
-
Tổng giám đốc WHO: Giai đoạn khẩn cấp toàn cầu của dịch Covid-19 chưa kết thúc
-
Tin mới về y tế ngày 28/1: Hơn 19.400 ca phẫu thuật được thực hiện trong dịp Tết; Đảm bảo y tế phục vụ các sự kiện tiêu biểu trên địa bàn thủ đô
-
Hà Nội kiểm soát tốt dịch bệnh dịp Tết Nguyên đán
-
Lời khuyên dinh dưỡng giúp giảm cân, giữ sức khỏe, hạn chế bệnh tật
-
Kiểm soát chất lượng bữa ăn bán trú của học sinh -
Tin mới về y tế ngày 25/1: Tăng số ca khám, cấp cứu do pháo nổ
Ngày 14/7/2021, GS.TS. Đặng Đức Anh, Viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương, Trưởng ban điều hành Dự án Tiêm chủng mở rộng quốc gia cho biết, hiện Bộ Y tế đã phê duyệt có điều kiện cho nhu cầu cấp bách trong phòng, chống dịch bệnh Covid-19 một số loại vắc-xin Covid-19 của các hãng AstraZeneca, Sputnik V, Pfizer, Moderna, Sinopharm.
![]() |
Một số quốc gia đã xem xét và triển khai tiêm mũi 1 vắc-xin AstraZeneca và tiêm mũi 2 bằng vắc-xin của Pfizer. |
Hiện nay, hướng dẫn của các nhà sản xuất vắc-xin đều khuyến cáo sử dụng cùng một loại vắc-xin phòng Covid-19 để tiêm đủ liều cho một đối tượng.
Tuy nhiên, trên thực tế, trong bối cảnh nguồn cung vắc-xin phòng Covid-19 rất hạn chế, việc tiếp cận nguồn cung để có đủ vắc-xin tiêm mũi 2 ngay khi đến lịch tiêm cho các đối tượng đã được tiêm mũi 1 của cùng 1 loại vắc-xin là rất khó khăn.
Một số quốc gia đã xem xét và triển khai tiêm mũi 1 vắc-xin AstraZeneca và tiêm mũi 2 bằng vắc-xin của Pfizer.
Theo ghi nhận nhanh tại các quốc gia này, việc triển khai tiêm chủng 2 mũi vắc-xin khác loại như trên cho cùng một đối tượng vẫn có hiệu lực bảo vệ phòng Covid-19. Tuy nhiên, khi tiêm hai loại vắc-xin AstraZeneca và Pfizer có ghi nhận gia tăng một số phản ứng thông thường sau tiêm chủng.
Tại Việt Nam, cho đến ngày 14/7/2021, tổng số mũi tiêm đã thực hiện là hơn 4 triệu, trong đó số người được tiêm mũi 1 vắc-xin AstraZeneca là trên 3,7 triệu người, số người được tiêm đủ 2 mũi vắc-xin AstraZeneca là hơn 280 nghìn người.
Trong thời gian tới đây, Bộ Y tế sẽ tiếp tục phân bổ các loại vắc-xin phòng Covid-19 của AztraZenneca, Pfizer, Morderna, Sinopharm…. để tổ chức tiêm chủng theo chiến dịch tiêm vắc-xin phòng Covid-19, hướng tới mục tiêu đạt được độ bao phủ vắc-xin cho hơn 70% người dân.
Theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới và của các nhà sản xuất thì tốt nhất là mỗi người cần tiêm đủ liều của cùng một loại vắc-xin phòng Covid-19.
Tuy nhiên, căn cứ số lượng vắc-xin được cung ứng, Bộ Y tế đã có hướng dẫn cho các địa phương như sau, trường hợp số lượng vắc-xin hạn chế thì ưu tiên sử dụng vắc-xin của Pfizer để tiêm mũi 2 cho những người đã tiêm mũi thứ nhất bằng vắc-xin AstraZeneca từ 8-12 tuần nếu người được tiêm chủng đồng ý.
Những trường hợp tiêm chủng như vậy phải được theo dõi sức khỏe chặt chẽ hơn sau khi tiêm chủng.
Trước đó, tại cuộc họp Giao ban báo chí thường kỳ của Ban Tuyên giáo Trung ương, ngày 13/7, bà Dương Thị Hồng, Phó viện trưởng Viện vệ sinh dịch tễ Trung ương cho hay, một số quốc gia châu Âu đã tiêm mũi 1 vắc-xin Astrazeneca và mũi 2 vắc-xin Pfizer/BioNtech trên vài ngàn người, vài trăm người ở các vùng khác nhau và đưa ra kết quả khác nhau.
Một số nghiên cứu chỉ ra, nếu tiêm 2 loại vắc-xin, miễn dịch sẽ tốt hơn, đồng thời cũng ghi nhận một số phản ứng bất thường sau tiêm. Các phản ứng này tăng lên đáng kể so với tiêm 2 mũi vắc-xin cùng loại - AstraZeneca hoặc Pfizer/BioNtech.
Chính vì vậy, trong văn bản chính thức Bộ Y tế họp và trong quyết định phân bổ vắc-xin ngày 12/7 Bộ cũng khuyến cáo chủ yếu tiêm duy trì 2 mũi vắc-xin cùng loại.
Tuy nhiên, trong trường hợp tại thời điểm tiêm chỉ có vắc-xin Pfizer/BioNtech mà không có AstraZeneca thì chúng ta có thể tiêm vắc-xin Pfizer/BioNtech, song tuyệt đối phải theo dõi sức khỏe của người tiêm. “Các cán bộ y tế và người được tiêm phải quan tâm đến sức khỏe của mình nhiều hơn", bà Hồng thông tin.
Ngoài ra, theo bà Hồng, Bộ Y tế cũng đã làm việc, trao đổi với Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) nhưng đơn vị này cũng chưa đưa ra khuyến cáo chính thức về việc tiêm phối trộn các loại vắc-xin.
Theo thống kê của Bộ Y tế, tính đến 6h ngày 14/7, Việt Nam đã tiêm tổng cộng 4.079.066 liều vắc-xin phòng Covid-19 cho người dân trên phạm vi toàn quốc.
Trong đó, số người được tiêm một mũi là 3.795.182. Tính riêng trong ngày 13/7, 20.551 người đã được tiêm vắc-xin phòng Covid-19.
Từ ngày 8/3, Việt Nam bắt đầu triển khai tiêm chủng vắc-xin phòng Covid-19 của AstraZeneca cho nhóm đối tượng ưu tiên. Đến nay, Việt Nam đã nhận khoảng 7,5 triệu liều vắc-xin từ các hãng AstraZeneca, Moderna, Pfizer, Vero Cell thông qua hợp đồng đặt mua trước, Cơ chế COVAX, viện trợ song phương giữa chính phủ các nước.
Từ số vắc-xin nhận được. Bộ Y tế đã có 5 đợt phân bổ đến các tỉnh, thành phố và ưu tiên số lượng nhiều cho địa phương có bùng phát dịch.
Ngày 12/7, tiến sĩ Soumya Swaminathan, trưởng nhóm khoa học Tổ chức Y tế thế giới (WHO), khuyến cáo không tiêm kết hợp các loại vắc-xin Covid-19 từ những nhà sản xuất khác nhau. Bà gọi đây là "xu hướng nguy hiểm", vì hiện có ít dữ liệu về tác động của phương pháp này tới sức khỏe, theo Hãng tin Reuters.
“Đây là một xu hướng có phần nguy hiểm. Chúng ta đang ở trong vùng trống dữ liệu và bằng chứng về việc tiêm trộn lẫn”, TS. Soumya Swaminathan nhận định.
Bà cảnh báo, sẽ xảy ra tình trạng hỗn loạn ở các quốc gia nếu người dân bắt đầu quyết định khi nào và ai sẽ tiêm liều vắc-xin thứ hai, thứ ba hay thứ tư.
Cảnh báo trên được đưa ra sau khi một số quốc gia như Đức, Thái Lan... chọn cách tiếp cận tiêm kết hợp vắc xin Covid-19 của các hãng khác nhau.

-
Tin mới về y tế ngày 29/1: Yêu cầu làm rõ vụ cháu bé 3 tuổi tử vong nghi hóc hạt bí; Nguy cơ nhiễm nấm mốc từ các thực phẩm dịp Tết
-
Tổng giám đốc WHO: Giai đoạn khẩn cấp toàn cầu của dịch Covid-19 chưa kết thúc
-
Tin mới về y tế ngày 28/1: Hơn 19.400 ca phẫu thuật được thực hiện trong dịp Tết; Đảm bảo y tế phục vụ các sự kiện tiêu biểu trên địa bàn thủ đô
-
Hà Nội kiểm soát tốt dịch bệnh dịp Tết Nguyên đán
-
Tin mới về y tế ngày 27/1: Dịch bệnh được kiểm soát trong tuần nghỉ Tết Quý Mão 2023 -
Lời khuyên dinh dưỡng giúp giảm cân, giữ sức khỏe, hạn chế bệnh tật -
Tin mới về y tế ngày 26/1: Số ca cấp cứu tại các cơ sở y tế tăng mạnh so với năm trước; WHO cảnh báo một số loại thuốc ho chứa chất cấm -
Kiểm soát chất lượng bữa ăn bán trú của học sinh -
Tin mới về y tế ngày 25/1: Tăng số ca khám, cấp cứu do pháo nổ -
Công dụng ít người biết của các loại rau gia vị -
Vui Tết song không chủ quan với dịch bệnh
-
1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 29/1
-
2 Chỉ có Tập đoàn T&T quan tâm Dự án PPP thành phần 3, vành đai 4 Hà Nội
-
3 Chủ tịch Quảng Nam đề nghị tạm dừng đấu thầu các dự án bất động sản mới
-
4 Ngôi sao trên “bầu trời chạng vạng“ của kinh tế thế giới
-
5 GS. Trần Văn Thọ (Đại học Waseda - Nhật Bản): “Chúng ta cần những con người Việt Nam có tinh thần dân tộc”
-
Đưa Vân Đồn trở thành điểm đến quốc tế: Bài học từ phát triển du lịch bền vững
-
Hãng bay Việt vận chuyển 137.000 hành khách trong ngày mùng 1 Tết Quý Mão
-
“Xuân quê hương” 2023 - Đất nước niềm tin và khát vọng
-
Năm 2022, doanh thu và lợi nhuận trước thuế của FPT tăng trưởng trên 20%
-
Manulife Việt Nam thúc đẩy nhân viên làm điều tốt trong cộng đồng với chiến dịch "Một điều Tốt đẹp"
-
Generali triển khai chuỗi hoạt động cộng đồng truyền cảm hứng dịp cuối năm