
-
HNX chính thức dừng tiếp nhận niêm yết cổ phiếu mới
-
Khối ngoại mạnh tay giải ngân tuần đầu tháng 7, VN-Index tiến gần mốc 1.390 điểm
-
Cổ phiếu ngân hàng giúp quỹ ngoại PYN Elite Fund lãi tốt trong tháng 6
-
Khối ngoại hào hứng gom hàng kỷ lục, chứng khoán nhẹ nỗi lo âu về thuế quan
-
Sắc xanh áp đảo, VN-Index vượt qua mốc 1.380 điểm -
Thị trường chứng khoán Việt Nam và triển vọng nâng hạng trong kỳ đánh giá tháng 9/2025
Cụ thể, Southern Bank chưa thực hiện kế hoạch chi trả cổ tức năm 2012 ở mức 2,5% cho cổ đông và kế hoạch trả cổ tức 5% cho năm 2013 đã được đại hội đồng cổ đông kỳ họp thường niêm năm trước đưa ra đến nay cũng chưa tạm ứng được đợt nào.
![]() | ||
Southern Bank chưa thực hiện kế hoạch chi trả cổ tức năm 2012 ở mức 2,5% cho cổ đông |
Tại cuộc họp đại hội đồng cổ đông tháng 4 vừa qua, cổ đông Southern Bank tỏ ra bức xúc khi 3 năm qua, nhà băng này không hề chia cổ tức cho cổ đông, cho dù chỉ tiêu trả cổ tức vẫn được đề ra và lợi nhuận có kết quả dương.
Đáng chú ý là, năm vừa qua, lợi nhuận trước thuế của Southern Bank chỉ đạt 18 tỷ đồng, song HĐQT ngân hàng này đã trình cổ đông thông qua mức thù lao cho HĐQT, Ban Kiểm soát lên đến 14 tỷ đồng, tương đương 80% lợi nhuận trước thuế trong năm. Trong khi đó, mức thù lao này được cổ đông thông qua trong kỳ đại hội đồng cổ đông năm qua chỉ là 3% tổng lợi nhuận trước thuế.
Lý do không trả cổ tức, theo ông Mặc Thiệu Đức, Chủ tịch HĐQT Southern Bank, là do tình hình khó khăn, lợi nhuận sụt giảm, nợ xấu tăng đòi hỏi phải trích dự phòng cao. Được biết, nợ xấu của Southern Bank đến cuối năm 2013 là 1.600 tỷ đồng, trong đó có đến 1.000 tỷ đồng nợ có khả năng mất vốn.
Cũng theo ông Đức, lợi nhuận trước thuế trong năm qua chỉ đạt 18 tỷ đồng và lợi nhuận dùng chia cổ tức chỉ 2 tỷ đồng, tương đương 0,05%, nên HĐQT xin cổ đông không chia cổ tức năm 2013 và giữ lại dưới hình thức lợi nhuận chưa phân phối để hỗ trợ nguồn vốn cho hoạt động kinh doanh.
Navibank cũng mất khả năng chi trả cổ tức cho cổ đông trong hơn 2 năm gần đây, khi hoạt động khó khăn, nợ xấu tăng cao và đang phải đẩy mạnh tái cấu trúc theo yêu cầu của Ngân hàng Nhà nước.
Cụ thể, năm 2012, lợi nhuận sau thuế của Navibank chưa đạt tới 3,5 tỷ đồng. Nợ xấu dù đã được xử lý và bán cho Công ty Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam (VAMC), nhưng tỷ lệ nợ xấu của Navibank vẫn trên 6% và nợ có khả năng mất vốn chiếm gần 500 tỷ đồng. Đó là lý do khiến Navibank mất khả năng chi trả cổ tức.
Năm 2013, Navibank đạt lợi nhuận trước thuế 23,9 tỷ đồng, tỷ lệ nợ xấu ở mức 6,07%, ngân hàng đã bán nợ xấu cho VAMC 768 tỷ đồng, nhưng vẫn nói “không” với cổ tức.
Trong khi đó, tuy vẫn có chia cổ tức, song tỷ lệ chi trả cho cổ đông của các nhà băng lớn cũng sụt giảm. Eximbank chỉ thực hiện chia cổ tức năm 2013 ở mức 4%, thay vì kế hoạch ban đầu là 10 - 12%, vì chỉ hoàn thành được 25% chỉ tiêu lợi nhuận năm qua. Kế hoạch lợi nhuận trước thuế mà Eximbank đưa ra cho năm nay là 1.800 tỷ đồng và cổ tức dự kiến ở mức 8,5%.
Năm 2013, ACB đạt 1.035 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế, tỷ lệ chia cổ tức trình cổ đông là 7% (645 tỷ đồng). Điều này khiến cổ đông không mấy hài lòng, vì cổ tức của ACB lâu nay luôn ở mức cao.
Trả lời cổ đông về vấn đề này, ông Trần Hùng Huy, Chủ tịch HĐQT ACB cho biết, lợi nhuận đạt được của Ngân hàng trong năm qua không như kỳ vọng, nên đã ảnh hưởng đến cổ tức.
Vấn đề cổ tức luôn được các cổ đông ngân hàng quan tâm chất vấn trong mùa đại hội đồng cổ đông. Tuy nhiên, so với thời điểm trước khủng hoảng, lợi nhuận ngân hàng những năm gần đây sụt giảm đáng kể. Đặc biệt, những ngân hàng đang tái cấu trúc không đặt mục tiêu lợi nhuận và cổ tức, mà chủ yếu dành để trích dự phòng rủi ro và phục vụ quá trình tái cơ cấu, nên HĐQT kêu gọi cổ đông có sự chia sẻ.
Tại đại hội đồng cổ đông của NamA Bank sáng ngày 27/3, bà Nguyễn Thị Xuân Loan, nguyên Chủ tịch HĐQT NamA Bank cho biết, Ngân hàng sẽ trả cổ tức năm 2013 ở mức 7% cho cổ đông và trong năm qua, NamA Bank đã tạm ứng cổ tức với tỷ lệ 3%. Kế hoạch cổ tức dự kiến cho năm 2014 của NamA Bank cũng tương tự năm qua.
Theo bà Loan, trong bối cảnh khó khăn chung của ngành ngân hàng, NamA Bank chia cổ tức ở mức 7% là hợp lý. “Vì tình hình tăng trưởng tín dụng trong những năm gần đây khó khăn, trích dự phòng cao và lợi nhuận không đạt kỳ vọng, nên HĐQT NamA Bank mong muốn cổ đông chia sẻ với ngân hàng”, bà Loan nói.
Thùy Vinh
-
Sắc xanh áp đảo, VN-Index vượt qua mốc 1.380 điểm -
Thị trường chứng khoán Việt Nam và triển vọng nâng hạng trong kỳ đánh giá tháng 9/2025 -
KITA Invest chi gần 800 tỷ đồng tất toán 3 lô trái phiếu trước hạn -
Chủ tịch Tập đoàn Xuân Thiện hiện diện ở một công ty chứng khoán -
Thị trường tài chính số sẽ có nhiều đột phá sau động thái hợp tác của loạt ông lớn -
Siết tỷ lệ đòn bẩy khi phát hành trái phiếu doanh nghiệp: Giảm nguy cơ vỡ nợ, tăng động lực cơ cấu vốn -
Nam Tân Uyên chuyển sàn khi thị trường khó khăn
-
Vietcombank dẫn đầu ngành ngân hàng về đổi mới sáng tạo và ESG
-
Vietcombank giới thiệu Apple Pay đến chủ thẻ quốc tế Vietcombank JCB
-
Ngân hàng ngoại khuấy động thị trường bất động sản bằng chiến lược "cam kết dài hạn"
-
Acecook Việt Nam công bố chiến lược phát triển mới
-
Tập đoàn AEON chính thức ra mắt Chương trình Điểm thành viên “WAON POINT”
-
OBC Holdings ra mắt thị trường với dự án A&K Tower