Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Năm, Ngày 09 tháng 01 năm 2025,
Cơ hội triệu USD từ eSports trong ngành giải trí kỹ thuật số
Anh Hoa - 16/03/2019 09:36
 
eSports Việt Nam đang là thị trường thu hút 26 triệu game thủ, tạo ra hàng triệu phút livestream trên các nền tảng phát sóng và thu hút 16 triệu người thường xuyên theo dõi.

Tổng giá trị giải thưởng năm 2018 cho các giải đấu eSports (thể thao điện tử) đạt gần 1 triệu USD. Vậy nên thông tin Giải đấu Mid Season Invitational của Liên Minh Huyền Thoại và giải World Cup Liên Quân sẽ được tổ chức tại Việt Nam năm 2019 gây hào hứng cho các game thủ. ESL – đơn vị tổ chức sự kiện Esports hàng đầu thế giới – tại Việt Nam với giải đấu đầu tiên cho tựa game Apex Legends cũng cập bến.

Từ năm 2019 trở đi, cùng với các quốc gia châu Á khác như Phillipin, Singapore, Indonesia, Thái Lan và Malaysia, Việt Nam sẽ nổi lên như một địa điểm mới cho việc tổ chức các sự kiện thể thao điện tử tầm cỡ quốc tế.

Là một quốc gia có nền kinh tế phát triển sôi động, chỉ xếp sau Singapore về động lực thị trường ở khu vực Đông Nam Á, Việt Nam chắc chắn sẽ mang đến những cơ hội để phát triển eSports trong ngành giải trí kỹ thuật số.

Giới trẻ Việt Nam đã sớm làm quen với game và tạo ra các cộng đồng game thủ xoay quanh trò chơi yêu thích của họ trong trường học hoặc thậm chí các quán nét địa phương. Sau năm 2010, cùng với sự lan rộng của Facebook tại Việt Nam, cộng đồng game đã phát triển nhanh hơn, trở nên kết nối hơn. Do đó, một phần của sự tăng trưởng về số lượng và chất lượng game thủ Việt là nhờ internet và các nền tảng truyền thông xã hội.

Theo Appota Esports, đơn vị vừa tung ra báo cáo chi tiết về bối cảnh eSports Việt Nam, ước tính trong năm 2018 có hơn 15 triệu người chơi thể thao điện tử tại Việt Nam. Con số này sẽ tiếp tục tăng trưởng nhanh chóng, đạt 26 triệu người trong năm 2019.

Vậy có gì đang chờ thị trường eSports Việt Nam?

Xem livestream đã trở thành một phần không thể thiếu của khán giả eSports

Đối với khán giả eSport, việc xem livestream game đã trở thành một phần tất yếu trong cuộc sống hàng ngày, bên cạnh đó gần một nửa người trả lời thường xuyên xem livestream game ít nhất một lần một tuần.

Với những người xem livestream eSports hàng ngày, có tới 67% dành hơn một tiếng mỗi ngày cho việc theo dõi các trương trinh eSports trực tiếp. Điều này cho thấy việc xem livestream đã trở thành thú vui không thể thiếu cho họ.

Tăng lượng người xem và độ phủ xóng trên truyền hình

Số người xem đam mê eSport sẽ tăng lên 16 triệu người vào năm 2019 và số người chơi eSport sẽ đạt 26 triệu. Với nhu cầu giải trí ngày càng cao, sẽ ngày càng có nhiều nhà sáng tạo nội dung, kênh truyền thông và nhà tổ chức sự kiện eSports tham gia thị trường. Hơn nữa, khi những vận động viên chuyên nghiệp xuất hiện với quốc kỳ tại đấu trường thể thao quốc tế, sẽ có nhiều tin tức hơn trên các kênh truyền hình truyền thống, giúp nâng cao nhận thức về eSports tới toàn dân như một môn thể thao chính thức.

Sự trỗi dậy của livestream game như một sự nghiệp chuyên nghiệp

Nhu cầu về nội dung giải trí sẽ tiếp tục tăng, cùng với sự xuất hiện của các kênh phát trực tuyến eSport chuyên nghiệp như Facebook Gaming, CubeTV, NimoTV tại Việt Nam sẽ củng cố sự phát triển của cộng đồng người sáng tạo nội dung chơi game. Họ sẽ có nhiều cơ hội hơn để kết nối với các thương hiệu và nhà quảng cáo, cũng như môi trường huấn luyện được cung cấp bởi các công ty tài năng và sản xuất nội dung eSport chuyên nghiệp.

Thể thao điện tử trên điện thoại sẽ dẫn đầu

Điện thoại thông minh đang là một phần không thể thiếu trong sinh hoạt hàng ngày của giới trẻ Việt Nam. Kéo theo việc nhiều khán giải sẽ sử dụng điện thoại để theo dõi livestream nhiều hơn.

Bên cạnh đó, hiện đã có những tựa game eSports trên điện thoại đình đám đã được phát hành tại Việt Nam, như là Liên Quân, PUBG Mobile, Đột kích, Vainglory, vân vân. Một số trò chơi mới như Survival Heroes và Đấu Trường Vinh Quang cũng sẽ vào Việt Nam trong năm 2019.

Hiện tất cá các tựa game này đều được phát hành và quản lý bởi các nhà phát hành hàng đầu Việt Nam. Vậy nên, trong năm 2019, thể thao điện tử trên nền tảng điện thoại di động sẽ vươn lên dẫn đầu.

Game thủ cao thủ vẫn bị lừa như trẻ con
 Chỉ bằng những cuộc gọi, tin nhắn đơn giản giả danh nhà phát hành game, kẻ xấu dễ dàng "hốt" tiền từ các game thủ.
Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư