
-
Lan tỏa nghĩa tình, đồng hành cùng nhân dân sau lũ
-
Nhiều ngân hàng tăng vốn điều lệ
-
Siết vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn: Lấp khoảng trống vốn bằng trái phiếu
-
VIB: Lợi nhuận 6 tháng hơn 5.000 tỷ đồng, tổng tài sản vượt mốc nửa triệu tỷ, tăng trưởng tín dụng 10%
-
Vàng trước áp lực giảm, giá SJC không đổi so với cuối tuần -
Kích cầu tín dụng tại cao điểm tiêu dùng nửa cuối năm
![]() |
Lãi suất đã giảm, nhưng so với lạm phát chưa đầy 1% thì vẫn quá cao |
Lãi suất đã giảm xuống mức ngang, thậm chí thấp hơn so với trước khủng hoảng tài chính 2008, tín dụng đã tăng trưởng trở lại với tốc độ trên 10%, nhưng việc tiếp cận vốn của nhiều doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp nhỏ và vừa vẫn khó.
Theo kết quả khảo sát của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), dù có nhiều chính sách hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận vốn vay, song hiện vẫn có tới 30% doanh nghiệp không thể tiếp cận nguồn vốn, và 30% doanh nghiệp cho biết khó tiếp cận. Thậm chí, nhiều chính sách ưu đãi hỗ trợ của Chính phủ đã ban hành chỉ đến được với khoảng 5 - 10% số doanh nghiệp nhỏ và vừa.
Một trong những nguyên nhân được chỉ ra đó là lãi suất cho vay còn tương đối cao đối với các doanh nghiệp này, các doanh nghiệp nhỏ và vừa là đối tượng khó có thể chịu đựng mức lãi suất cao như các doanh nghiệp quy mô lớn. Ngược lại, các ngân hàng đang trong giai đoạn xử lý nợ xấu, nên cũng không ưu tiên tín dụng cho khối doanh nghiệp được đánh giá là có độ rủi ro tín dụng khá cao này.
Ngoài ra, một số nguyên nhân gây nên việc khó tiếp cận vay vốn đó là những yêu cầu giải ngân của ngân hàng với nhóm doanh nghiệp nhỏ và vừa phải minh bạch, có tài sản đảm bảo,… Đây là những nguyên nhân có tính cố hữu, khó khắc phục trong thời gian ngắn.
Theo Chủ tịch VCCI Vũ Tiến Lộc, việc tiếp cận vốn tín dụng khó khăn đã khiến nhiều đơn vị bỏ lỡ không ít cơ hội kinh doanh tiềm năng. Vì vậy, giải pháp có thể xử lý sớm đó là NHNN cần nghiên cứu giảm thêm lãi suất.
Theo các chuyên gia kinh tế, giải pháp này là có cơ sở bởi dù lãi suất đã giảm, nhưng nếu so với lạm phát chưa đầy 1% thì vẫn quá cao. So với các nước khác có cùng tình trạng lạm phát thấp, thì lãi suất cho vay tại Việt Nam quá cao. Lãi suất vay theo ghi nhận tại các doanh nghiệp hiện đang ở mức trong khoảng 10%/năm, không nhiều khoản vay có mức lãi suất thấp hơn.
Không chỉ nhóm doanh nghiệp nhỏ và vừa, thực tế ngay cả nhóm doanh nghiệp quy mô lớn cũng không dễ dàng tiếp cận khoản vay, đặc biệt là các doanh nghiệp đã “có vết” về nợ xấu với ngân hàng trong giai đoạn khó khăn kinh tế vừa qua.
Lãnh đạo Hiệp hội doanh nghiệp TP. HCM cho biết, mức lãi suất 6-7%/năm mà hiện một số doanh nghiệp vay được vốn là rất ít. Chẳng hạn, ngay với Chương trình kết nối ngân hàng – doanh nghiệp đang được NHNN chi nhánh TP. HCM, Sở Công thương thành phố triển khai cũng phải thực hiện sàng lọc doanh nghiệp rất kỹ. Không phải doanh nghiệp nào tham gia chương trình này cũng tiếp cận được nguồn vốn lãi suất 7%/năm.
Chương trình kết nối doanh nghiệp ngân hàng trên có hạn mức giải ngân dự kiến đạt hơn 20.000 tỷ đồng trong năm nay.
Về phía ngân hàng, tổng giám đốc một ngân hàng cổ phần thừa nhận, hiện tại các ngân hàng khó có thể tự hạ được lãi suất cho vay xuống bởi lãi suất này cấu thành từ rất nhiều yếu tố như lãi suất huy động, chi phí vay, chi phí dự phòng,…
“Đó là chưa nói tới việc phải bù đắp cho các khoản nợ xấu trước đây”, vị tổng giám đốc này cho biết. “Việc hạ lãi suất cho vay là bài toán của cả nền kinh tế, phụ thuộc vào cung cầu vốn, chứ không phải riêng từng ngân hàng nào”.
Về lãi suất cho vay các doanh nghiệp nhỏ và vừa mà Ngân hàng đang áp dụng, vị tổng giám đốc trên thừa nhận là vẫn ở mức “tương đối cao” khoảng 8-10%/năm.
Theo TS Trần Du Lịch, thành viên Hội đồng tư vấn chính sách tài chính, tiền tệ quốc gia, thì dự báo lạm phát năm 2015 ở mức 2-3%, trong khi các doanh nghiệp hiện vẫn phải trả lãi vay vốn vay trung - dài hạn 9-10%/năm là quá bất hợp lý. Vì thế, theo TS Lịch, cần phải giảm xuống khoảng 8-9%/năm các doanh nghiệp mới có thể chấp nhận được.
Tín dụng toàn ngành ngân hàng cải thiện rõ nét 8 tháng đầu năm nay, dư nợ tín dụng tăng trên 10%. Các nhà băng lần lượt được NHNN tăng “room” tín dụng lên mức 30-35%, nhưng theo các ngân hàng tín dụng tăng chủ yếu ở khối cá nhân.

-
Techcombank được vinh danh "Ngân hàng bán lẻ nội địa tốt nhất Việt Nam 2025" 4 năm liên tiếp -
Vàng trước áp lực giảm, giá SJC không đổi so với cuối tuần -
Kích cầu tín dụng tại cao điểm tiêu dùng nửa cuối năm -
Trái chiều biến động nhân sự, thu nhập tại ngân hàng -
Sở hữu ngay xe điện với lãi suất cho vay hấp dẫn từ Sacombank -
Vàng quốc tế trên đà giảm, giá vàng miếng SJC còn 121,1 triệu đồng/lượng -
Yêu cầu các ngân hàng cơ cấu nợ, xem xét miễn giảm lãi cho khách hàng bị ảnh hưởng bởi bão WIPHA
-
Giải pháp logistics cho chuỗi cung ứng bền vững - ổn định trong bối cảnh kinh tế toàn cầu nhiều biến động
-
Định hướng chiến lược phát triển ngành logistics trong thời gian tới
-
Giải pháp logistics cho chuỗi cung ứng bền vững
-
Diễn đàn Logistics 2025: Tìm lời giải cho chuỗi cung ứng bền vững và thích ứng
-
Diễn đàn công nghệ năng lượng trong kỷ nguyên mới
-
Boutique Gate: Tâm điểm mới của dòng tiền thực và giá trị gia tăng bền vững