
-
Khối ngoại mạnh tay giải ngân tuần đầu tháng 7, VN-Index tiến gần mốc 1.390 điểm
-
Cổ phiếu ngân hàng giúp quỹ ngoại PYN Elite Fund lãi tốt trong tháng 6
-
Khối ngoại hào hứng gom hàng kỷ lục, chứng khoán nhẹ nỗi lo âu về thuế quan
-
Sắc xanh áp đảo, VN-Index vượt qua mốc 1.380 điểm
-
Thị trường chứng khoán Việt Nam và triển vọng nâng hạng trong kỳ đánh giá tháng 9/2025 -
KITA Invest chi gần 800 tỷ đồng tất toán 3 lô trái phiếu trước hạn
Sắc xanh áp đảo, dòng ngân hàng “ngược lối” giảm sâu
Sắc xanh duy trì trong phần lớn thời gian giao dịch của cả ba chỉ số. VN-Index đóng cửa tăng 4,65 điểm (0,35%) lên 1.339,54 điểm. HNX-Index tăng 4,4 điểm (1,23%) lên 360,89 điểm. UPCoM-Index tăng 0,2 điểm (0,21%) lên 96,18 điểm.
Nhóm cổ phiếu ngân hàng - nơi tập trung các tổ chức niêm yết chiếm hơn 30% vốn hóa thị trường và cũng là dòng cổ phiếu giao dịch sôi động nhất nhì thị trường trường tiếp tục thêm một phiên giao dịch thảm hại. Trừ SHB tăng 8,05% và BID (BIDV) tăng 0,26% cùng SSB (SeABank) đi ngang, các cổ phiếu khác trong nhóm đều đóng cửa trong sắc đỏ. Trong đó, CTG, EIB, VIB, HDB… giảm trên 3%, cá biệt NVB giảm 6,21%. Tại nhiều cổ phiếu, đáy mới liên tục được xác lập. Cổ phiếu CTG rơi xuống mức thấp nhất kể từ tháng 2/2021 và đã giảm 32% từ mức đỉnh xác lập hồi tháng 6/2021 (42.000 đồng/cổ phiếu).
Phiên giao dịch đầu tuần 4/10 cũng là ngày gần 129 triệu cổ phiếu LPB trả cổ tức cho cổ đông được phép giao dịch. Các cổ đông sở hữu cổ phần LPB nhận quyền nhận cổ tức hôm 21/7 nếu giữ đến phiên này đã giảm giá trị khoản đầu tư tới hơn 12%. Xu hướng điều chỉnh của nhóm ngân hàng đã diễn ra trong vài tháng gần đây và chỉ xuất hiện vài phiên hồi phục nhẹ.
Nhóm ngân hàng cũng là nguyên nhân chính kéo chỉ số giảm sâu. Top 10 cổ phiếu kéo VN-Index giảm có tới 9 cổ phiếu nhà băng. Dẫn đầu là ông lớn CTG (giảm 3,53% so với phiên liền trước), VCB (-1,36%) và TCB (-1,33%).
VN-Index duy trì sắc xanh toàn phiên bất chấp đà giảm của cổ phiếu ngân hàng. |
Tuy vậy, bất chấp xu hướng giảm của nhóm ngân hàng, sắc xanh lan tỏa ở nhiều nhóm cổ phiếu cùng loạt trụ cột nâng đỡ đã giúp VN-Index giữ được sắc xanh trong toàn bộ phiên.
Các cổ phiếu dẫn dắt VN-Index tăng mạnh phiên hôm nay gồm HPG (tăng 3,93% so với phiên cuối tuần), GVR (+2,77%), VHM (+1,3%), PLX (+3,66%). Cổ phiếu hai ông lớn hàng không là Vietjet Air (VJC) và Vietnam Airlines (HVN) cũng tăng lần lượt 2,33% và 4,02%.
Kỳ vọng về sự hồi phục của nền kinh tế, nhất là khi các nhà máy sản xuất trở lại và xa hơn là hoạt động vận tải hành khách trong bối cảnh bình thường mới đang tác động tích cực đến nhiều nhóm ngành. Các cổ phiếu điện đã đồng loạt nổi sóng với một loạt cổ phiếu tăng kịch biên độ như POW (PV Power) tăng 3,7%; PGV (Genco 3) tăng 14,7%; REE (REE Corp) tăng 5,9%. Dây là ba doanh nghiệp có quy mô vốn hóa lớn nhất ngành điện đang được niêm yết trên sàn. Ngoài ra, cổ phiếu VSH, GEG, NT2, CHP… cũng tăng kịch biên độ.
Xu hướng tăng của giá nhiên liệu vẫn đang tiếp diễn kéo dòng tiền vào các cổ phiếu than hay nhóm dầu khí. Cổ phiếu dòng thép hay cổ phiếu vật liệu xây dựng khác như nhôm (TKU, NSH) phần lớn đều tăng trên 3%.
Trên sàn HNX, cổ phiếu SHB với câu chuyện chuyển sàn đã đóng góp 3,72 điểm tăng trong tổng mức tăng 4,4 điểm (1,23%) của chỉ số. Ngoài ra, cổ phiếu than (MVB) hay nhóm doanh nghiệp sản xuất như PLC, VCS cũng hỗ trợ xu hướng tăng của chỉ số khi nhiều cổ phiếu ngân hàng, chứng khoán điều chỉnh.
Khối ngoại chốt lời cổ phiếu HPG, rút khỏi CTG
Thanh khoản thị trường tăng mạnh so với phiên cuối tuần trước với tổng giá trị giao dịch đạt 28.619 tỷ đồng. Trong đó, tổng giá trị khớp lệnh đạt 26.583 tỷ đồng, tăng 18%, giá trị khớp lệnh riêng sàn HoSE tăng 17,3% lên 21.336 tỷ đồng.
Khối ngoại tiếp tục duy trì bán ròng hơn 340 tỷ đồng ở sàn HoSE. CTG và HPG là hai cổ phiếu bị nhóm này bán ra mạnh nhất. Trong khi cổ phiếu HPG trở lại mức giá đỉnh lịch sử mang lại khoản lời lớn cho đa số nhà đầu tư, động thái bán ra cổ phiếu tại CTG lại nhằm… thoát khỏi khoản thua lỗ khi cổ phiếu này rơi xuống mức thấp nhất kể từ tháng 2/2021.
Ở chiều ngược lại, nhiều cổ phiếu vẫn đang trong tầm ngắm giải ngân của nhà đầu tư nước ngoài. Khối ngoại đã chi hơn 80 tỷ đồng để mua thêm cổ phiếu GAS, duy trì phiên mua ròng thứ 3 liên tiếp. Ngoài ra, VHM, DHC, DCM và PLX nằm trong top 5 được nhóm mua ròng.

-
Thị trường chứng khoán Việt Nam và triển vọng nâng hạng trong kỳ đánh giá tháng 9/2025 -
KITA Invest chi gần 800 tỷ đồng tất toán 3 lô trái phiếu trước hạn -
Chủ tịch Tập đoàn Xuân Thiện hiện diện ở một công ty chứng khoán -
Thị trường tài chính số sẽ có nhiều đột phá sau động thái hợp tác của loạt ông lớn -
Siết tỷ lệ đòn bẩy khi phát hành trái phiếu doanh nghiệp: Giảm nguy cơ vỡ nợ, tăng động lực cơ cấu vốn -
Nam Tân Uyên chuyển sàn khi thị trường khó khăn -
Chứng khoán DNSE thay tướng
-
Vietcombank dẫn đầu ngành ngân hàng về đổi mới sáng tạo và ESG
-
Vietcombank giới thiệu Apple Pay đến chủ thẻ quốc tế Vietcombank JCB
-
Ngân hàng ngoại khuấy động thị trường bất động sản bằng chiến lược "cam kết dài hạn"
-
Acecook Việt Nam công bố chiến lược phát triển mới
-
Tập đoàn AEON chính thức ra mắt Chương trình Điểm thành viên “WAON POINT”
-
OBC Holdings ra mắt thị trường với dự án A&K Tower