Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Tư, Ngày 27 tháng 11 năm 2024,
Cổ đông bức xúc với cổ tức ngân hàng
Thùy Vinh - 22/04/2015 08:49
 
Vấn đề nợ xấu, trích lập dự phòng, lợi nhuận thấp, cổ tức thấp và không trả cổ tức tiếp tục làm nóng đại hội của hàng loạt ngân hàng mùa đại hội đồng cổ đông thường niên năm nay.
Đại hội đồng cổ đông Nam A Bank
Đại hội đồng cổ đông Nam A Bank

 

Tại Đại hội đồng cổ đông Nam A Bank diễn ra mới đây, nhiều cổ đông thắc mắc, tại sao lợi nhuận năm 2014 của Nam A Bank tăng cao (243 tỷ đồng, vượt 30% so với chỉ tiêu đề ra), nhưng tỷ lệ chia cổ tức lại chỉ có 4%, thấp hơn nhiều so với các năm trước (7-9%).

Trả lời vấn đề này, ông Trần Ngô Phúc Vũ, nguyên thành viên HĐQT Nam A Bank cho biết, ban đầu, Ban lãnh đạo dự định chia cổ tức 9% cho cổ đông nhỏ lẻ và 4% cho cổ đông lớn, nhưng sau khi trình Ngân hàng Nhà nước (NHNN) thì chỉ được duyệt mức chia cổ tức 4% thống nhất cho cả cổ đông lớn và cổ đông nhỏ lẻ.

Liên quan đến việc duyệt tỷ lệ chi trả cổ tức của NHNN, ông Nguyễn Văn Dũng, Cục trưởng Cục 2 (Cơ quan Giám sát NHNN) giải thích: “Theo Điều 59, Luật Các tổ chức tín dụng ghi nhận việc cổ đông có quyền quyết định tỷ lệ cổ tức, nhưng cũng theo luật này, NHNN có thể áp dụng một số biện pháp liên quan đến việc chia cổ tức để đảm bảo an toàn hoạt động của hệ thống. Đứng ở góc độ hài hòa mọi lợi ích trong tổng thể, NHNN quyết định duyệt mức cổ tức mà Nam A Bank được chia là 4%, trong khi nhiều ngân hàng khác không chia cổ tức”.

Cũng theo ông Dũng, dựa trên tổng thể lợi ích hài hòa mối quan hệ kinh tế, năm 2014 vẫn còn nhiều khó khăn và năm 2015 là năm then chốt để hoàn thành tái cơ cấu, nên cần phải đảm bảo năng lực tài chính, tăng trích dự phòng rủi ro, vì vậy, khó kỳ vọng cổ tức cao.

Ông Dũng cho biết, với 19 ngân hàng có trụ sở hoạt động tại địa bàn TP.HCM, mới có 5 nhà băng được duyệt chia cổ tức gồm: ACB 7%, Nam A Bank 4%, Saigonbank 3,5%, HDBank 5% và Bản Việt 1,5%. Còn trên phạm vi cả nước, hiện có rất ít ngân hàng được NHNN chấp thuận cho chia cổ tức ở mức 8 - 9%.

Tại ĐHĐCĐ cuối tháng 3 vừa qua, LienVietPostBank trình cổ đông thông qua chính sách cổ tức năm 2014 chỉ chi trả 6% thay vì 10% như kế hoạch đặt ra hồi đầu năm ngoái. Nguyên nhân do lợi nhuận của LienVietPostBank sụt giảm những năm gần đây.

Dựa trên kết quả kinh doanh năm 2014 và mục tiêu chiến lược năm 2015, HĐQT VIB cũng dự kiến đề xuất tỷ lệ chi cổ tức trên vốn điều lệ bình quân là 11%, nhằm tiếp tục đầu tư và phát triển ngân hàng. Thế nhưng, NHNN chỉ phê duyệt cho VIB chi trả cổ tức năm 2014 ở mức 9%.

Mặc dù chấp nhận tỷ lệ cổ tức thấp hơn so với kế hoạch đưa ra ban đầu, nhưng cổ đông HDBank chỉ muốn nhận cổ tức bằng tiền mặt. Ngày 18/4, HDBank đã tiến hành ĐHĐCĐ cổ đông thường niên 2015, với các chương trình hành động đưa ra cho năm 2015 được trình cổ đông thông qua. Riêng chỉ có tỷ lệ cổ tức, theo kế hoạch, HĐQT HDBank trình cổ đông chia cổ tức 5% bằng cổ phiếu. Tuy nhiên, cổ đông của HDBank cho rằng, với quy mô hiện tại, HDBank chưa cần thiết phải giữ lại lợi nhuận để tăng vốn, mà nên chia sẻ với các cổ đông đã gắn bó với Ngân hàng từ trước tới nay. Vì thế, cổ đông HDBank kiến nghị, Ngân hàng nên chia cổ tức bằng tiền và ủy quyền cho HĐQT trình NHNN phê duyệt.

Về vấn đề trên, ông Nguyễn Văn Dũng cho biết, việc chia cổ tức bằng cổ phiếu là để tăng năng lực, tăng vốn, nhưng nếu cổ đông yêu cầu cổ tức 5% bằng tiền mặt, thì HĐQT HDBank cũng nên ghi nhận và trình NHNN xem xét.

Cổ tức ngân hàng thua xa lãi suất tiết kiệm
Lợi nhuận giảm, trong khi trích lập dự phòng tăng do nợ xấu vẫn biến động phức tạp, khiến các nhà băng không thể làm hài lòng cổ đông về cổ...
Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư