
-
Loạt ngân hàng nhỏ lên kế hoạch chuyển sàn niêm yết
-
ĐHĐCĐ PVcomBank: Chuyển đổi số mạnh mẽ, nâng cao trải nghiệm khách hàng
-
ĐHCĐ ABBank: Mục tiêu lãi trước thuế đạt 1.800 tỷ đồng
-
Chính phủ chỉ đạo nóng, yêu cầu tăng cường thanh tra, không để xảy ra đầu cơ, thao túng thị trường vàng
-
Agribank đẩy mạnh tín dụng ưu đãi lĩnh vực nông, lâm, thủy sản -
Trình Quốc hội hỗ trợ 5.000 tỷ đồng ngân sách tăng vốn cho Ngân hàng Hợp tác xã
Tại đại hội cổ đông (ĐHCĐ) Ngân hàng Sacombank diễn ra ngày 5/6, nhiều cổ đông tỏ ra bức xúc vì nhiều năm qua không nhận được đồng cổ tức nào, trong khi các thành viên Hội đồng quản trị (HĐQT) và Ban kiểm soát (BKS) vẫn nhận mức thù lao trên chục tỷ đồng.
Cụ thể, mức thù Lao HĐQT, BKS của Sacombank trong năm 2019 được ĐHCĐ thường niên năm rồi thông qua ở mức 2% lợi nhuận trước thuế (năm 2019, Sacombank đạt 3.217 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế hợp nhất).
Nhưng theo HĐQT Sacombank trong năm qua, mức thù lao chi trả cho các thành viên HĐQT, BKS chỉ sử dụng khoảng 1,4% lợi nhuận trước thuế hợp nhất của năm 2019.
Năm 2020, HĐQT Sacombank tiếp tục trình ĐHCĐ thông qua mức thù lao HĐQT, BKS ngang bằng với năm 2019 là 2% trên tổng lợi nhuận trước thuế hợp nhất.
Năm 2020, Sacombank dự kiến lãi trước thuế hợp nhất đạt 2.573 tỷ đồng, giảm 20% so với kết quả năm 2019. Tuy nhiên, HĐQT và Ban điều hành Sacombank cho biết, sẽ cố gắng đạt được mức lợi nhuận trước thuế ngang bằng với năm 2019.
Lãnh đạo Ngân hàng Sacombank cho rằng, để điều hành hoạt động của ngân hàng các thành viên HĐQT, BKS đã bỏ ra nhiều công sức nên cũng cần có chi phí để trả thù lao cho các thành viên HĐQT, BKS và mức trên không phải là nhiều.
Đáng chú ý trong giai đoạn hiện nay, khi Sacombank đang trải qua quá trình tái cấu trúc và phải tập trung mọi nguồn lực nên chưa thể chia cổ tức cho cổ đông để đáp ứng theo quy định của NHNN, cho dù lợi nhuận ngân hàng đang giữ lại là 4.500 tỷ đồng.
Tương tự, tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB) do Ngân hàng đang trải qua quá trình tái cấu trúc nên theo quy định của NHNN chưa thể chia cổ tức cho cổ đông, trong khi nguồn lợi nhuận giữ lại đến thời điểm này là 1.234 tỷ đồng.
Tuy nhiên, cũng chính vì chưa thể chia được cổ tức nên nhiều cổ đông "so kè" với mức thù lao của HĐQT, BKS ngân hàng. Tại SCB, mức thù lao HĐQT, BKS năm 2019 là 13 tỷ đồng và trong năm qua đã sử dụng gần hết ngân sách này.
Nhưng sang năm 2020, nền kinh tế Việt Nam nói chung và hoạt động của SCB nói riêng đều bị tác động bởi dịch Covid-19 làm ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh. Do đó, HĐQT SCB trình ĐHCĐ thông qua mức thù lao HĐQT và BKS ở mức thấp hơn là 11 tỷ đồng, giảm 15% so với năm trước.
Trên cơ sở tổng mức thù lao được ĐHCĐ duyệt thuận, ĐHCĐ SCB ủy quyền cho HĐQT quyết định và điều chỉnh mức thù lao, các lợi ích khác đối với thành viên HĐQT, thành viên BKS cho phù hợp nhằm đảm bảo công tác quản trị điều hành đạt hiệu quả cao nhất và có báo cáo tại ĐHCĐ vào kỳ đại hội thường niên năm 2021.
Tuy nhiên, theo ông Võ Tấn Hoàng Văn, Tổng giám đốc SCB, với mức thù lao chi trả cho các thành viên HĐQT, BKS nói trên không phải nhiều và chưa bù được công sức mà các thành viên HĐQT, BKS đã nỗ lực làm việc, nhất là giai đoạn ngân hàng tái cơ cấu. HĐQT SCB cũng trăn trở với việc chia thể chia được cổ tức cho cổ đông mà phải chờ đến khi kết thúc quý trình tái cấu trúc.
ĐHCĐ của Ngân hàng VPBank diễn ra cuối tháng 5/2020 cũng đã thông qua mức thù lao HĐQT, BKS năm 2020 tương đương mức bằng 0,5% x lợi nhuận trước thuế hợp nhất đạt được năm nay của Ngân hàng. Mức thù lao này không thay đổi so với năm trước. VPBank đặt mục tiêu lợi nhuận trước thuế năm 2020 đạt 10.214 tỷ đồng, giảm 1% so với năm 2019.
Tổng thù lao, thù lao kiêm nhiệm cho HĐQT và Ban Kiểm soát đã chi trong năm 2019 của Ngân hàng An Bình (ABBank) ABBank lên đến gần 22 tỷ đồng, thực hiện trong kế hoạch ngân sách thù lao HĐQT và BKS đã được Đại hội đồng cổ đông thông qua tại phiên họp thường niên ngày 25/04/2019.
Ngoài khoản thù lao và chi phí nêu trên, do năm 2019 ABBank vượt mức kế hoạch lợi nhuận 1.200 tỷ đồng, HĐQT và BKS được thưởng 1% lợi nhuận đạt kế hoạch và 5% phần lợi nhuận vượt kế hoạch căn cứ Nghị quyết mà Đại hội đồng cổ đông đã thông qua tại phiên họp thường niên ngày 25/4/2019.
Ngày 12/6 tới, ABBank sẽ tiến hành ĐHCĐ thường niên 2020 ở Hà Nội để trình cổ đông thông qua mức thù lao HĐQT, BKS năm 2020 là 24,2 tỷ đồng (tăng 10% so với 2019).
Trường hơp lợi nhuận trước thuế thực hiện 2020 của ABBank đạt hoặc vươt muc tiêu lơi nhuận đươc ĐHCĐ đề ra thì quỹ thưởng dành cho thành viên HĐQT, thành viên Ban Kiểm soát là 1% phần lợi nhuận đạt kế hoạch và 5% phần lơi nhuận vươt kế.
Theo kế hoạch năm 2020, ABBank đặt chỉ tiêu đạt 1.358 tỷ đồng, cao hơn 10% so với năm trước.

-
Tâm lý FOMO đẩy giá vàng tăng phi mã, nhà đầu tư tiếp tục nghe ngóng chính sách từ Mỹ
-
Loạt ngân hàng nhỏ lên kế hoạch chuyển sàn niêm yết
-
Tham gia trung tâm tài chính quốc tế: Ngân hàng Việt đối mặt với áp lực cạnh tranh cực lớn
-
Chặn đầu cơ, làm giá thị trường vàng; Hút vốn ngoại vào trung tâm tài chính quốc tế
-
Luật hóa quyền thu giữ tài sản đảm bảo, chuyển quyền “quyết” cho vay đặc biệt -
ĐHĐCĐ PVcomBank: Chuyển đổi số mạnh mẽ, nâng cao trải nghiệm khách hàng -
ĐHCĐ ABBank: Mục tiêu lãi trước thuế đạt 1.800 tỷ đồng -
Chính phủ chỉ đạo nóng, yêu cầu tăng cường thanh tra, không để xảy ra đầu cơ, thao túng thị trường vàng -
Agribank đẩy mạnh tín dụng ưu đãi lĩnh vực nông, lâm, thủy sản -
Trình Quốc hội hỗ trợ 5.000 tỷ đồng ngân sách tăng vốn cho Ngân hàng Hợp tác xã -
ĐHĐCĐ VietinBank: Không chia cổ tức tiền mặt, tăng vốn điều lệ lên 77.671 tỷ đồng
-
Hướng tới thể chế hiệu quả qua các cơ chế bền vững
-
FTA - Cơ hội và thách thức trong hành trình nâng cao năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp
-
Công bố Top 100 Doanh nghiệp ESG Việt Nam Xanh 2025
-
Một tập đoàn quyết định bất ngờ về lương khởi điểm khiến hàng vạn sinh viên nức lòng
-
KBC nộp xong tiền sử dụng đất Dự án Tràng Cát, sẵn sàng đưa vào kinh doanh
-
SeABank thông báo mời thầu