
-
Quốc lộ 50, TP.HCM hoàn thành cuối 2025 nếu mặt bằng bàn giao trong tháng 4
-
TP.HCM khởi công dự án rạch Xuyên Tâm trong tháng 4/2025 sau 20 năm ì ạch
-
Đề xuất cơ quan chủ quản tuyến cao tốc Tân Quang - Thanh Thủy vốn 14.852 tỷ đồng
-
Hà Nội thu hút đầu tư nước ngoài đạt 1,4 tỷ USD, tăng 49,5% trong quý I
-
Chủ tịch Hà Nội yêu cầu giải quyết dứt điểm vướng mắc phát sinh của từng dự án -
Rà soát 2 luật để đẩy nhanh tiến độ giải ngân đầu tư công
![]() |
Việc Chính phủ chính thức thông qua Đề án Thúc đẩy mô hình kinh tế chia sẻ sẽ góp phần quan trọng “cởi trói” và mở đường cho sự phát triển của mô hình kinh tế chia sẻ ở Việt Nam. |
Dù thời gian qua, kinh tế chia sẻ đã xuất hiện tại Việt Nam, điển hình là sự xuất hiện của Uber, Grab, Airbnb, dịch vụ cho vay ngang hàng..., song sự lúng túng trong quản lý là điều nhìn thấy rõ. Nói cách khác, tư duy quản lý vẫn chưa theo kịp sự phát triển của các mô hình kinh doanh mới. Chưa theo kịp nên mới có chuyện taxi truyền thống kiện Grab. Chưa theo kịp nên mới có chuyện cơ quan quản lý đòi “đeo mào” cho “taxi công nghệ”…
Một dấu hiệu đáng mừng là, đúng vào thời điểm Chính phủ ban hành quyết định thông qua Đề án Thúc đẩy mô hình kinh tế chia sẻ, Bộ Giao thông - Vận tải cũng đã bỏ quy định taxi công nghệ phải “đeo mào”. Song dù vậy, con đường để Việt Nam có thể bắt kịp và tiến lên trong cách mạng 4.0 còn khá dài, theo đó phải chấp nhận và có giải pháp thúc đẩy các mô hình kinh doanh mới.
Cũng cần nhắc lại rằng, cùng với Đề án Thúc đẩy mô hình kinh tế chia sẻ, một chiến lược quốc gia về cách mạng công nghiệp 4.0 cũng đang được dự thảo.
Trong đó, một trong những nhiệm vụ trọng tâm được nhắc tới là xây dựng thể thể cho các mô hình kinh doanh mới.
Riêng trong Đề án Thúc đẩy mô hình kinh tế chia sẻ, quan điểm cũng được thể hiện rất rõ ràng, rằng ủng hộ, thích ứng với xu thế phát triển mới của mô hình kinh tế chia sẻ trong điều kiện phát triển rất nhanh của công nghệ số trên thế giới; không cần thiết phải có các chính sách riêng biệt cho hình thức kinh doanh theo mô hình kinh tế chia sẻ do mô hình này không phải là một bộ phận tách rời hoặc một thành phần kinh tế riêng trong nền kinh tế. Và rằng, quản lý nhà nước cần đảm bảo cho các hoạt động kinh tế hợp pháp được phát triển, trong đó có các hoạt động kinh tế chia sẻ; cần thay đổi tư duy, cách thức quản lý nhà nước cho phù hợp với xu thế phát triển của nền kinh tế số và cách mạng công nghiệp 4.0; đồng thời nâng cao nhận thức, năng lực của doanh nghiệp, địa phương, người dân về mô hình kinh tế chia sẻ...
Nhưng việc thông qua Đề án Thúc đẩy mô hình kinh tế chia sẻ mới là sự khởi đầu. Để có “đường” cho kinh tế chia sẻ, cho các mô hình kinh doanh mới, cần có các cơ chế, chính sách được xây dựng một cách cụ thể hóa. Việc này cần hơn hết, nhưng đáng tiếc là trong thời gian qua, phản ứng chính sách có phần hơi trễ.
Một bằng chứng khá rõ ràng, là gần 2 năm đã qua, trong khi người dân và doanh nghiệp đã quá quen thuộc với sự xuất hiện của Uber, Grab, Be, Go -Viet… thì Nghị định 86/2014/NĐ-CP về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải hành khách bằng xe ô tô vẫn chưa được sửa xong. Đó là lý do khiến hiện tại, mô hình kinh doanh xe công nghệ vẫn nằm trong “vùng xám” pháp lý.
Grab có lẽ không phải là câu chuyện cá biệt. Nhìn sang các lĩnh vực kinh doanh khác, như fintech, như cho vay ngang hàng, du lịch số… cũng vậy. Chính sách chưa theo kịp dòng chảy của đời sống kinh tế.
Đề án Thúc đẩy mô hình kinh tế chia sẻ đã nhắc đến cơ chế thử nghiệm chính sách mới (dạng sandbox) cho việc triển khai và ứng dụng các công nghệ mới trong mô hình kinh tế chia sẻ. Đây là điều đáng mừng và cần thiết.
Sandbox chính là cơ chế pháp lý cho phép các doanh nghiệp công nghệ thử nghiệm các ý tưởng kinh doanh liên quan đến công nghệ trong điều kiện quy định pháp lý hiện tại chưa kịp điều chỉnh các loại hình kinh doanh mới chưa có tiền lệ. Được giới thiệu ở Mỹ từ năm 2013, mô hình sandbox nhanh chóng lan rộng sang nhiều nước, như một cách làm chính sách giúp khuyến khích phát triển công nghệ và các mô hình kinh doanh dựa trên công nghệ.
Hơn bao giờ hết, giới khởi nghiệp sáng tạo Việt Nam mong muốn Chính phủ có các “mô hình sandbox” cho doanh nghiệp. Đề án đã mở ra, nhưng cần các cơ chế, chính sách cụ thể. Có như vậy, mới thực sự thúc đẩy mô hình kinh tế chia sẻ, cũng như các mô hình kinh doanh mới phát triển trong thời đại 4.0.

-
Quốc lộ 50, TP.HCM hoàn thành cuối 2025 nếu mặt bằng bàn giao trong tháng 4
-
TP.HCM khởi công dự án rạch Xuyên Tâm trong tháng 4/2025 sau 20 năm ì ạch
-
Đề xuất cơ quan chủ quản tuyến cao tốc Tân Quang - Thanh Thủy vốn 14.852 tỷ đồng
-
Hà Nội thu hút đầu tư nước ngoài đạt 1,4 tỷ USD, tăng 49,5% trong quý I
-
Chủ tịch Hà Nội yêu cầu giải quyết dứt điểm vướng mắc phát sinh của từng dự án -
Rà soát 2 luật để đẩy nhanh tiến độ giải ngân đầu tư công -
Dự án Thủy điện Hòa Bình mở rộng: Nhiều hạng mục quan trọng hoàn thành trong quý II/2025 -
Dự án đường Vành đai 3, đoạn qua TP.HCM dự kiến dư vốn hơn 15.000 tỷ đồng -
Quý I/2025, kinh tế Đà Nẵng khởi sắc, tăng trưởng trên 2 con số -
Quảng Nam đề xuất Chính phủ ban hành cơ chế, chính sách đặc thù phát triển logistics -
Phú Yên và Đắk Lắk thống nhất về đầu tư, nâng cấp, mở rộng tuyến Quốc lộ 29
-
Cảng quốc tế Long An tạo ấn tượng mạnh mẽ tại Vietnam Expo 2025
-
Agribank tiếp sức người trẻ hiện thực hóa giấc mơ an cư
-
Công ty CP Tôn Pomina công bố nhóm cổ đông mới và kế hoạch phát triển
-
T&L Invest ký hợp tác chiến lược tại dự án Takara Hòa Bình Resort
-
Công bố Top 10 Doanh nghiệp ESG Việt Nam Xanh 2025 ngành Công nghệ - Viễn thông - Chuyển đổi số
-
Stown Gateway đón đầu làn sóng tăng trưởng hạ tầng tại cửa ngõ Bắc Sài Gòn