-
Eximbank ra mắt gói ưu đãi tín dụng đặc biệt dành cho doanh nghiệp xuất nhập khẩu -
Sacombank triển khai dịch vụ giải ngân trực tuyến cho doanh nghiệp -
VietinBank tiên phong triển khai đồng bộ các giải pháp, nâng cao trải nghiệm khách hàng -
Sáu ngân hàng sẽ hỗ trợ khách vay mua nhà tại Caraworld -
ADB tăng hạn mức tài trợ thương mại cho Eximbank lên 115 triệu USD -
VPBank kiến tạo thịnh vượng từ khơi dậy tiềm năng sáng tạo cho thế hệ trẻ
Ngân hàng Nhà nước phải đi "đánh du kích"
TS. Trần Du Lịch, Ủy viên Ủy ban kinh tế Quốc hội, thành viên Hội đồng tư vấn chính sách tài chính tiền tệ quốc gia cho biết, tái cấu trúc hệ thống tổ chức tín dụng diễn ra trong bối cảnh nền kinh tế Việt Nam bất ổn vĩ mô, nguy cơ lạm phát phi mã. Thời điểm ấy, chúng ta đang thực hiện theo Nghị quyết 11 của Chính phủ là siết chặt công chi, tín dụng; giảm tổng cầu để chống lạm phát. Đó là một bối cảnh thực hiện chính sách tài chính tiền tệ ưu tiên chống lạm phát.
Năm 2012, tín dụng giảm; tác dụng của các biện pháp kiềm chế lạm phát làm cho tổng cầu giảm, tình trạng kinh tế bắt đầu giảm tốc độ tăng trưởng. Khi ấy, sức mua thị trường giảm, doanh nghiệp giảm sản xuất, nhiều doanh nghiệp không còn khả năng trả nợ đáo hạn. Giữa năm 2012, tình trạng nợ xấu xuất hiện rất mạnh, rất nhanh.
“Nền kinh tế rơi vào luẩn quẩn. Tái cấu trúc tổ chức tín dụng trong tình thế phải giải quyết một phương trình quá nhiều ẩn số, mà những ẩn số mâu thuẫn nhau: vừa phải chống lạm phát, vừa phải hạ lãi suất, vừa phải tăng tín dụng, vừa phải giảm nợ xấu, vừa phải ổn định tỷ giá VND”, ông Lịch cho biết.
Thời điểm ấy, tại TP.Hồ Chí Minh 33% doanh nghiệp vẫn làm ăn tốt, đóng được thuế, vẫn được vay ngân hàng với mức lãi suất bình thường. 33% các doanh nghiệp đang đợi vay ngân hàng . Còn lại doanh nghiệp mà theo tiêu chuẩn nợ xấu không thể vay được.
Tháng 7/2012 tại TP.HCM, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước và TP.Hồ Chí Minh cùng ngồi lại bàn và triển khai cách thức cho vay với các doanh nghiệp với tên gọi “nối kết doanh nghiệp”.
Cách làm như vậy không giống ai, Ngân hàng Nhà nước, với chức năng của mình không thể ngồi bàn việc cho vay tiền từng doanh nghiệp được. Nhưng tôi cho rằng đây là làm cách của riêng Việt Nam, “không đánh chính quy được thì phải đánh du kích”. Và NHNN phải chịu đi đánh du kích.
TS. Trần Du Lịch, Ủy viên Ủy ban kinh tế Quốc hội |
Có thể giảm lãi suất cho vay về 7%?
Đồng thời, tại TP.Hồ Chí Minh triển khai chính sách ưu đãi tín dụng cho 5 ngành: Xuất khẩu, nông nghiệp, doanh nghiệp nhỏ và vừa, công nghệ cao, công nghiệp hỗ trợ, các ngành ưu tiên trong lĩnh vực mà nền kinh tế phải phục vụ phát triển.
TP.Hồ Chí Minh báo cáo các ngành ưu tiên chiếm 70% tín dụng đã cấp. Ngoài ra, các địa phương như TP.Hồ Chí Minh còn hỗ trợ lãi suất thêm cho các hộ nông dân sản xuất các cây, các con phù hợp với nền nông nghiệp sinh thái và công nghệ cao thành phố.
Theo ông Lịch, kết quả đạt được 7.880 doanh nghiệp đã được vay. Số tiền vay lũy kế đã lên đến vài trăm ngàn tỷ đồng. Quan trọng nhất là những doanh nghiệp cho vay dưới chuẩn này là những doanh nghiệp không bị vướng nợ xấu mới. Tổ chức tín dụng cho vay vừa giải quyết được nợ xấu cũ, vừa thu được nợ mới đúng hạn.
Với 137.000 tỷ đã được giải ngân cho khoảng 139.000 khách hàng được vay ưu tiên, nhưng công nghiệp cao không phát triển được. Trong đó cho vay lãi suất trung hạn 9%.
Không lẽ chúng ta điều hành theo phương thức “đánh du kích” mãi? Liệu bao giờ chúng ta có thể đánh chính quy? Báo cáo Ngân hàng Nhà nước TP.Hồ Chí Minh cho rằng cần phải tiếp tục bởi kinh tế TP.Hồ Chí Minh trong thời gian qua phát triển như thế là do cách thức này triển khai tốt, các đơn vị được vay phát triển tốt.
Kiến nghị Ngân hàng Nhà nước, trong bối cảnh hiện nay, từ đầu năm 2016 có thể giảm lãi suất được không? Với lạm phát dưới 2% mà phải vay trung dài dạn 9- 10% thì liệu có thể giảm khoảng 2% xuống 7% được không?
Lãi suất này tùy thuộc tình hình thực tế vào sự cạnh tranh giữa ngân sách với thị trường, khi lãi suất trái phiếu Chính phủ còn cao thì khó giảm lãi suất cho vay. Năm 2016 sẽ phát hành 60.000 tỷ trái phiếu còn lại trong gói 170.000 tỷ thì liệu có thể giảm lượng phát hành để giảm nợ công?
Hiện nay, mối quan hệ giữa ngân hàng và doanh nghiệp lớn nhất là vấn đề lãi suất, có thể giảm lãi suất xuống được không?
-
Eximbank ra mắt gói ưu đãi tín dụng đặc biệt dành cho doanh nghiệp xuất nhập khẩu -
Sacombank triển khai dịch vụ giải ngân trực tuyến cho doanh nghiệp -
Tín dụng tăng nhanh hơn huy động, ngân hàng tăng lãi suất tiền gửi -
VietinBank tiên phong triển khai đồng bộ các giải pháp, nâng cao trải nghiệm khách hàng
-
Sáu ngân hàng sẽ hỗ trợ khách vay mua nhà tại Caraworld -
ADB tăng hạn mức tài trợ thương mại cho Eximbank lên 115 triệu USD -
VPBank kiến tạo thịnh vượng từ khơi dậy tiềm năng sáng tạo cho thế hệ trẻ -
Hành trình sở hữu xe ô tô với lãi suất vay ưu đãi từ 6,75% tại Eximbank -
Thúc đẩy ngân hàng thực thi ESG: Ngoài cơ chế khuyến khích cần thêm chế tài bắt buộc -
Tín dụng xanh tại Agribank: Khoản vay lâm nghiệp bền vững đứng đầu về lượng khách hàng -
Eximbank khẳng định không nhận được quyết định thanh tra hoạt động cấp tín dụng
-
1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 22/11 -
2 Thời gian vận hành chính thức tuyến metro số 1 TP.HCM -
3 Lập liên doanh phát triển công nghiệp đường sắt: Rõ dần phương hướng -
4 Công chức không ăn vài trăm năm mới mua được nhà, sao không mở rộng đất cho nhà ở xã hội? -
5 Làm rõ suất đầu tư Dự án cao tốc Quy Nhơn - Pleiku vốn 35.940 tỷ đồng
- Ký kết hợp tác chiến lược Vietnam Land và CaraWorld: Khai mở những cơ hội mới
- SeABank ưu đãi lãi suất 0% cho khách hàng vay mua căn hộ tại dự án Newtown Diamond
- Giải Golf ngành Nhôm - Kính - Cửa toàn quốc 2024: Hứa hẹn nhiều bất ngờ và trải nghiệm thú vị
- NAB Vietnam nhận giải thưởng “Doanh nghiệp xuất sắc châu Á” tại APEA 2024
- SeABank thông báo mời thầu
- Huawei Việt Nam chính thức khởi động cuộc thi ICT Competition 2024 - 2025