
-
"Kích hoạt" biện pháp phòng vệ thương mại với thép nhập khẩu
-
FPT Long Châu được vinh danh tại Healthcare Asia Pharma Awards 2025
-
Hải Phòng đề xuất thí điểm hỗ trợ không hoàn lại cho hoạt động khởi nghiệp sáng tạo
-
Việt Nam tổ chức chuỗi sự kiện Kết nối chuỗi cung ứng hàng hóa quốc tế 2025
-
“Cách mạng thanh toán” cho người mua căn hộ The Gió Riverside -
Ngành xi măng phải chuyển đổi kép để tồn tại và phát triển bền vững
![]() |
Ảnh minh họa. Nguồn: Internet |
Tại buổi họp báo chuyên đề kết quả cơ cấu lại, cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước năm 2018, ông Đặng Quyết Tiến, Cục trưởng Cục Tài chính Doanh nghiệp, Bộ Tài chính cho biết, trong năm 2018 có 23 doanh nghiệp được phê duyệt phương án cổ phần hoá với tổng giá trị hơn 31.700 tỷ đồng, riêng giá trị vốn nhà nước 16.700 tỷ đồng.
Có 28 doanh nghiệp bán cổ phần lần đầu trong năm 2018 với giá trị cổ phần bán ra là 13.950 tỷ đồng, thu về xấp xỉ 22.000 tỷ đồng. Số doanh nghiệp cổ phần hoá mới đạt một phần nửa kế hoạch năm đã được đề ra từ năm 2017.
Theo đại diện Bộ Tài chính, tiến độ triển khai cổ phần hóa trong năm 2018 còn chậm, chưa đạt kế hoạch. Nhiều đơn vị có số lượng doanh nghiệp phải cổ phần hóa lớn nhưng chưa thực hiện theo đúng kế hoạch và chưa báo cáo về việc điều chỉnh tiến độ.
Tình hình thoái vốn trong năm 2018 cũng gặp tình trạng tương tự khi chỉ thực hiện được một phần ba kế hoạch, với 57 đơn vị. Các doanh nghiệp đã thoái 8.640 tỷ đồng, thu về hơn 19.600 tỷ đồng. Trong đó, các tập đoàn, tổng công ty nhà nước thoái xấp xỉ 6.600 tỷ đồng, thu về gần 15.900 tỷ đồng.
Bộ Tài chính cho rằng việc thoái vốn nhà nước còn chậm do các đơn vị đạt kết quả đạt thấp hoặc chưa có kết quả. Bên cạnh đó, trong quá trình cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước, thời gian để xử lý vướng mắc về tài chính, đất đai, lao động... bị kéo dài, đặc biệt là ở những dự án bị thua lỗ.
"Như dự án nhà máy bột giấy Phương Nam đấu giá 3-4 lần không có người mua. Hay ở dự án Gang thép Thái Nguyên giai đoạn 2, nhà nước muốn bán cả doanh nghiệp nhưng phải xử lý các vấn đề tồn tại về tranh chấp pháp lý giữa nhà thầu, chủ đầu tư mới bán được. Rõ ràng các vấn đề này là yếu tố khách quan, không thể xử lý một sớm, một chiều dẫn đến các doanh nghiệp phải điều chỉnh tiến độ cổ phần hóa", ông Tiến nói.

-
“Cách mạng thanh toán” cho người mua căn hộ The Gió Riverside -
Ngành xi măng phải chuyển đổi kép để tồn tại và phát triển bền vững -
Hà Nội triển khai mô hình tư vấn miễn phí hỗ trợ thành lập doanh nghiệp -
Hòa Phát đầu tư dây chuyền đúc và cán thép chất lượng cao của Tập đoàn Primetals -
Hải quan tăng cường cung cấp dịch vụ công trực tuyến để phục vụ doanh nghiệp -
Hai cảng hàng không lớn của Việt Nam vào danh sách 100 sân bay tốt nhất thế giới -
Cập nhật giá đơn vị Quỹ liên kết đơn vị của AIA Việt Nam ngày 10/4/2025
-
Cơ hội sở hữu bất động sản vàng trong tầm tay tại Kita Airport City
-
Công bố Top 10 Doanh nghiệp ESG Việt Nam Xanh 2025 ngành Du lịch - Khách sạn - Resort
-
FPT trở thành đối tác công nghệ của đội bóng hàng đầu giải Ngoại hạng Anh
-
Đột phá chuyển đổi xanh tại Diễn đàn Hợp tác xã Quốc gia 2025
-
Petrovietnam thông báo mời thầu
-
Công bố Top 10 Doanh nghiệp ESG Việt Nam Xanh 2025 ngành Xây dựng