
-
Hợp tác Việt Nam - Na Uy hướng tới chuyển đổi hàng hải xanh
-
Samsung sử dụng điện mặt trời mái nhà cho nhà máy tại Việt Nam
-
Kiểm kê khí thải: Chìa khóa để giải quyết ô nhiễm không khí tại các đô thị lớn
-
Giải pháp công nghệ thúc đẩy phát triển cảng biển xanh từ Schneider Electric
-
Hải Phòng muốn tái đầu tư nguồn thu từ giao dịch tín chỉ các-bon -
Hà Nội đẩy mạnh tăng trưởng lĩnh vực kinh tế ngành với 36 nhóm chỉ tiêu
Doanh nhân Nguyễn Hoàng cho hay, Việt Nam là nước nông nghiệp, dựa vào tài nguyên dồi dào từ biển, lợi thế về đa dạng sinh học, đa dạng về khí hậu và nhất là nước ta có lực lượng nông dân rất lớn, cần cù, chịu khó.
![]() |
Mô hình VAC 2.0 là mô hình nuôi chim yến, nuôi cá hoặc tôm và trồng rau hữu cơ hoặc trồng hoa. |
Các chính sách về nông nghiệp được Nhà nước quan tâm thúc đẩy, hỗ trợ và các sản phẩm như gạo, cà phê, hạt tiêu, điều, chè cho đến thủy hải sản được thị trường thế giới đón nhận.
Tuy nhiên, còn vài điểm nghẽn để ngành nông nghiệp Việt Nam thực sự cất cánh.
Thứ nhất, các doanh nghiệp đầu mối thu mua, chế biến còn nhỏ, lẻ, chưa thành tập đoàn lớn, chưa thực sự có các thương hiệu sản phẩm lớn, chủ yếu là chế biến thô.
Thứ hai, các hộ, gia đình hay trang trại cũng manh mún, nhỏ lẻ và phụ thuộc nhiều vào thương lái, phụ thuộc vào đòn bẩy tài chính, chưa nâng tầm quản lý hiệu quả và cũng chưa được các công ty tập đoàn lớn đầu tư xứng đáng.
Thứ ba, việc áp dung công nghệ cao trong nuôi trồng, chế biến, sản xuất còn hạn chế , các công nghệ lạc hậu gây hậu quả môi trường và hiệu quả đầu tư cũng giảm.
Thứ tư, việc áp dụng kinh tế tuần hoàn mặc dù được Nhà nước khuyến khích nhưng vẫn chưa đi vào thực tiễn, chưa được người nông dân hay chủ doanh nghiệp áp dụng. Cuối cùng là sự đầu tư vào ngành nông nghiệp, nhất là công nghệ cao còn chưa được các doanh nhân chú tâm, các doanh nghiệp khởi nghiệp trong lĩnh vực này còn rất khiêm tốn.
Để phá các điểm nghẽn là công việc vĩ mô của các cơ quan hữu quan, từ ra chính sách đến thực thi, xúc tiến, hỗ trợ nhưng có một điểm sáng là mô hình hỗn hợp VAC (vườn - ao - chuồng) là mô hình kinh tế tuần hoàn do Công ty IMC (có trụ sở tại Hà Nội) đề xuất và đang thí điểm tại một số khu vực.
Mô hình VAC 2.0 là mô hình nuôi chim yến, nuôi cá hoặc tôm và trồng rau hữu cơ hoặc trồng hoa. Tổ hợp này bao gồm cả không gian du lịch check-in, du lịch trải nghiệm nông nghiệp (thăm quan chuồng chim, câu cá, hái rau…) và các cửa hàng bán các sản phẩm từ tổ yến, cà phê... Còn phân chim yến có giá trị dinh dưỡng cao, sau khi xử lý bằng công nghệ sinh học sẽ được dung làm thức ăn cho cá.
Nước ở ao (lò nuôi chim yến được lắp ghép từ công nghệ in 3D) dung để làm mát và đối lưu không khí cho tổ yến được xử lý bằng công nghệ lượng tử (quantum) để là tối ưu hóa môi trường cho tổ yến.
Đồng thời, công nghệ tạo thức ăn của chim cũng là một bí quyết của tổ hợp tuần hoàn Yenxing (tên do IMC đặt). Hiện nay, tổ yến đã được Trung Quốc cho nhập khẩu chính ngạch và tiềm năng xuất khẩu vào thị trường này rất lớn, có thể lên đến nhiều tỷ USD.
Mô hình Yenxing có thể tạo ra nguồn nguyên liệu đạt tiêu chuẩn cao và sản lượng khá (dự kiến một tổ 100 m2 sau 2 năm thu được 12-15 kg tổ thô (chưa xử lý) trên một tháng.
Với giá thị trường hiện nay khoảng 15 triệu đồng/kg, mỗi tháng, chủ tổ cũng có doanh thu riêng về yến thô khoảng 180 tới 225 triệu đồng.
Nếu tính tổng thu nhập từ các khoản khác trong tổ hợp này (ít nhất tổ hợp cần 300 m2) như bán sản phẩm yến đã tinh chế, bán cà phê, bán vé check-in, bán cá, bán rau… sẽ cho doanh thu tốt.
Quy mô đầu tư ban đầu cho tổ hợp Yenxing trên chỉ từ 1,5 tới 2 tỷ đồng (đã có khoảng 100 tới 200 chim non nuôi tại tổ), theo CEO Nguyễn Hoàng, đây là mô hình đầu tư khá hấp dẫn.
Công ty IMC chuyển giao công nghệ, chim con, kỹ thuật chăm sóc, mua lại tổ thô / tôm cá và cung cấp cho tổ hợp các sản phẩm sản xuất từ IMC. Đồng thời, IMC cũng hỗ trợ tổ hợp Yenxing trong marketing, bán hàng giúp người nông dân có thêm nguồn thu nhập.
Với tầm nhìn và các giá trị cốt lõi của IMC mô hình Yenxing người đứng đầu của IMC, CEO Nguyễn Hoàng kỳ vọng mô hình sẽ phát triển ra toàn quốc giúp nền nông nghiệp nước nhà cất cánh.

-
Giải pháp công nghệ thúc đẩy phát triển cảng biển xanh từ Schneider Electric -
ESG là vũ khí để thu hút đầu tư -
Đề xuất lập Quỹ thúc đẩy sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả -
Nông nghiệp công nghệ cao cần thêm nguồn lực từ doanh nghiệp -
Hải Phòng muốn tái đầu tư nguồn thu từ giao dịch tín chỉ các-bon -
Hà Nội: Hơn 1.000 ha đất lúa được chuyển đổi mục đích sử dụng hàng năm -
Hà Nội đẩy mạnh tăng trưởng lĩnh vực kinh tế ngành với 36 nhóm chỉ tiêu
-
Công ty cổ phần Lương thực Thực phẩm Colusa - Miliket thông báo tìm kiếm địa điểm đầu tư (lần 3)
-
Chất lượng làm nên thương hiệu: Bí quyết phát triển sản phẩm của Orenda
-
Beyond Digital - Dấu ấn CMC tại sự kiện công nghệ lớn nhất Hàn Quốc
-
Công ty cổ phần Lương thực Thực phẩm Colusa - Miliket thông báo tìm kiếm địa điểm đầu tư (lần 2)
-
Acecook Việt Nam và hành trình 30 năm phát triển cùng đất nước
-
Bệnh viện Thuận Mỹ ITO Đồng Nai, thành viên Tập đoàn y khoa Hoàn Mỹ được vinh danh Doanh nghiệp phát triển vững mạnh 2025