham chiếu dù đôi lúc lực cầu dâng cao và giúp chỉ số hồi phục nhẹ. Tâm lý nhà đầu tư dường như vẫn rất thận trọng và theo dõi những động thái ở phiên chiều do phiên hôm nay là thời điểm các quỹ ETF cơ cấu danh mục đầu tư quý I.

Sang đến phiên chiều, diễn biến trên thị trường có phần xấu hơn khi hàng loạt nhóm ngành cổ phiếu chịu áp lực bán mạnh, các chỉ số vì thế cũng lùi khá sâu xuống dưới mốc tham chiếu.

Dù vậy, những diễn biến ở cuối phiên có một số bất ngờ khi nhiều nhóm cổ phiếu hồi phục và giúp VN-Index có thời gian đảo chiều và tăng lên mức cao nhất phiên. Tuy nhiên, chỉ số vẫn đóng cửa trong sắc đỏ.

Trong phiên ATC - thời điểm các quỹ cơ cấu danh mục đầu tư, biến động mạnh xảy ra ở các cổ phiếu trong danh mục các quỹ cũng như các mã được thêm vào hay loại bỏ. Cả FTS và EVF giao dịch mạnh và tăng giá tốt, điều này là nhờ việc EVF được thêm vào danh mục của FTSE Vietnam Index hay FTS được thêm vào danh mục của MarketVector Vietnam Local Index. Kết phiên, FTS tăng 4,1% còn EVF tăng 2,7%.

Các cổ phiếu gây áp lực mạnh lên thị trường hôm nay có VIC, VCB, VHM, VNM hay HPG... Trong đó, VIC giảm 3,4% và lấy đi của VN-Index 1,46 điểm. Trong đợt cơ cấu này của 2 quỹ ETF ngoại, VIC bị hạ tỷ trọng tương đối mạnh. VCB giảm 1,1% và lấy đi 1,42 điểm, VHM giảm 1,2% và cũng lấy đi 0,55 điểm.

Sự phân hoá ở các nhóm ngành trong phiên hôm nay rất mạnh. Trong cùng dòng có cổ phiếu tăng mạnh nhưng cũng có mã giảm sâu.

Ở chiều tích cực, GVR, GAS, BID, VIB... có đóng góp lớn nhất trong việc nâng đỡ VN-Index, trong đó, GVR tăng đến 5,5% và đóng góp 1,75 điểm, GAS tăng 1,6% và cũng đóng góp 0,71 điểm.

Phiên nay ghi nhận dòng tiền tập trung vào nhóm cổ phiếu bất động sản. Trong đó, HDC tăng trần lên 33.350 đồng/cp. Bên cạnh đó, DIG tăng 3,6%, HQC tăng 2%, QCG tăng 3,2%...

Kết thúc phiên giao dịch, VN-Index giảm 0,48 điểm (-0,04%) xuống 1.263,78 điểm. Toàn sàn có 217 mã tăng, 249 mã giảm và 86 mã đứng giá. HNX-Index giảm 0,14 điểm (-0,06%) xuống 239,54 điểm. Toàn sàn có 79 mã tăng, 85 mã giảm và 77 mã đứng giá. UPCoM-Index giảm 0,27 điểm (-0,29%) xuống 91,35 điểm.

Tổng khối lượng giao dịch trên HoSE đạt 1,07 tỷ cổ phiếu, trị giá 27.509 tỷ đồng. Ở sàn HNX và UPCoM, giá trị giao dịch đạt lần lượt 2.345 tỷ đồng và 746 tỷ đồng. DIG có khối lượng giao dịch mạnh nhất thị trường với gần 70 triệu đơn vị. HPG và VND khớp lệnh lần lượt 35,8 triệu đơn vị và 33,2 triệu đơn vị.

Khối ngoại đẩy mạnh bán ròng 1.311 tỷ đồng trên HoSE, trong đó, dòng vốn này bán ròng mạnh nhất mã HPG với 199 tỷ đồng. VHM và VND bị bán ròng lần lượt 158 tỷ đồng và 118 tỷ đồng. Ở chiều ngược lại, FTS được mua ròng mạnh nhất với 138 tỷ đồng. DIG và EIB được mua ròng 99 tỷ đồng và 68 tỷ đồng.

VN-Index đột ngột xoay chiều, mất hơn 6 điểm trong phiên 14/3
VN-Index nối dài đà tăng lên vùng 1.275 điểm trong phiên sáng 14/3, nhưng từ phiên chiều đột ngột xoay chiều sang sắc đỏ và nới rộng biên độ...
Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư