-
Giá vàng thế giới "đu tàu lượn", xoá sạch thành quả 4 phiên tăng -
Fideco có gì hấp dẫn VietinBank Capital -
Cổ phiếu điện “bật sáng”, VN-Index tăng gần 7 điểm trong phiên 25/11 -
Ông Donald Trump đắc cử, thị trường chứng khoán Việt Nam kỳ vọng diễn biến tích cực trong dài hạn -
Quỹ ngoại dồn dập tăng mua REE, “nữ tướng” Nguyễn Thị Mai Thanh rời ghế Chủ tịch -
ACCA và PwC hợp tác vì sự phát triển bền vững ngành tài chính, kế toán Việt Nam
Chỉ số tiếp đà tăng nhưng đã có sự phân hóa giữa các cổ phiếu
Cú rơi trong 10 điểm đầu phiên chiều diễn ra chóng vánh trong chưa đầy 20 phút, chỉ số VN-Index tăng điểm trở lại và đóng cửa ở mức 1.091,3 điểm, tăng 6,9 điểm so với hôm qua, tương đương mức tăng trưởng 0,63%. Số lượng các mã cổ phiếu tăng giá/giảm giá trên sàn HoSE khá ngang ngửa. Riêng trong nhóm VN-30, có 13 cổ phiếu tăng giá, 14 mã giảm giá và 3 mã chứng khoán đứng giá tham chiếu.
Đã có sự phân hóa ngay ở trong nhóm các cổ phiếu lớn, đặc biệt phản ánh rõ ở nhóm ngân hàng. Có tới 9/16 cổ phiếu ngân hàng đang giao dịch trên sàn giảm giá. Chỉ có 4 cổ phiếu tăng giá, lần lượt là BID (+1,82%); tân binh MSB (+1,35%); TCB (+0,51%) và VCB (+0,41%).
Về tổng thể, đà tăng vẫn thắng thế. Cổ phiếu GVR với mức vốn điều lệ 40.000 tỷ đồng tăng 4,6% trong phiên hôm nay và trở thành cổ phiếu kéo thị trường tăng điểm nhiều nhất.
Nhóm chứng khoán cũng ghi nhận xu hướng tăng áp đảo dù không còn ghi nhận lượng cổ phiếu tăng kịch trần như một vài phiên trong tuần trước.
Tuy nhiên, đáng chú ý nhất trong phiên hôm nay lại là nhóm cổ phiếu dầu khí khi có sự đột biến cả về giá và khối lượng giao dịch. Giá nhiên liệu thế giới tăng kéo giá xăng dầu và giá gas tăng lần lượt 6,52% và 1,87% trong tháng 12, theo số liệu vừa công bố của Tổng cục thống kê cuối tuần vừa qua.
Một số cổ phiếu khác nhóm dầu khí thậm chí còn tăng kịch biên độ như PVC, PVS, PVD hay PVB cũng tăng hơn 5%. Khối lượng giao dịch cổ phiếu PVS, PVD và BSR thậm chí còn vọt lên 21,4 triệu cổ phiếu, 19,7 triệu cổ phiếu và 14,3 triệu cổ phiếu. Hai cổ phiếu ngành dầu khí của PV Gas và Petrolimex cũng nằm trong top 10 dẫn dắt VN-Index tăng điểm với khối lượng giao dịch cao hơn hẳn các phiên trước.
Kể từ tháng 11/2020, thị trường đã chứng khiến sự đi lên mạnh mẽ của giá cổ phiếu nhóm dầu khí. Tuy nhiên, hôm nay lại đánh dấu một phiên giao dịch bùng nổ về khối lượng giao dịch khi người bán muốn chốt lời còn lực cầu từ các nhà đầu tư vẫn dồi dào.
Dòng tiền khớp lệnh gặp nút thắt khi thanh khoản tiến gần mốc 13.000 tỷ đồng
Ngày 28/12 lại ghi nhận một phiên giao dịch bất thường khi chỉ có một lượng cổ phiếu sang tay nhỏ giọt kể từ sau 14h15. Giá trị giao dịch khớp lệnh chỉ tăng từ hơn 12.820 tỷ đồng lên 12.930 tỷ đồng trong 30 phút cuối phiên. Hiện tượng này đã xảy ra ở một số phiên trong tuần trước. Nhất là vào phiên đột biến thanh khoản hôm 24/12, nhiều công ty chứng khoán đã phải gửi thông báo đến các khách hàng về sự cố không nhận được kết quả giao dịch của HoSE.
Tính cả các giao dịch thỏa thuận, thanh khoản sàn HoSE phiên hôm nay đạt gần 14.600 tỷ đồng với 723,5 triệu cổ phiếu được sang tay. Giá trị giao dịch tăng 12,9% so với phiên cuối tuần trước.
Trên sàn HNX, thanh khoản cũng lập kỷ lục với giá trị sang tay vọt lên 2.343 tỷ đồng, gấp 1,58 lần phiên trước cũng phần lớn nhờ các cổ phiếu dầu khí.
Cổ phiếu có giá trị giao dịch cao nhất trong phiên hôm nay là HPG của Tập đoàn Hòa Phát với tổng cộng hơn 21 triệu cổ phiếu được khớp lệnh với giá trị trên 870 tỷ đồng. Tính trung bình 10 phiên, cổ phiếu này cũng đang đứng đầu về giá trị giao dịch.
Khối ngoại đã bán ròng ra thị trường hơn 2 triệu cổ phiếu HPG, thu về gần 85 tỷ đồng. Giá trị bán ròng của khối ngoại tại HPG cũng đóng góp nhiều nhất trong phiên rút ròng 348 tỷ đồng của khối ngoại hôm nay.
Cổ phiếu HPG lập đỉnh giá mới
Tin mới nhận từ quỹ PENM III cho biết khối lượng cổ phiếu HPG bán ra chỉ bán được hơn 10 triệu cổ phiếu HPG trong suốt một tháng qua, tương đương 13% lượng chào bán. Nguyên nhân bởi quỹ đầu tư này vẫn chưa đạt được mức giá thị trường kỳ vọng.
Cổ phiếu HPG đến nay đã xác lập mức đỉnh mới 41.550 đồng/cổ phiếu. Xu hướng tăng của cổ phiếu này được duy trì từ tháng 8/2020, chung xu hướng với các cổ phiếu ngành thép. Tính trong một tháng kể từ khi quỹ PENM III bắt đầu đợt chào bán, giá cổ phiếu này đã tăng hơn 16%.
-
Fideco có gì hấp dẫn VietinBank Capital -
Cổ phiếu điện “bật sáng”, VN-Index tăng gần 7 điểm trong phiên 25/11 -
Ông Donald Trump đắc cử, thị trường chứng khoán Việt Nam kỳ vọng diễn biến tích cực trong dài hạn -
Góc nhìn TTCK tuần cuối tháng 11: Thời điểm phù hợp để bắt đầu giải ngân, tích lũy cổ phiếu -
Quỹ ngoại dồn dập tăng mua REE, “nữ tướng” Nguyễn Thị Mai Thanh rời ghế Chủ tịch -
ACCA và PwC hợp tác vì sự phát triển bền vững ngành tài chính, kế toán Việt Nam -
Xử phạt Chứng khoán SmartInvest gần 1,4 tỷ đồng
- Siêu phẩm “nhà đẻ ra tiền” tung chính sách khủng cuối năm
- Việt Nam - Điểm khởi đầu cho kế hoạch tư vấn nhà máy thông minh toàn cầu của Samsung
- Chuyển tiền Kiều hối Ria về Việt Nam tại Agribank - phí 0 đồng
- BIDV nhận 3 giải thưởng quốc tế về trải nghiệm khách hàng
- Land Rover Việt Nam ra mắt Range Rover Velar mới
- GEIMS Việt Nam 2024 - Điểm hẹn của các doanh nghiệp “Đầu tàu” ngành sản xuất diện tử